Soạn bài Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động trang 120, 121, 122 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động - ngắn nhất Cánh diều
1. Định hướng
1.1. Quảng cáo là loại văn bản cung cấp rộng rãi các thông tin, tri thức liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.
Quảng cáo được thực hiện bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như báo chí, truyền hình, Internet, tờ rơi, tin nhắn, pa nô, áp phích, băng rôn trên đường phố và phương tiện giao thông – vận tải, hoạt động giới thiệu sản phẩm tại các nơi công cộng.
Để tăng sức hấp dẫn, quảng cáo thường các hình ảnh minh hoạ, âm thanh, ca nhạc,…
1.2. Khi xây dựng một văn bản quảng cáo, người quảng cáo cần chú ý đến các yêu cầu sau:
- Cần tìm hiểu và biết rõ về sản phẩm, dịch vụ để nêu được các nội dung thông tin.
- Hướng đến đúng khách hàng có nhu cầu.
- Quảng cáo có mục tiêu, nội dung giống nhau nhưng cách trình bày có thể khác nhau. Với quảng cáo bằng lời, ngôn ngữ phải cô đọng, gây được ấn tượng. Quảng cáo có thể kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh phải hài hoà, hấp dẫn.
- Cần tuân thủ Luật Quảng cáo và các quy định có liên quan, ví dụ: không được đề cao sản phẩm của mình bằng cách hạ thấp sản phẩm của người khác.
- Lựa chọn đúng thời điểm và công cụ quảng cáo
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xây dựng văn bản quảng cáo cho một món ăn đặc sản, một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương em.
a) Chuẩn bị
- Tìm hiểu nội dung thông tin về đối tượng cần quảng cáo.
- Lựa chọn, xác định hình thức quảng cáo.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tiêu đề của quảng cáo thế nào? Tên món ăn đặc sản là gì?
+ Đặc điểm của món ăn đặc sản có gì độc đáo (công dụng, chất lượng, uy tín và quy trình tạo nên sản phẩm,…)?
+ Sản phẩm có các điều kiện ưu đãi về giá cả và hình thức khuyến mãi như thế nào?
+ Địa chỉ liên hệ để mua sản phẩm như thế nào?
- Từ các ý đã tìm được, lập dàn ý cho bài quảng cáo theo ba phần: mở đầu, nội dung chính và kết thúc.
c) Xây dựng văn bản quảng cáo
Dựa vào dán ý đã làm và các yêu cầu đã nêu trong mục 1. Định hướng để xây dựng một văn bản quảng cáo.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
- Xem xét kết quả sản phẩm văn bản quảng cáo đã xây dựng bằng cách đối chiếu với các yêu cầu về quảng cáo đã nêu ở mục 1. Định hướng và dàn ý đã làm. Chú ý các mục: tiêu đề của quảng cáo, tên sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, điều kiện và địa chỉ liên hệ,…
- Căn cứ vào việc kiểm tra trên để nêu cách chỉnh sửa văn bản quảng cáo đã làm.
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt.
a) Cách thức
Một văn bản bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính được lựa chọn trong các phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,… Mỗi phương thức ấy sử dụng một hoặc một số thao tác chính. Ví dụ: Phương thức tự sự chủ yếu sử dụng các thao tác kể và tả; phương thức nghị luận sử dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận, so sánh,…; phương thức thuyết minh thường sử dụng các thao tác giới thiệu theo một trình tự, nêu số liệu, miêu tả,…
Khi rèn kĩ năng viết, các em cần luyện tập theo từng thao tác và phương thức cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, để tạo ra một văn bản, người viết luôn vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức. Mục đích kết hợp là để bài viết sinh động, linh hoạt và uyển chuyển trong cách diễn đạt. Ví dụ, trong văn bản nghị luận không chỉ có nghị luận mà còn kết hợp với phương thức tự sự và biểu cảm,…; cũng không chỉ sử dụng một thao tác giải thích hay chứng minh mà còn kết hợp các thao tác khác như bác bỏ, phân tích, bình luận,… Tương tự, văn tự sự không không chỉ có kể mà còn kết hợp các thao tác và phương thức như miêu tả, thuyết minh, nghị luận,…
* Bài viết tham khảo:
Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất tại Châu Á, là biểu tượng văn hoá và điểm đến tâm linh ở Thủ đô Hà Nội. Với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính cùng những giá trị về mặt lịch sử, ngôi chùa này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn trực quan, hấp dẫn về văn hoá Phật Giáo Việt. Đây là địa điểm tham quan bạn nhất định không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Hà Nội.
Vì nằm trong quần thể Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác nên thời gian chùa mở cửa cho khách vào tham quan cũng phụ thuộc vào 2 địa điểm này. Theo đó, chùa sẽ đón khách trong khoảng thời gian từ 7h đến 18h hàng ngày. Thời lượng cho mỗi chuyến tham quan thường dao động từ 1 – 3 giờ đồng hồ.
Chùa không thu tiền vé đối với công dân Việt Nam đến vãn cảnh, lễ Phật hoặc cúng bái. Riêng đối với các du khách người nước ngoài, giá vé tham quan Chùa Một Cột là 25.000 VND/ người.
b) Bài tập (trang 122 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy viết một văn bản quảng cáo một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của đất nước, trong đó có sử dụng kết hợp các thao tác và phương thức biểu đạt khác nhau.
Trả lời:
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Đây là điểm đến bổ ích và lí thú mà bất kì khách du lịch nào cũng muốn đặt chân tới, và đặc biệt, đây là di tích lịch sử rất thu hút du khách nước ngoài bởi bên cạnh việc tham quan, họ có thể biết thêm nhiều kiến thức lịch sử Việt Nam. Sau đây, em xin thuyết trình về Di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long để từ đó cung cấp cho cô và các bạn những hiểu biết khái quát, sơ lược nhất về khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Kính mong cô và các bạn chú ý lắng nghe!
Trước tiên, đây là một di tích rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam bởi công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình - Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945).
Khi đến với Hoàng Thành Thăng Long, điểm nổi bật đầu tiên mà các du khách nhìn thấy chính là cổng Đoan Môn. Đây là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoan Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn. Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kinh Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Đoạn Môn được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U. Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua "trục thần đạo", hay còn được gọi là "trục chính tâm" của Hoàng thành. Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Kiến trúc cuốn vòm ở các cổng thành không chỉ mang lại những đường cong duyên dáng, mà còn có kết cấu chịu lực cực tốt. Cho đến ngày nay, những công trình đường hầm hiện đại nhất, kỳ vĩ nhất trên thế giới cũng vẫn sử dụng lối kiến trúc này.
Thẳng trục với Đoan Môn chính là cột cờ Hà Nội. Kỳ đài "Cột cờ Hà Nội" được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng Thành Thăng Long. Cột cờ Hà Nội nay được coi là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là điểm chuẩn, đánh dấu sự khởi nguyên ở đầu phía nam trục chính tâm của tòa thành, từ đây theo đường "ngư đạo", qua Đoan Môn rồi tới điểm quan trọng nhất, điểm trung tâm của Hoàng thành là điện Kính Thiên.
Điện Kính Thiên là di tích trung tâm trong tổng thể các di tích của khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long. Đây là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Như chúng ta thấy được trên tranh ảnh thì Điện Kính Thiên là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của Thành cổ Hà Nội. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Tuy dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ, nhưng qua các bức ảnh do người Pháp chụp cuối thế kỷ XIX, chúng ta có thể thấy Điện Kính Thiên là một kiến trúc gỗ gồm 2 nếp hình chữ Nhị. Nhà làm kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc đao cong. Bờ nóc của cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh điện có sân rộng được xây lan can bao cả 4 phía. Trong đó, rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa.
Đi qua Điện Kinh Thiên, chúng ta sẽ nhìn thấy Hậu Lâu và Cửa Bắc. Hậu Lâu xưa còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa. Thời Nguyễn, Hậu Lâu làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi chuyến công du Bắc Hà. Công trình được xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến trúc ba tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái. Phần mái phỏng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam kiểu mái chồng diêm, có các đầu đao nhưng toàn bộ mái là kết cấu gạch và bê tông, trên đắp ngoài giả ngói. Mặc dù cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, sau này người Pháp đã cải tạo xây dựng lại như hiện nay.
Đến với Cửa Bắc, hay còn gọi là Chính Bắc Môn, chúng ta đang đến với cổng thành duy nhất còn lại của Thành Hà Nội thời Nguyễn. Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè bằng đá, cổng thành cũng được cuốn vòm bằng gạch theo lối xếp một viên gạch ngang xen một viên đặt dọc. Phần lầu được dựng bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Đứng trên cổng thành, quan quân có thể phóng tầm mắt bao quát khắp trong ngoài thành, dễ dàng quan sát di – biến trong đội hình quân địch. Do đó, khi chiếm được thành Hà Nội, quân đội Pháp vẫn sử dụng lầu trên Bắc Môn làm chòi canh gác. Hiện nay, lầu trên cổng thành mới được phục dựng một phần và được dành làm nơi thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội – Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu - đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp.
Trong di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long, có một khu vực chúng ta nhất định phải nhắc đến, đó là Nhà cách mạng D67, hay còn gọi là Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Di tích lịch sử – cách mạng Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976 về trước là Đảng Lao động Việt Nam), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trường Quân đội Nhân dân Việt Nam từ tháng 9 năm 1968. Nhà D67 là một thành tố cơ bản của Tổng hành dinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là một trong những công trình kiến trúc quân sự ít ỏi trong kháng chiến chống Mỹ mà chúng ta có thể thấy là còn tương đối nguyên vẹn. Nguyên nhân chính là do công trình được xây dựng bằng vật liệu bền vững: sắt, thép, gạch, cát, xi măng, khi có hiện tượng hư hỏng, công trình được sửa chữa kịp thời, mặt khác, công trình nằm trong khu vực nghiêm mật, được bảo vệ chu đáo.
Có thể nói, Hoàng Thành Thăng Long mang một ý nghĩa lịch sử rất lớn. Đây là di tích đáp ứng được các tiêu chí nổi bật toàn cầu của di sản thế giới với diễn trình lâu dài, liên tục, phản ánh những đặc trưng nổi bật của nền văn hiến độc đáo có lịch sử lâu dài hàng nghìn năm của vùng đất đế đô trên cơ tầng văn hóa - văn minh bản địa.
Như vậy, qua quá trình cùng tìm hiểu và lắng nghe phần trình bày của em về Hoàng Thành Thăng Long, em tin chắc rằng cô và các bạn đã có cái nhìn bao quát về di tích lịch sử văn hoá này. Đồng thời, chúng ta có quyền được tự hào về bất kì di tích nào tồn tại trên đất nước Việt Nam, và chúng ta phải cùng chung tay gìn giữ chúng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều