Soạn bài Quần thể di tích Cố đô Huế - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Quần thể di tích Cố đô Huế trang 55, 56, 57, 58, 59 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Quần thể di tích Cố đô Huế - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và vận dụng những hiểu biết về văn bản thông tin nói chung để đọc hiểu văn bản này.

- Đọc trước văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế, tìm hiểu thêm thông tin về kinh thành Huế nói riêng và xứ Huế nói chung.

- Em biết di tích lịch sử nào nổi tiếng ở nước ta? Hãy chuẩn bị một số thông tin về di tích lịch sử đó để giới thiệu với bạn cùng lớp.

Trả lời

- Thông tin về Cố đô Huế:

+ Cố đô Huế, còn gọi là Phú Xuân, là thủ phủ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn từ năm 1687 đến 1774.

+ Cố đô Huế sau đó là thủ đô của triều đại Tây Sơn từ năm 1788 khi Hoàng đế Quang Trung tức Nguyễn Huệ lên ngôi. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vào năm 1802 lấy niên hiệu là Gia Long, ông cũng chọn thành Phú Xuân làm kinh đô cho nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị.

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính của văn bản: Tác phẩm đề cập đến những thông tin chính về Cố đô Huế, đồng thời đề cao giá trị và thông điệp bảo vệ, giữ gìn những nét đẹp truyền thống văn hóa, di tích lịch sử.

Soạn bài Quần thể di tích Cố đô Huế | Ngắn nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

1. Thông tin chính nào được nêu ở phần giới thiệu?

- Thông tin chính:

+ Huế là thủ phủ của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, kinh đô của triều đại Tây Sơn, của quốc triều Nguyễn.

+ Cố đô Huế còn nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị.

Quảng cáo

2. Thông tin nào nêu lên giá trị của di tích Cố đô Huế?

- “Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới”.

3. Chú ý các tiêu đề in đậm cho biết nội dung chính của mỗi phần.

- Giới thiệu: Giới thiệu chung về Cố đô Huế.

- Nét đặc trưng: Nêu lên nét đặc trưng của Cố đô Huế.

- Kiến trúc: Giới thiệu di sản kiến trúc Cố đô Huế.

- Giá trị: Đánh giá được giá trị to lớn của Cố đô Huế.

4.  Di sản kiến trúc Cố đô Huế còn những gì?

 - Di sản kiến trúc Cố đô Huế còn: Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn, cung An Định, ….

5.  Chú ý cách triển khai thông tin ở phần này.

- Thông tin được triển khai từ bao quát đến chi tiết.

Quảng cáo

6. Phân biệt các kí hiệu: chữ in nghiêng và gạch đầu dòng trong phần Kiến trúc.

- Chữ in nghiêng chú thích rõ hơn cho địa danh được đề cập trước đó, gạch đầu dòng triển khai những địa điểm thuộc địa danh đó.

7.  Các di sản nêu trong phần Kiến trúc này nói lên điều gì?

- Thể hiện sự phong phú, đa dạng về các lăng tẩm, miếu mạo, thành quách trong Cố đô Huế.

8.  Chú ý những giá trị của Cố đô Huế.

- Là di tích quốc gia đặc biệt lộng lẫy.

- Là nơi lưu giữ những lăng tẩm, ngôi chùa cổ kính, lộng lẫy, trang nghiêm.

- Là hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.

- …

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định bố cục của bài viết. Trình bày bố cục ấy bằng một sơ đồ tư duy.

Trả lời:

- Bố cục: 4 phần.

+ Phần 1: Từ đầu đến “văn hóa thế giới (1993)” Giới thiệu chung về quần thể di tích Cố đô Huế,

+ Phần 2: Tiếp đến “bản sắc Huế” -  Nét đặc trưng của quần thế kiến trúc Cố đô Huế

+ Phần 3: Tiếp đến “phía trên là khán đài” - Kiến trúc Cố đô Huế

+ Phần 4: Còn lại - Giá trị của Cố đô Huế.

- HS tự xây dựng sơ đồ theo bố cục trên.

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bằng cách nào có thể tóm lược được nhanh nhất các thông tin trong văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế? Cách triển khai thông tin trong bài viết có tác dụng gì?

Trả lời:

- HS xây dựng sơ đồ tư duy, liệt kê các thông tin chính về các đề mục được giới thiệu: nét đặc trưng, kiến trúc, giá trị của Cố đô Huế…

- Cách triển khai thông tin: Giúp người đọc nắm rõ được các bước trình bày, hiểu rõ hơn về bài viết…

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vì sao văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được coi là văn bản thông tin? Trong văn bản này có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp ấy.

Trả lời:

- Văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được coi là văn bản thông tin vì:

+ Được trình bày theo trật tự nhất định

+ Có sử dụng các phương thức biểu đạt để giới thiệu đối tượng. 

+ Giới thiệu về một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

+ …

- Có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - thuyết minh.

- Tác dụng của sự kết hợp:

+ Giúp bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.

+ Giúp cho văn bản thông tin không còn khô khan, khó tiếp cận

+ …

Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích những giá trị của di tích Cố đô Huế được nêu trong văn bản.

Trả lời:

- Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Là nơi giao thoa nền văn hóa trong nước với các công trình kiến trúc lăng tẩm, chùa chiền lộng lẫy, cùng nét đẹp cổ kính…

- Khối lượng văn hóa vật thể khổng lồ mang tinh hoa văn hóa dân tộc

- …

Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đọc văn bản, em có được những hiểu biết gì về Cố đô Huế và còn muốn biết những thông tin nào về di tích lịch sử nổi tiếng này?

Trả lời:

- Đọc văn bản em đã có thêm hiểu biết về những nét đẹp cổ kính, những nét đặc trưng của di tích Cố đô Huế, cùng với đó là những giá trị văn hóa, du lịch mà Cố đô Huế mang lại cho đất nước.

- Ngoài ra em còn muốn biết thêm những làn điệu dân ca Huế.

Câu 6 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nếu được giới thiệu một số nét về một di tích lịch sử của quê hương, em sẽ nêu những thông tin nào?

Trả lời:

- Em sẽ giới thiệu về những ngôi đền, những tượng đài anh hùng lịch sử thông qua việc kể lại quá trình cứu nước, dựng nước và giữ nước. Thể hiện giá trị văn hóa, du lịch mà các di tích đó đã mang lại cho quê hương em, đồng nơi cũng nêu lên các hoạt động tuyên truyền để gìn giữ, bảo vệ và phát triển các di tích sao cho ngày một hoàn thiện hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên