(Siêu ngắn) Soạn bài Yêu và đồng cảm - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Yêu và đồng cảm trang 77, 78, 79, 80, 81 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Yêu và đồng cảm - Kết nối tri thức

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Yêu và đồng cảm

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?

Trả lời:

 - Đồng cảm là khi ta thấu hiểu và có cùng cảm nhận với những gì người khác đã hoặc đang trải qua, đặt bản thân vào vị trí và cảm nhận của người khác.

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn thường có những cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc,...)? Thử lí giải vì sao bạn có cảm xúc ấy.

Trả lời:

- Với một tác phẩm văn học, hội họa, âm nhạc đặc biệt, em sẽ đắm chìm và tự cảm thấy mình đồng cảm cùng cảm xúc của nhân vật hoặc những gì nghệ sĩ thể hiện qua bài hát, bức tranh ảnh.

- Lí do: Ở một khoảnh khắc, em cũng đã có những trải nghiệm và cảm xúc tương tự với nghệ sĩ, vì vậy, khi chiêm ngưỡng tác phẩm của họ, em thấy được tiếng nói nghệ thuật và ý nghĩa nhân văn mà họ muốn truyền tải.

Quảng cáo

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn? 

Trả lời:

Tạo nên sự thu hút, lôi cuốn, tạo cảm giác tò mò cho người đọc về câu chuyện sẽ diễn ra.

2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Trả lời:

Vì tấm lòng đồng cảm phong phú, nhiệt thành của chú bé.

3. Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Trả lời:

- Trước một gốc cây:

+ Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó.

+ Bác làm vườn thấy sức sống của nó.

Quảng cáo

+ Chú thợ mộc thấy chất liệu của nó.

+ Anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó.

=> Ba người đầu đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh hoạ sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích nào khác.

4. Phải chăng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ?

Trả lời:

Đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ vì khi biết đặt mình ở vị trí người khác để cảm nhận, ta mới thấy được xúc cảm và thể hiện lại điều đó bằng sức mạnh nghệ thuật.

5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật được biểu hiện qua những tiểu thuyết mang hơi thở thời đại, những bài bát bất hủ, những bức tranh trường tồn. Sự đồng cảm tạo nên nền nghệ thuật vị nhân sinh.

6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Quảng cáo

Trả lời:

Trẻ em có tâm hồn trong sáng và trái tim đồng cảm sâu sắc. Với trẻ em, đồng cảm là điều hiển nhiên mang tính bản năng, Đó là một tấm lòng chân thành mà người lớn vì những chuẩn mực, định kiến xã hội đã không làm được.

(Siêu ngắn) Soạn bài Yêu và đồng cảm | Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?

Trả lời:

- Những đoạn, câu nói về trẻ em và tuổi thơ: Toàn phần 1; câu đầu phần 3; đoạn văn giữa phần 5; đoạn cuối phần 6.

- Lí do: Với tác giả, trẻ em là người đã dạy cho nghệ sĩ và tất cả chúng ta về cách nhìn đời, cách nhận ra mối tương thông giữa vạn vật và về sự cần thiết phải duy trì sự hồn nhiên, vô tư khi ứng xử với thế giới, với nghệ thuật.

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản giúp bạn nhận ra điều đó?

Trả lời:

“Thực ra nếu chúng ta bước được vào thế giới của Mĩ, mở rộng lòng ra để biết đồng cảm nhiều hơn với vạn vật thì sẽ cảm nhận được rõ rệt những tình cảnh ấy. Hoạ sĩ và nhà thơ chẳng khác gì nhau, hoạ chăng là hoạ sĩ chú trọng đến hình dạng và tư thái mà thôi.”

Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Xác định nội dung trọng tâm của từng phần được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Trả lời:

+ Phần 1: Kể lại một số hành động của chú bé đã khiến tác giả "ngộ" ra ý nghĩa lớn lao, đích thực của sự đồng cảm.

+ Phần 2: Nêu lên và giải thích cái nhìn riêng của người hoạ sĩ đối với mọi sự vật trong thế giới (dựa trên khả năng đồng cảm không giới hạn).

+ Phần 3: Khẳng định vai trò của sự đồng cảm (với con người) trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

+ Phần 4: Mở rộng cách hiểu về lòng đồng cảm: đồng cảm là sự chia sẻ, tương thông, chan hoà không chỉ với con người mà còn với muôn vật khác trong vũ trụ.

+ Phần 5: Chỉ ra sự tương đồng giữa nghệ sĩ và trẻ em trong việc bảo toàn khả năng giao cảm tự nhiên vốn có của con người.

+ Phần 6: Khẳng định sự cần thiết của việc học theo trẻ em để nuôi dưỡng bền lâu lòng đồng cảm, khiến cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ và giàu ý nghĩa.

=> Các phần cho thấy rõ cách triển khai luận đề của tác giả khách quan, mạch lạc, logic.

Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trong của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

Trả lời:

Lí lẽ

- Phần 3: “Tấm lòng của hoạ sĩ thường đồng điệu đồng cảm, cùng buồn cùng vui, cùng khóc cùng cười với đối tượng miêu tả; nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự được. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.”

- Phần 4: “Thực ra nếu chúng ta bước được vào thế giới của Mĩ, mở rộng lòng ra để biết đồng cảm nhiều hơn với vạn vật thì sẽ cảm nhận được rõ rệt những tình cảnh ấy.”

Bằng chứng

- Phần 3: “Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhịp cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ,”

- Phần 4: “Chưa đích thân trải nghiệm sức sống của rồng ngựa thì chẳng vẽ được rồng ngựa, không chứng kiến vẻ đẹp rắn rỏi của tùng bách thì đâu hoạ nổi tùng bách. [...] Hoạ sĩ chúng tôi vẽ một cái bình hoa là phải để tâm vào bình hoa, để mình biến thành bình hoa cảm nhận cái lực của bình hoa mới thể hiện được cái thần của bình hoa.”

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

Trả lời:

- Điểm tương đồng của trẻ em và người nghệ sĩ: Có cái nhìn không vụ lợi với mọi đối tượng (không quan tâm đến “giá trị thực tiễn” của chúng), luôn duy trì trạng thái “hồn nhiên” khi nhìn đời bằng “tấm lòng đồng cảm bao la”, luôn phát hiện ra những điều thú vị của thế giới ngay ở chỗ bao người đã nhìn mà không thấy.

- Cơ sở hình thành: sự đồng cảm của tấm lòng giàu nhân ái; sự am hiểu bản chất cuộc sống, nghệ thuật.

Câu 6 (trang 81 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Sức hấp dẫn, thuyết phục bị giảm sút. Trong văn bản, tác giả nêu và bàn về vấn đề từ những trải nghiệm cá nhân. Đây là cách thuyết phục tác động cùng lúc lí trí và cảm xúc người đọc.

Câu 7 (trang 81 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB. Văn học, Hà Nội, 1960). dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy nêu lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

Trả lời:

Xuân Diệu trước hết muốn bàn về vấn đề sáng tạo thơ: Để thơ thực sự có ý nghĩa, hấp dẫn, lôi cuốn được độc giả, nhà thơ phải luôn nuôi dưỡng tâm hồn thanh xuân và duy trì cái nhìn tích cực về thế giới. Tấm lòng cởi mở khoáng đạt, niềm khát khao giao cảm với đời là điều cốt tử quyết định giá trị của nhà thơ, của chính bản thân thơ. Giữa Xuân Diệu và Phong Tử Khải cùng có chung quan niệm.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 81 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ. 

+ Đoạn văn nghị luận xã hội.

- Nội dung:

+ Nêu suy nghĩ về chủ đề “Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới”.

+ Đoạn văn đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.

Đoạn văn tham khảo:

Sự đồng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, sẻ chia giữa người với người và vạn vật xung quanh. Nó không chỉ giúp cuộc đời mỗi người trở nên hạnh phúc, có giá trị mà còn góp phần gắn kết mối quan hệ giữa người với người, người với đời. Đồng cảm là khi ta biết trân trọng cuộc sống của chính bản thân mình, từ đó tôn trọng cuộc sống của người khác. Đồng cảm còn là khi ta có khả năng cảm nhận vẻ đẹp ẩn sâu bên trong vạn vật, luôn khám phá vạn vật ở cái chân thiện mĩ. Một xã hội có sự đồng cảm là một xã hội văn minh, phát triển. Vì vậy, hãy làm giàu tâm hồn mình bằng cách mở rộng tấm lòng, yêu thương bản thân và những người xung quanh, trân trọng cuộc sống và có ý thức bảo vệ cái đẹp. Quả thật, sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới.

B/ Học tốt bài Yêu và đồng cảm

1/ Nội dung chính Yêu và đồng cảm

 Những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực được tác giả thể hiện trong văn bản. Đồng thời, qua văn bản tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật đích thực.

2/ Bố cục văn bản Yêu và đồng cảm

- Gồm 6 phần

+ Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật

+ Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác

+ Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật.

+ Đoạn 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật.

+ Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

3/ Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm

Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm

- Nội dung: 

+ Tầm quan trọng của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật.

+ Ca ngợi tâm hồn trong sáng hồn nhiên đáng khâm phục và trân trọng của trẻ em.

- Nghệ thuật:

+ Lí lẽ sắc bén, luận điểm thuyết phục.

+ Ngôn từ cô động, xúc tích.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên