(Siêu ngắn) Soạn bài Thánh Gióng (trang 19, 22) - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Thánh Gióng trang 19, 20, 21, 22 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

(Siêu ngắn) Soạn bài Thánh Gióng (trang 19, 22) - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Thánh Gióng

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bổng nhiên trở thành tráng sĩ?

Trả lời:

Chi tiết thể hiện yếu tố thần kì cũng như sức mạnh phi thường của nhân vật, báo hiệu sự xuất hiện của một nhân tài.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

Trả lời:

Dự báo sự việc sắp xảy ra sẽ mang tính chất quan trọng mà chỉ có vị thánh thần mới thực hiện được.

Quảng cáo

2. Từ “chú bé” được thay bằng từ “tráng sĩ” khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lời kể có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Thể hiện đây là người cường tráng, sức khỏe khác thường có thể làm nên nghiệp lớn nhằm thể hiện ước muốn về người tài giỏi có thể giúp nước.

3. Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Thể hiện sự biết ơn, trân trọng công ơn của Gióng cũng như giải thích được sự kiện hội Gióng và địa điểm lịch sử.

(Siêu ngắn) Soạn bài Thánh Gióng (trang 19, 22) | Chân trời sáng tạo

* Suy ngẫm và phản hồi

Gợi ý trả lời câu hỏi suy ngẫm và phản hồi: 

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng.

Quảng cáo

Trả lời:

- Người mẹ mang thai từ việc ướm vào vết chân to, mang thai mười hai tháng.

- Đứa trẻ lên ba đòi đi đánh giặc.

- Gióng ăn mấy cũng không no, vươn vai thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

- Ngựa phun lửa.

- Gióng cùng ngựa bay về trời.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả “vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ”?

Trả lời:

- Câu Gióng nói với mẹ khi có sứ giả đến: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” và Gióng nói với sứ giả: “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

- Sứ giả kinh ngạc vì đứa trẻ còn nhỏ nhưng nói rất rõ ràng, rành mạch với ý muốn đòi đi đánh giặc. Sứ giả mừng rỡ vì có người tham gia giết giặc cứu nước, đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc.

Quảng cáo

Trả lời:

- Từ ngữ gọi Gióng trước khi vươn vai thành tráng sĩ: Cậu bé, đứa bé, chú bé, chú.

- Từ ngữ gọi Gióng sau khi vươn vai thành tráng sĩ: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

- Từ ngữ được lặp lại nhiều lần: tráng sĩ.

- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ oai phong, lẫm liệt của nhân vật để thấy được sức mạnh của Gióng.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Nhiệm vụ của Gióng: đánh đuổi giặc Ân sang xâm lược nước ta.

Việc làm này đã giúp nước nhà khẳng định nước ta luôn có người tài giỏi sẵn sàng xả thân vì sự an nguy của đất nước.

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý. Phần văn bản phía sau tuy không có màu sắc kì ảo nhưng sự xuất hiện của nội dung cuối sẽ thấy được vai trò của nhân vật đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của người dân và được người dân kính trọng, mang màu sắc trang nghiêm.

Câu 7 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Trả lời:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời nào cũng có những anh hùng hào kiệt phất cờ khởi nghĩa để đẩy lùi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Chúng ta cần phải nhớ ơn công lao của những người đi trước đã có công dựng xây và giữ gìn giang sơn gấm vóc này.

B/ Học tốt bài Thánh Gióng

1/ Nội dung chính Thánh Gióng

Câu chuyện “Thánh Gióng” kể về người anh hùng làng Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

2/ Bố cục văn bản Thánh Gióng

Gồm 4 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Gióng

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...cứu nước): Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng

- Phần 3 (Tiếp theo đến ...lên trời): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân

- Phần 4 (Còn lại): Gióng bay về trời

3/ Tóm tắt văn bản Thánh Gióng

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ, nhà nghèo mà không có con. Một hôm, bà thấy một vết chân to giữa đồng bèn đặt chân mình lên ướm thử. Mười hai tháng sau bà hạ sinh được một cậu trai khôi ngô tuấn tú. Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng bật dậy và cất tiếng nói đầu tiên. Sứ giả vừa mừng rỡ, vừa kinh ngạc, chạy vội về bẩm báo với nhà vua. Nhà vua sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu. Từ ngày ấy, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no. Bỗng Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ đi đánh giặc. Để tưởng nhớ người tráng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Thánh Gióng

- Nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng yếu tố kì ảo tạo sự lôi cuốn cho người đọc.

+ Tình tiết truyện hấp dẫn, có nhiều cao trào.

+ Sử dụng ngôi kể thứ ba tạo sự khách quan cho câu chuyện.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên