Soạn bài Về truyện Làng của Kim Lân - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Về truyện Làng của Kim Lân trang 111, 112, 113, 114, 115 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Về truyện Làng của Kim Lân - ngắn nhất Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Đọc trước văn bản Về truyện “Làng” của Kim Lân; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Văn Long.
- Liên hệ với nội dung đọc hiểu truyện ngắn Làng của Kim Lân đã học ở Bài 4 (sách Ngữ văn 9, tập một) để đọc hiểu văn bản này.
- Tìm hiểu về cách phân tích tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn học.
Trả lời:
- Thông tin về tác giả Nguyễn Văn Long:
+ Sinh ngày 6/3/1934, quê ở xã Việt Hòa, Khoái Châu, Hưng Yên.
+ Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã qua đời lúc 12 giờ 30 ngày 6.5 tại Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.
+ Ông từng làm biên tập văn học Sở Văn hóa Hải Phòng và Ty Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình.
+ Từ 1980 - 1988 ông làm Trưởng ban Văn nghệ báo Độc Lập; từ 1988 - 1996: Biên tập thơ NXB Hội Nhà văn; từ 2005 - 2007 làm Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Hà Nội.
+ Ông đã in 20 tác phẩm thơ và chân dung văn học: Tia nắng; Vào thu; Những khối hình câm; Dưới lá xanh; Vân Long - hành trình thơ (tuyển tập 1952 - 2002); Vân Long tác phẩm; Những gương mặt - Những trang đời; Những người…“rót biển vào chai”; Xuân Quỳnh, thơ và đời; Mùa thu quê Việt; Trần Lê Văn - những chặng đời - những chặng thơ; Ngô Quân Miện - Đất núi - làng văn...
+ Nhà thơ Vân Long đã được trao các giải thưởng văn học: Giải thưởng văn học công nhân năm 1975 - 1980; Giải nhì thơ 1985 - 1990 của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội; Giải nhì thơ 2000 của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT VN; Giải thưởng Chân dung văn học Hội Nhà văn Hà Nội 2003 cho tác phẩm Những gương mặt - những trang đời.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản đề cập đến tình yêu quê hương, đất nước thông qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
1. Chú ý cách nêu luận điểm của bài viết.
- Được nêu trực tiếp, rõ ràng.
2. Người viết đã dựa vào yếu tố nào để phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai?
- Đặt nhân vật ông Hai vào tình huống: làng chợ Dầu của ông Hai theo giặc.
3. Chú ý lời văn của người phân tích và lời văn của tác giả Kim Lân.
- Lời văn của người phân tích và lời văn của tác giả Kim Lân được đan xen nhau làm rõ tâm trạng của nhân vật ông Hai.
4. Tác giả đã phân tích tình thế nào ở đoạn này?
- Tình thế của ông Hai và gia đình càng khốn đốn hơn khi mà mục chủ nhà đã ngỏ ý không cho gia đình ông ở nhờ nữa, vì nghe nói có lệnh không chứa chấp những người ở làng chợ Dầu theo Tây.
5. Việc so sánh với một số tác phẩm khác ở đây nhằm làm rõ điều gì?
- Nhằm thể hiện sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm giai cấp là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng.
6. Bằng chứng ở đây làm sáng tỏ cho ý kiến nào?
- Làm sáng tỏ sâu sắc tình cảm của ông Hai với quê hương, đất nước và cách mạng.
7. Phần 3 này có phải là kết luận của văn bản không?
- Phần 3 này chưa phải là kết luận của văn bản.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định nội dung chính của ba phần được đánh số trong văn bản trên.
Trả lời:
- Phần 1: Giới thiệu cốt truyện, tập trung miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.
- Phần 2: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai
- Phần 3: Khẳng định tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật ông Hai
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Qua văn bản Về truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, tác giả Nguyễn Văn Long đã tập trung làm rõ vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu ở phần nào?
Trả lời:
- Tác giả tập trung làm rõ tình yêu quê hương, đất nước trong diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
- Vấn đề ấy được nêu ở phần 2 của văn bản.
Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về cách nêu và cách triển khai làm rõ luận điểm của người viết ở văn bản trên.
Trả lời:
- Triển khai luận điểm của văn bản một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục thông qua bằng chứng và lí lẽ miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Sử dụng những lời bình luận để khẳng định sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm của quần chúng cách mạng.
- …
Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Để làm rõ vấn đề, người viết đã phân tích những điểm đặc sắc nào của truyện ngắn Làng? Em hiểu thêm được điều gì về truyện Làng của Kim Lân sau khi học văn bản trên?
Trả lời:
- Người viết đã phân tích những điểm đặc sắc của truyện ngắn Làng như sau:
+ Sự đối lập trong tâm trạng của ông Hai trước và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Đoạn đối thoại giữa hai bố con khi nói đến Cụ Hồ càng chứng minh cho tình cảm gắn bó, thủy chung của ông Hai với cách mạng, với kháng chiến.
+ …
- Sau khi học văn bản trên, em hiểu thêm về truyện Làng của Kim Lân là:
+ Việc ông Hai hay sang nhà bác Thứ nói chuyện là cách để ông vơi đi nỗi nhớ làng của mình.
+ Dù tình yêu làng, yêu nước có lớn đến đâu nhưng làng đã theo Tây thì phải thù. Vì tình yêu nước lớn hơn tình yêu làng: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
+ …
Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu và phân tích một số câu văn thể hiện cách trình bày khách quan và cách trình bày chủ quan của người viết trong văn bản Về truyện “Làng” của Kim Lân.
Trả lời:
- Cách trình bày khách quan:
+ Làng là một truyện ngắn có cốt truyện rất đơn giản, tập trung vào diễn tả tâm trạng của nhân vật chính - ông Hai, hay có thể nói đây là một kiểu cốt truyện tâm lí.
+ Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh thắng giặc trên tờ báo ở phòng thông tin.
+ …
- Cách trình bày chủ quan:
+ Mà thực ra thì ông Hai cũng chẳng để ý lắm đến việc người cùng trò chuyện có nghe ông nói hay không, ông chỉ cốt nói để trút vơi tâm trạng và nhất là cho đỡ nhớ cái làng của mình.
+ Thì ra tình yêu làng quê ở ông Hai trước sau vẫn son sắt và sâu nặng, dù có lúc ông đã tức giận và đau đớn tự nhủ: “làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
+ …
Câu 6 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em thích nhất đoạn văn nào trong văn bản trên? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích đoạn đối thoại giữa ông Hai và con trai ông.
- Vì qua cuộc đối thoại cho ta thấy được tình yêu làng, tình yêu đất nước chung thủy một lòng của nhân vật ông Hai.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động
Tự đánh giá: Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ "Quê hương"
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều