Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 (có đáp án) - Cánh diều

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 (có đáp án) - Cánh diều

Ôn tập tổng hợp học kì 2

Câu 1. Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

Quảng cáo

A. Kể chuyện

B. Thể hiện cảm xúc

C. Gửi gắm ý tưởng, bài học

D. Truyền đạt kinh nghiệm

Câu 2. Có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện Đẽo cày giữa đường là gì?

A. Phê phán người không có chính kiến của mình

B. Cần lắng nghe ý kiến và có chọn lọc xem ý kiến nào phù hợp với bản thân

C. Đừng tin vào những gì bạn nghe mà hãy tin vào những gì bạn trải nghiệm

D. Cả 3 đáp án trên

Quảng cáo

Câu 3. Bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng?

A. Sống ở môi trường tù túng, nhỏ bé, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh

B. Sống trong môi trường như thế lâu dần sự hiểu biết của con người trở nên nông cạn

C. Hiểu biết hạn hẹp dẫn tới tâm lí chủ quan, kiêu ngạo

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng được kể bằng hình thức nào?

A. Văn xuôi

B. Văn vần

C. Tự sự

D. Truyện ngắn

Câu 5. Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu

Quảng cáo

“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi”

A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa

D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

Câu 6. Nguyên nhân sâu xa của việc tranh cãi của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" là gì?

A. Do các thầy không có chung ý kiến

B. Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật

C. Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của người mọi người xung quanh

D. Do các thầy không nhìn thấy

Câu 7. Truyện Thầy bói xem voi phê phán điều gì?

A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác.

B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.

C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.

D. Phê phán thái độ cầu toàn, không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực.

Quảng cáo

Câu 8. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển.

B. Nghĩa gốc.

C. Nghĩa hàm ẩn

D. Nghĩa đen

Câu 9. Bài thơ "Mây và sóng" là lời của ai, nói với ai?

A. Lời của người mẹ nói với đứa con

B. Lời của đứa con nói với mẹ

C. Lời của con nói với bạn bè

D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây.

Câu 10. Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được

B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào

C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết

D.Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 11. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì?

A. Sử dụng từ trái nghĩa.               

B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.

C. Sử dụng thủ pháp miêu tả.        

D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.

Câu 12. Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Nhân hóa

Câu 13. Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? 

A. Phương thức tự sự

B. Phương thức kể chuyện

C. Phương thức miêu tả

D. Cả A và C đúng

Câu 14. Giá trị nội dung tác phẩm "Trưa tha hương" là:

A. Văn bản như lời yêu cầu, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.

B. Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.

C. Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với tuổi thơ của người bạn với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.

D. Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, không có gì khắc sâu hình bóng quê nhà.

Câu 15. Những thuật ngữ sau: danh từ, động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ thuộc lĩnh vực nào?

A. toán học

B. hóa học

C. ngôn ngữ học

D. vật lí học

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên