Soạn bài Nhật kí đô thị hóa - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Nhật kí đô thị hóa trang 44, 45, 46 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nhật kí đô thị hóa - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Đọc trước bài thơ Nhật kí đô thị hoá, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Mai Văn Phấn.

- Em hiểu đô thị hoá là gì? Tìm và ghi lại một số thông tin cơ bản về quá trình đô thị hoá ở địa phương em (nếu có) từ thực tế cuộc sống và các nguồn tài liệu (sách, báo, Internet…).

Trả lời:

* Thông tin về nhà thơ Mai Văn Phấn:

- Ngày sinh: sinh năm 1955

- Quê quán: Kim Sơn, Ninh Bình

-  Cuộc đời:

+ Năm 1974, ông nhập ngũ, rồi xuất ngũ năm 1981 và theo học Ngôn ngữ học và Văn hóa Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1983, ông tiếp tục tu nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Maxim Gorky, Minsk (Thủ đô của Byelorussian SSR).

+ Ở Việt Nam, Mai Văn Phấn đã xuất bản 16 cuốn thơ và một cuốn sách, phê bình - tiểu luận; 29 cuốn thơ xuất bản ở nước ngoài. Thơ của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng; xuất hiện trong hơn 50 tuyển tập thơ và tạp chí quốc tế.

+ Mai Văn Phấn giành giải thưởng văn học Cikada 2017 của Thụy Điển. Giải Cikada được sáng lập năm 2004 và được trao cho các nhà thơ Đông Á, nơi "cảm quan thơ ca của họ chỉ ra tính bất khả xâm phạm của đời sống".

- Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian.

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Văn bản nói về những kí ức về tuổi thơ, những kí ức tươi đẹp gắn liền với quê hương, hình bóng của ngôi nhà, của người mẹ. Đồng thời văn bản cũng là sự tiếc nuối mà tác giả gửi gắm trước những sự thay đổi của quê hương.

Soạn bài Nhật kí đô thị hóa | Ngắn nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

1. Em hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào?

- Nhật kí đô thị hóa là những ghi chép về sự thay đổi khi quá trình đô thị hoá diễn ra.

2. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Quảng cáo

- Nhân vật “tôi” – chính là tác giả.

3. Chú ý những hình ảnh thuộc về “ngày thơ ấu".

- Những hình ảnh về “ngày thơ ấu":

+ Lỗ đáo.

+ Đôi chân cò lội nước.

+ Nơi chó đá đầu làng.

+ Bến sông.

4.  Biện pháp tu từ nào được dùng trong khổ thơ này?

- Biện pháp tu từ so sánh: “tiếng gọi nghe buồn” – “củi ướt”.

5.  Chú ý những hình ảnh thể hiện suy nghĩ của tác giả ở các dòng thơ 13-20

- Những hình ảnh thể hiện suy nghĩ của nhà thơ:

Quảng cáo

+ “Làm ngọn nến mùa thu đi rước đuốc".

+ “Ngôi nhà là chiếc đèn lồng".

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ Nhật kí đô thị hóa.

Trả lời:

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (12 dòng thơ đầu): Kí ức tuổi thơ

+ Phần 2 (còn lại): Sự thay đổi và thách thức của đô thị.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Về “ngôi nhà của mẹ”, “chạm phải tay mình ngày thơ ấu”, người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm gì và có những cảm xúc nào?

Trả lời:

- Người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm bên gia đình và quê hương: hình ảnh ngôi nhà như chiếc bánh không nhân, hình ảnh đồng xu cũ, chó đá đầu làng, tiếng gọi, hình ảnh mẹ ra bến sông.

- Cảm xúc:  Nhớ mong, tiếc nuối khi nhắc về những kí ức về tuổi thơ.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trước “những bước chân đô thị”, người con có suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Người con cảm thấy buồn tủi, tiếc nuối về những nét đẹp, những dấu vết tuổi thơ đang dần biến mất.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

- Ẩn dụ: “bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ”.

- So sánh: “ngôi nhà như chiếc bánh không nhân” 

=> Thể hiện được sự thiếu vắng, lạc lõng trước sự thay đổi của thực tại.

Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác giả thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo: Trân trọng những giá trị tốt đẹp của gia đình, quê hương.

- Tư tưởng của tác giả:

+ Tiếc nuối, nhớ nhung những kí ức tươi đẹp, dấu ấn về một thời.

+ Thể hiện niềm tự hào, trân trọng các giá trị truyền thống.

+ …

Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Từ bài Chiều xuân (Anh Thơ) và bài Nhật kí đô thị hóa (Mai Văn Phấn), hãy nêu cảm nghĩ của em khi được đứng trước một cảnh đồng quê yên bình.

Trả lời:

Đứng trước khung cảnh một cánh đồng quê yên bình, em thấy lòng mình bình yên và thư thái hơn cả.  Không ồn ào tập nấp mà thay vào đó hình ảnh những cánh cò bay lả dập dờn, những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, tiếng những đứa trẻ nhỏ gọi nhau í ới bên sông.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên