(Siêu ngắn) Soạn bài Ôn tập trang 36 - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Ôn tập trang 36 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

(Siêu ngắn) Soạn bài Ôn tập trang 36 - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Dựa vào bảng sau, hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản:

Tóm tắt nội dung chính của ba văn bản truyền thuyết

Văn bản

 

Nội dung chính

Thánh Gióng

 

Sự tích Hồ Gươm

 

Bánh chưng, bánh giầy

 

Trả lời:

Tóm tắt nội dung chính của ba văn bản truyền thuyết

Văn bản

 

Nội dung chính

Thánh Gióng

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói cười, đi đứng. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Sự tích Hồ Gươm

Thời nước Nam ta bị giặc Minh xâm lược, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống xâm lược nhưng không thành. Đức Long quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Phần lưỡi gươm do người đánh cá Lê Thận nhặt được rồi chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Còn Lê Lợi nhặt được chuôi gươm nạm ngọc. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân lên cao. Gươm thần tung hoành khắp trận địa. Gươm thần giúp họ mở đường đánh tràn ra mãi cho đến khi không còn bóng quân thù. Khi Lê Lợi đã lên làm vua, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Bánh chưng, bánh giầy

Vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có 20 con bèn gọi phán bảo nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho. Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng. Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh. Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi. Nước ta từ đó có tục làm bánh chưng bánh giầy.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Liệt kê vào bảng dưới đây một số sự kiện, chi tiết mà em cho là đặc sắc, đáng nhớ nhất trong ba văn bản đã nêu. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn.

Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng,

bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

 

 

 

Lí do lựa chọn

 

 

 

Trả lời:

Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng,

bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

- Gióng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

- Cả dân làng góp gạo nuôi Gióng

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ.

- Gióng bay về trời.

- Khi tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa như in.

- Rùa Vàng đòi gươm.

Lang Liêu được thần báo mộng, lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương.

Lí do lựa chọn

Những chi tiết thể hiện ý nghĩa, nội dung, chủ đề của truyện: Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

- Chi tiết tra chuôi gươm vào lưỡi gươm cho thấy đó là sự thống nhất sức mạnh, ý chí của cả dân tộc, cuộc chiến đấu này là thuận theo ý trời.

- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm mang ý nghĩa: giải thích tên gọi Hồ Gươm, đánh dấu và khẳng định chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn và tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

Chi tiết có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao trí thông minh sáng tạo của con người.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này?

Trả lời:

- Là loại truyện dân gian kể về các chi tiết có liên quan đến lịch sử.

- Nhân vật thường có các đặc điểm khác lạ.

- Cốt truyện là chuỗi các sự việc, có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật.

- Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

- Bước 1: Đọc kĩ văn bản, xác định từng phần, tìm từ khoá và ý chính của từng phần, từ đó xác định nội dung chính và hình dung cách vẽ sơ đồ.

Quảng cáo

- Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phận cần có.

- Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ, xem các ý chính của văn bản đã đủ và rõ chưa, cách thể hiện về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng đã phù hợp chưa.

Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?

Trả lời:

Lịch sử dân tộc Việt Nam ta là một lịch sử hào hùng với một truyền thống đấu tranh quyết liệt và tinh thần yêu nước sâu sắc. Từ đó làm nên sức mạnh của lòng đoàn kết dân tộc, một lòng vì nền thống nhất, độc lập của non sông bờ cõi.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên