(Siêu ngắn) Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

(Siêu ngắn) Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?

Trả lời:

Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” khiến em nghĩ đến những phong cảnh, con người, văn hóa mang nét đẹp từ đời này sang đời khác.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Qua câu ca dao này, thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?

Hình ảnh Thăng Long trong tâm trí em thật hoài cổ nhưng không kém sự náo nhiệt, mang đậm nét văn hoa Bắc bộ.

* Suy ngẫm và phản hồi

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Quảng cáo

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?

Trả lời:

- Hình ảnh kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường.

- Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?

Trả lời:

- Bài ca dao 2 nêu lên vẻ đẹp truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian vừa giới thiệu địa danh lịch sử vừa nói lên những chiến công oanh liệt của dân tộc

- Tác giả dân gian thể hiện niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương đất nước.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3? Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

Trả lời:

- Bài ca dao ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh của vùng đất Bình Định, của lòng chung thuỷ, sắt son ở người phụ nữ; của những món ăn dân dã nơi này.

- Tác giả đã sử dụng phép điệp ngữ “có”.

=> Tác dụng: Nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và lòng tự hào của tác giả dân gian về quê hương.

Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3.

Trả lời:

- Sử dụng thể thơ lục bát.

- Phân tích đặc điểm:

+ Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng).

Quảng cáo

+ Vần trong các dòng thơ: T thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát (phu-cù, xanh-anh-canh).

+ Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4.

+ Luật bằng trắc: Tiếng 2, 4, 6, 8 đảm bảo thanh B - T - B - B. Riêng tiếng thứ hai của dòng 1 là thanh Trắc (sai luật).

Câu 5 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười? Từ đó, cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất này.

Trả lời:

- Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên ban tặng.

- Thể hiện niềm tự hào về vùng đất Đồng Tháp Mười giàu có, trù phú.

Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên? Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?

Trả lời:

- Qua bốn bài ca dao, vẻ đẹp của thiên nhiên con người, văn hóa được thể hiện xuyên suốt. Tác giả thể hiện niềm tự hào về quê hương, đất nước.

- Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật có trong mỗi bài thơ.

Câu 7 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Điền vào bảng sau ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy:

Bài ca dao

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Giải thích

1

   

2

   

3

   

4

   

Trả lời:

Bài ca dao

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Giải thích

1

“Phồn hoa thứ nhất Long Thành”

“Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”

Sự đông đúc, nhộn nhịp của đường phố.

2

“Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan”

Niềm tự hào về lịch sử đấu tranh của cha ông ta.

3

“Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh”

Niềm tự hào về những cảnh đẹp quê hương gắn liền với lịch sử.

4

“Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”

Sự trù phú, giàu có của thiên nhiên Đồng Tháp Mười.

Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất bài ca dao số bốn. Vì bài ca dao đã thể hiện lời mời dân dã ai ơi cũng như giới thiệu về một vùng đất trù phú, nông sản dồi dào và là nơi đất lành cho mọi người sinh sống.

B/ Học tốt bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

1/ Nội dung chính Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

“Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương” là các bài ca dao nhắc đến những địa danh, danh lam thắng cảnh, đặc sản, sản vật, lịch sử,... của dân tộc từ Bắc vào Nam. Qua đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người của tác giả dân gian.

2/ Bố cục văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

- Gồm 4 phần:

+ Phần 1: (từ đầu đến bài thơ lưu truyền): Vẻ đẹp thành Thăng Long qua 36 phố phường Hà Nội.

+ Phần 2: (tiếp đến bước ra): Vẻ đẹp truyền thống giữ nước của dân tộc gắn với địa danh lịch sử và những chiến công.

+ Phần 3: (tiếp đến nước dừa): Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định

+ Phần 4: Còn lại: Vẻ đẹp của vùng Tháp Mười

3/ Tóm tắt văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp của lòng chung thủy, son sắt của người phụ nữ, vẻ đẹp của món ăn dân dã – canh bí đỏ nấu với nước dừa.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

- Nội dung: Các câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương diễn tả vẻ đẹp mộc mạc, thân thuộc của làng quê Việt Nam, đồng thời thể hiện tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp non sông quê nhà của dân tộc.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.

+ Liệt kê các địa danh,…

+ Ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt, giàu hình ảnh.

+ Sử dụng lối hỏi đáp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên