Trắc nghiệm Người ngồi đợi trước hiên nhà (có đáp án) - Cánh diều

Với 21 câu hỏi trắc nghiệm Người ngồi đợi trước hiên nhà Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Trắc nghiệm Người ngồi đợi trước hiên nhà (có đáp án) - Cánh diều

Vài nét về tác giả Huỳnh Như Phương

Câu 1. Tác giả Huỳnh Như Phương sinh năm bao nhiêu?

Quảng cáo

A. 1955

B. 1956

C. 1957

D. 1958

Câu 2. Huỳnh Như Phương quê ở đâu?

A. Quảng Bình

B. Quảng Trị

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Ninh

Quảng cáo

Câu 3. Phong cách sáng tác của Huỳnh Như Phương như thế nào?

A. Không rộn ràng khái niệm, thuật ngữ

B. Nhận định sắc bén nhưng điềm đạm

C. Văn phong mềm mại nhưng quả quyết

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Đâu là sáng tác của Huỳnh Như Phương?

A. Đường vào trung tâm vũ trụ

B. Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn

C. Hai vạn dặm dưới đáy biến

D. Tiếng nói của xung đột

Câu 5. Đâu không phải sáng tác của Huỳnh Như Phương?

Quảng cáo

A. Dẫn vào tác phẩm văn chương

B. Tiếng nói của xung đột

C. Hãy cầm lấy và đọc

D. Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn

Vài nét về văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

Câu 1. Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà do ai sáng tác?

A. Hà Thủy Nguyên

B. Vũ Quần Phương

C. Huỳnh Như Phương

D. Đoàn Giỏi

Câu 2. Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà được chia bố cục thành mấy phần?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Quảng cáo

Câu 3. Khoảng thời gian nào thì một nửa số gia đình của tác giả có người thân đi tập kết ra miền Bắc?

A. Cuối 1954 – đầu 1955

B. Cuối 1955 – đầu 1956

C. Cuối 1955 – đầu 1957

D. Cuối 1957 – đầu 1958

Câu 4. Theo tác giả, không khí làng quê chùng xuống vì điều gì?

A. Mùa màng thất bát

B. Hạn hán kéo dài

C. Nạn đói hoành hành

D. Tình cảnh kẻ Bắc người Nam

Câu 5. Dượng Bảy có xuất thân như thế nào?

A. Người Tam Kỳ

B. Mồ côi cả cha mẹ

C. Đi bộ đội

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Năm dượng Bảy đi chiến đấu, dì Bảy bao nhiêu tuổi?

A. 19

B. 20

C. 21

D. 22

Câu 7. Trong suốt 20 năm chờ đợi dượng Bảy, dù có những người ngỏ ý dạm hỏi nhưng dì Bảy phản ứng như thế nào?

A. Không lung lạc

B. Có niềm tin sẽ có ngày dượng trở về

C. Cầu nguyện để dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8. Dì Bảy tên thật là gì?

A. Lê Thị Đào

B. Lê Thị Thỏa

C. Lê Thị Tám

D. Lê Thị Xuân

Phân tích văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

Câu 1. Nhân vật dì Bảy có hoàn cảnh như thế nào?

A. Mới lấy nhau được 1 tháng, dượng Bảy phải ra Bắc tập kết rồi hi sinh

B. Mới lấy nhau được 1 tháng, dượng Bảy đã phải ra Bắc tập kết

C. Dượng Bảy bỏ nhà ra đi

D. Dượng Bảy đi làm ăn xa

Câu 2. Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?

A. Kịp nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình

B. Gửi tặng dì một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân.

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 3. Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?

A. Dì có được hạnh phúc không

B. Dì có được nhiều con cái

C. Dì có nhiều người theo đuổi

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Dượng Bảy có gia cảnh như thế nào?

A. Là người Tam Kỳ, Quảng Nam

B. Mồ côi cả cha lẫn mẹ

C. Yêu thầm dì, được đơn vị đứng ra làm lễ cưới

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 5. Dượng Bảy có số phận như thế nào?

A. Chỉ một tháng sau khi lấy vợ đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.

B. Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 6. Dì Bảy là người như thế nào?

A. Yêu thương chồng, thủy chung tình nghĩa

B. Lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống

C. Mất niềm tin kể từ khi nghe tin dữ về dượng

D. Sâu sắc, giỏi giang

Câu 7. Chi tiết yêu thương chồng con của dì Bảy?

A. Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.

B. Cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.

C. Mua quà bánh cho các con

D. A và B đúng

Câu 8. Văn bản gợi ra ý nghĩa thông điệp gì?

A. Ca ngợi đức hi sinh cao cả, thầm lặng, phẩm chất thủy chung, tình nghĩa của những người vợ có chồng tham gia chiến tranh.

B. Xót thương cho những người lính phải bỏ mạng nơi chiến trường.

C. Tố cáo chiến tranh tàn ác đã đẩy những gia đình vào cảnh li tán, chia lìa.

D. Cả 3 đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên