(Siêu ngắn) Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 96 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
Bài viết soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 96 Tập 1 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.
(Siêu ngắn) Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 96 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu.
a. Vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt.
b. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Trả lời:
a. Vuốt / cứ cứng dần và nhọn hoắt.
CN VN
b. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo / cứ cứng dần và nhọn hoắt.
CN VN
Khi sử dụng cụm danh từ “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo” làm thành phần chủ ngữ của câu thì thông tin về chủ ngữ của câu trở nên rõ ràng, cụ thể hơn khi chỉ dùng danh từ “vuốt” làm chủ ngữ.
=> Tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu: bổ sung thông tin chi tiết, cụ thể cho chủ thể được nói đến trong câu.
Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): So sánh những cách diễn đạt dưới đây và cho biết tác dụng của việc dùng các cụm tính từ làm thành phần vị ngữ trong câu:
a. Biết chị Cốc đi rồi, tôi bò lên.
Biết chị Cốc đi rồi, tôi mon men bò lên.
b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc.
Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.
c. Trời nóng.
Trời nóng hầm hập
Trả lời:
a. So với thành phần vị ngữ trong câu 1 (“bò lên”), thành phần vị ngữ trong câu 2 “mới mon men bỏ lên” (cụm động từ) đã bổ sung thêm những thành phần miêu tả cách thức thực hiện hành động, làm cho thông tin miêu tả trở nên chi tiết hơn.
b. So với thành phần vị ngữ trong câu 1 (“khóc”), thành phần vị ngữ trong câu 2 “khóc thảm thiết” (cụm động từ) đã bổ sung thêm thông tin về cách thức thực hiện hành động của nhân vật vì thể làm cho hành động của nhân vật trở nên rõ ràng hơn.
c. So với thành phần vị ngữ trong câu 1 (“nóng”), thành phần vị ngữ trong câu 2 “nóng hầm hập” (cụm tính từ) đã bổ sung thêm thông tin về mức độ của cái “nóng” vì thế làm cho thông tin miêu tả của câu trở nên chi tiết và thể hiện được cả cảm giác mệt mỏi, khó chịu của người miêu tả trước sự khắc nghiệt của thời tiết.
=> Tác dụng của việc dùng cụm động từ, cụm tính từ làm thành phần vị ngữ của câu, cụ thể là bổ sung thông tin chi tiết, cụ thể cho việc miêu tả hành động, tính chất của chủ thể được nói đến trong câu.
Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) và “Giọt sương đêm” (Trần Đức Tiến), các tác giả thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi các cụm động từ, cụm tính từ. Ví dụ:
- Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp (Tô Hoài). Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.
- Ông khách lượn một vòng trên không rồi khép cánh, thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.
Hãy tìm trong mỗi văn bản ít nhất một cách diễn đạt tương tự và cho biết tác dụng của các diễn đạt đó.
Trả lời:
- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):
+ Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. => Vị ngữ là chuỗi gồm hai cụm động từ.
+ Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. => Vị ngữ là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.
- Văn bản Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến):
+ Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. => Vị ngữ là chuỗi gồm hai cụm động từ.
+ Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ. => Vị ngữ là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.
=> Tác dụng: Làm cho người đọc có thêm thông tin chi tiết, cụ thể về các đối tượng được miêu tả nên việc hình dung về các đối tượng ấy trở nên dễ dàng hơn. Điều đó khiến cho truyện trở nên sinh động, hấp dẫn, cụ thể hơn.
Câu 4 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây:
a. Khách giật mình
b. Lá cây xào xạc.
c. Trời rét
Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả hai thành phần chính trong các câu trên, Sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt nghĩa giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng.
Trả lời:
Câu gốc |
Câu mở rộng thành phần |
So sánh |
a. Khách / giật mình CN VN |
Vị khách cuối cùng ấy giật mình. |
Câu mở rộng làm rõ nghĩa cụ thể về “khách” – vị khách cuối cùng. |
b. Lá cây / xào xạc. CN VN |
Lá cây xào xạc hai bên góc đường. |
Câu mở rộng giúp nghĩa câu văn cụ thể về vị trí lá cây xào xạc – hai bên góc đường. |
c. Trời / rét. CN VN |
Trời cuối đông rét buốt. |
Câu mở rộng giúp nghĩa câu văn cụ thể về thời điểm và mức độ trời rét – cuối đông – buốt. |
Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Đọc đoạn văn sau:
“Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.”
a. Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.
b. Tìm và chỉ ra tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.
Trả lời:
a. Từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh.
=> Tác dụng: Giúp việc miêu tả nhân vât “tôi” trở nên sinh động, cụ thể, đồng thời thể hiện được niềm kiêu hãnh của nhân vật khi miêu tả chính mình.
b. Phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn là: “Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”.
=> Tác dụng: Làm cho việc miêu tả trở nên sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn, giúp người đọc hình dung rõ hơn về “sự lợi hại của những chiếc vuốt” ở nhân vật Dế Mèn, qua đó góp phần thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh của nhân vật về chính mình.
Câu 6 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Đọc đoạn văn sau:
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.
a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển.
b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có được ở câu a? Cho biết cơ sở xác định.
Trả lời:
a. Các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển:
1. Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì, lộ rõ vẻ thách thức.
2. Chỉ sự khác thường ở một mức độ cao (rét tợn)
b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi là gì.
Cơ sở để xác định là dựa vào nội dung những câu văn sau đó: Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.
* Viết ngắn
Bài tập (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 - 200 chữ.
+ Bài viết ở ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi”).
+ Sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
- Nội dung:
+ Đóng vai Dế Mèn viết về bài học đầu tiên.
+ Đảm bảo đoạn văn mạch lạc, đúng nội dung, thể hiện được suy nghĩ cá nhân về bài học.
Đoạn văn tham khảo
Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Chính tôi đã hại Dế Choắt phải ra đi trong sự đau đớn. Lúc này, tôi đang cảm thấy vô cùng ân hận, đau đớn. Tôi ước rằng mình sẽ đồng ý đào giúp Dế Choắt một cái ngách thông sang nhà khi cậu ta nhờ vả. Hoặc tôi không dại dột mà trêu vào chị Cốc để rồi khiến cho người bạn ốm yếu phải chịu tội thay mình. Tôi nhận ra chính cái tính hung hăng, tự kiêu đã làm hại Dế Choắt. Trước nấm mồ của bạn, tôi nhận ra bài học đáng quý. Tôi cần sống hoà đồng, biết sẻ chia và giúp đỡ những người bạn xung quanh mình. Không chỉ vậy, tôi cũng phải biết suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động. Bài học đường đời đầu tiên thật đáng trân trọng.
Câu mở rộng thành phần:
- Lúc này, tôi đang cảm thấy vô cùng ân hận, đau đớn. (Vị ngữ - mở rộng bằng cụm động từ)
- Bài học đường đời đầu tiên thật đáng trân trọng. (Chủ ngữ - mở rộng bằng cụm danh từ)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 27 Tập 1 (ngắn nhất)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 48 Tập 1 (ngắn nhất)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 67 Tập 1 (ngắn nhất)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 121 Tập 1 (ngắn nhất)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:
- Tri thức ngữ văn trang 81, 82
- Bài học đường đời đầu tiên
- Giọt sương đêm
- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Cô Gió mất tên
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân trang 102
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân trang 107
- Ôn tập trang 109
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST