(Siêu ngắn) Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân trang 137, 138, 139 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
- Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân (hay nhất)
- Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân (ngắn nhất)
- Tóm tắt Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- Bố cục Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- Nội dung chính Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- Tác giả tác phẩm: Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
(Siêu ngắn) Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân - Kết nối tri thức
A/ Hướng dẫn soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì? Vì sao như vậy?
Trả lời:
Con rối là những hình mẫu người hoặc vật dùng trên sâu khấu, dưới sự điều khiển của con người và là trò cười cho khán giả.
Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn đã có những hiểu biết gì về rối nước? Hãy nêu những điều bạn còn thắc mắc và muốn tìm hiểu sâu thêm về loại hình nghệ thuật này.
Trả lời:
- Rối nước là hình thức nghệ thuật cổ truyền của dân tộc, khi những người nghệ nhân điều khiển những con rối được thiết kế đẹp mắt để trình diễn cho khán giả thưởng thức.
- Em muốn tìm hiểu nguồn gốc lịch sử ra đời của nghệ thuật múa rối nước.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Đoạn chữ in đậm này là sa-pô của văn bản. Hãy nhớ lại các chức năng thông thường của một sa-pô.
Trả lời:
- Hoàn thiện tiêu đề.
- Tóm tắt thông tin, nội dung bài viết.
- Giải thích bài viết, chỉ ra tính thời sự của sự kiện, hiện tượng trong bài.
- Nêu rõ hoàn cảnh bài viết ra đời
- Thông báo bố cục.
- Thu hút người đọc.
2. Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?
Trả lời:
Tương truyền từ thế kỉ XI – XII.
3. Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước
Trả lời:
- Nhà rối (thủy đình) trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cong mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,... tạo nên một sân khấu sinh động.
- Ngày nay, thủy định được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái,… với sân khấu là hồ nhân tạo.
4. Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?
Trả lời:
- Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh
- Điều khiển: người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối
5. Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc?
Trả lời:
Đều đang gặp khó khăn trong việc đến với khán giả vì hiện nay có rất nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời, hấp dẫn hơn, thu hút và bắt mắt hơn.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tóm tắt những thông tin chính của văn bản.
Trả lời:
- Nguồn gốc của rối nước.
- Thời gian, không gian biểu diễn rối nước.
- Đặc điểm của con rối (Cách chế tác và điều khiển).
- Nghệ thuật rối nước trước bài toán bảo tồn, phát triển.
Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tìm trong văn bản những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là “môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần Việt”.
Trả lời:
- Phần 2 – nguồn gốc bản địa của nghệ thuật rối nước (đoạn 1) và sự hài hoà giữa nghệ thuật rối nước với đời sống sinh hoạt của người Việt Nam (đoạn 2, 3).
- Phần 3 – vật liệu dùng để chế tác con rối có thể tìm được rất dễ dàng trong môi trường sống của người Việt, đặc biệt, không gian mặt nước dùng làm sân khấu là không gian hoàn toàn quen thuộc ở nông thôn Việt Nam.
Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nêu đặc điểm của cách triển khai thông tin trong văn bản. Hãy phân tích mức độ thuyết phục của cách triển khai ấy.
Trả lời:
* Cách triển khai thông tin trong văn bản:
- Nêu những đặc điểm "độc", "lạ" của nghệ thuật rối nước để gây tò mò.
- Giải đáp những câu hỏi có thể nảy sinh ở độc giả khi đọc phần sa-pô (Rối nước có nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển như thế nào? Thời gian và không gian biểu diễn của rối nước có gì đặc biệt? Những yếu tố nào cấu thành nghệ thuật rối nước?...)
- Nêu "bài toán khó" giữa bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối nước.
=> Cách triển khai thông tin này có thể quy về mô hình: lần lượt trình bày về từng vấn đề hoặc nhóm vấn để.
* Nhận xét: Cách triển khai phù hợp, giúp người đọc có được sự hình dung tương đối toàn diện về nghệ thuật rối nước. Khi nói về từng vấn đề, tác giả luôn làm rõ mối tương quan giữa truyền thống và hiện đại (điều đã được thể hiện ở nhan đề văn bản).
Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nêu nhận xét về phần sa-pô của văn bản, từ đó rút ra cách viết sa-pô cho một văn bản thông tin nói chung.
Trả lời:
- Nhận xét: Sa-pô tạo ấn tượng như đưa rối nước vào góc nhìn của một người thuộc về nền văn hóa khác để tìm ra những điểm lạ đáng chú ý của nghệ thuật này. Điều đó thu hút và tạo hấp dẫn cho người đọc.
- Cách viết sa-pô: Sa-pô phải thể hiện được tinh thần cơ bản và thông tin quan trọng nhất của văn bản, với cách dẫn dắt khéo léo, gây cho độc giả chú ý ngay từ đầu.
Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nếu được phép bổ sung vào văn bản những thông tin về các câu chuyện được kể trên sân khấu rối nước, bạn có thể nói điều gì?
Trả lời:
Em có thể bổ sung những vở múa rối nước nổi tiếng như Bật cờ, Múa rồng, Em bé chăn trâu, Cày cấy, Cậu ếch, Bắt vịt, Đánh cá, Vinh quy bái tổ, Múa sư tử, Múa phượng, Lê Lợi trả gươm, Nhi đồng vui chơi, Đua thuyền,… và một số nhà hát múa rối hiện nay như Nhà hát múa rối Thăng Long, Nhà hát múa rối Trung ương, Nhà múa rối nước Rồng Vàng,...
Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Từ văn bản được học, hãy nêu cảm xúc, suy nghĩ của bạn về rối nước nói riêng và nghệ thuật cổ truyền của dân tộc nói chung.
Trả lời:
Rối nước hay những loại hình nghệ thuật cổ truyền dân tộc là những nét văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc và khẳng định truyền thống lâu bền của dân tộc ta. Ngay nay, những loại hình nghệ thuật cổ truyền vẫn được lưu giữ, bảo vệ nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thế hệ hiện đại. Vì vậy, em nghĩ rằng cần phải tìm cách để thế hệ trẻ hiểu về bộ môn nghệ thuật này, để từ hiểu đến yêu và có ý thức trân trọng, gìn giữ.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 139 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Múa rối nước – món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.
- Nội dung:
+ Viết về chủ đề Múa rối nước – món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam.
Đoạn văn tham khảo:
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo nước. Múa rối nước Rối nước thường được diễn vào những ngày nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện được nghệ sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Giữa thiên nhiên thơ mộng, khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong đó có đất, nước, cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương tỏa, có cả mái đình với những hàng ngói đỏ. Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo của nghệ thuật, thiên nhiên và con người.
B/ Học tốt bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
1/ Nội dung chính Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Văn bản trình bày những đặc điểm của loại hình văn hóa múa rối nước. Sự ra đời của trò rối nước. Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước và đặc điểm của con rối nước. Việc bảo tồn và phát triển rối nước.
2/ Bố cục văn bản Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- Gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đúc kết của nhiều thế hệ”: Sự ra đời của trò rối nước.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “để thật tròn vai”: Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước và đặc điểm của con rối nước.
+ Còn lại: Việc bảo tồn và phát triển rối nước.
3/ Tóm tắt văn bản Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Văn bản giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước và sự phát triển đến nay của loại hình nghệ thuật này.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- Nội dung:
+ Ca ngợi giá trị truyền thống văn hóa của nghệ thuật múa rối nước
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật lập luận xúc tích.
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, dễ hiểu.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Viết báo cáo nghiên cứu (Về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam)
Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT