Trắc nghiệm Đức tính giản dị của Bác Hồ (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Trắc nghiệm Đức tính giản dị của Bác Hồ (có đáp án) - Cánh diều

Vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Phạm Văn Đồng?

Quảng cáo

A. Nam Định

B. Ninh Bình

C. Hà Nội

D. Quảng Ngãi

Câu 2. Đâu là năm sinh, năm mất của Phạm Văn Đồng?

A. 1906 – 2000

B. 1920 – 2007

C. 1930 – 2015

D. 1940 – 2020

Quảng cáo

Câu 3. Phạm Văn Đồng không hoạt động trong lĩnh vực nào?

A. Văn hóa

B. Kinh tế

C. Chính trị

D. Xã hội

Câu 4. Chức vụ cao nhất của Phạm Văn Đồng trong bộ máy Nhà nước là?

A. Chủ tịch

B. Thủ tướng

C. Đại tướng

D. Bộ trường

Câu 5. Phạm Văn Đồng thường sáng tác thể loại văn chương nào?

Quảng cáo

A. Thơ trữ tình

B. Tiểu thuyết

C. Văn nghị luận

D. Truyện tranh

Câu 6. Văn phong nghị luận của Phạm Văn Đồng có đặc điểm gì?

A. Luận điểm mới mẻ

B. Lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh

C. Các tình tiết giật gân

D. Đáp án A và B

Câu 7. Đâu không phải là sáng tác của Phạm Văn Đồng?

A. Phong cách Hồ Chí Minh

B. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

C. Văn hóa đổi mới...

D. Hồ Chí Minh – Một con người, một dân tộc, một thời đại

Quảng cáo

Vài nét về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 1. Tác giả văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là ai?

A. Phạm Văn Đồng

B. Hồ Chí Minh

C. Tố Hữu

D. Đặng Thai Mai

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Hành chính – công vụ

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” có xuất xứ như thế nào?

A. Trích trong diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”

B. Trong cuốn “Người cùng khổ”

C. Trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh”

D. Trích trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Câu 4. Vấn đề nghị luận của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là gì?

A. Phong cách làm việc của Bác Hồ

B. Lối sống đạo đức của Bác

C. Những gian khổ của Bác

D. Vẻ đẹp giản dị của Bác

Câu 5. Điều gì là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của Bác?

A. Phóng khoáng

B. Giản dị

C. Cầu toàn

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn?

A. Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, rõ ràng

B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

C. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.

D. Thấm đượm tình cảm chân thành

Phân tích văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 1. Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?

A. Bữa ăn, công việc

B. Đồ dùng, căn nhà

C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết

D. Cả ba phương diện trên

Câu 2. Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chúng như thế nào?

A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết

B. Những dẫn chứng cụ thể. phong phú, toàn diện và xác thực

C. Những dẫn chứng đối lập với nhau

D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 3. Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả

C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

Câu 4. Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?

A. Bằng lí lẽ hợp lí.

B. Bằng dẫn chứng tiêu biểu

C. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả.

D. Cả 3 nguyên nhân trên

Câu 5. Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?

A. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.

B. Chỉ vài ba món giản đơn…

C. Lúc ăn không đề rơi vãi một hạt cơm.

D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

Câu 6. Tính chất nào phù hợp với bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ?

A. Tranh luận

B. So sánh

C. Ngợi ca

D. Phê phán

Câu 7. Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào?

A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị

B. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân

C. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn

D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên