(Siêu ngắn) Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát trang 74 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Yêu cầu

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát | Chân trời sáng tạo

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

- Câu chủ đề của đoạn văn.

- Những từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát.

- Những từ ngữ trong ngoặc kép là những bằng chứng được trích từ bài ca dao để làm rõ cảm xúc của người viết.

Gợi ý trả lời câu hỏi

Quảng cáo

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Đoạn văn có trình bày những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không?

Trả lời:

Đoạn văn đã trình bày những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không?

Trả lời:

Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” để chia sẻ cảm xúc.

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Nội dung câu mở đoạn là gì?

Trả lời:

Giới thiệu bài ca dao và trình bày cảm xúc chung của nhân vật “tôi”.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?

Trả lời:

Gồm những câu văn phân tích từ ngữ trong bài và thể hiện cảm xúc của người viết.

Quảng cáo

Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Nội dung của câu kết đoạn là gì?

Trả lời:

Nêu lên bài học, thông điệp người viết nhận được từ bài ca dao.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn vẫn là bao nhiêu?

Thu thập tư liệu

Trong bước này, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.

Quảng cáo

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vẫn, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.

- Xác định chủ đề của bài thơ.

- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

Lập dàn ý:

- Mở đoạn: Giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.

- Thân đoạn: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát.

- Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn vẫn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Đoạn văn tham khảo

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định - “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” - cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát | Chân trời sáng tạo

Dựa vào các gợi ý dưới đây để chỉnh sửa đoạn văn:

- Tìm câu chủ đề của đoạn văn và thêm vào những từ ngữ miêu tả khái quát cảm xúc của em khi đọc bài thơ lục bát.

- Thêm những từ ngữ và câu văn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.

- Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh được trích dẫn từ bài thơ.

- Viết lại câu kết đoạn theo hướng khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

- Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi dùng từ.

Rút kinh nghiệm

Trả lời hai câu hỏi (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

1. Em rút ra kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát?

2. Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hoàn chỉnh hơn?

Trả lời:

1. Kinh nghiệm:

- Đoạn văn ghi lại cảm xúc cá nhân cần dùng ngôi thứ nhất để viết.

- Đoạn văn cần có câu chủ đề ở đầu đoạn (hoặc cuối đoạn) để khái quát nội dung toàn đoạn.

- Cần sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn thể hiện cảm xúc cá nhân.

- Trích dẫn thơ trong bài viết.

- Kiểm tra chính tả sau khi viết.

2. Nếu viết lại, em sẽ bổ sung thêm tính từ, câu văn thể hiện cảm xúc riêng của mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên