Trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (có đáp án) - Cánh diều

Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (có đáp án) - Cánh diều

Vài nét về văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội là?

Quảng cáo

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội giải thích điều gì?

A. Giải thích các hiện tượng tự nhiên

B. Kinh nghiệm lao động sản xuất

C. Con người và xã hội

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Quảng cáo

Câu 3. Giá trị nội dung văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội là gì?

A. Phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.

B. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 4. Giá trị nghệ thuật văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội là gì?

A. Lối nói ngắn gọn, có vần, nhịp

B. Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Phân tích văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Câu 1. Câu tục ngữ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa có ý nghĩa gì?

Quảng cáo

A. Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng.

B. Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 2. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?

A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động

B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.

C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.

D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 3. Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ?

A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.

B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.

C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.

D. Cả ba ý trên

Quảng cáo

Câu 4. Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” ?

A. Phê phán hiện tượng lãng phí đất

B. Đề cao giá trị của đất ở một vùng đất được ưu đãi về thời tiết, địa hình nên dễ trồng trọt, làm ăn.

C. Cổ vũ mọi người khai thác các nguồn lợi từ đất một cách bừa bãi

D. Kêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và bảo vệ đất.

Câu 5. Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

A. Là các quy luật của tự nhiên

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.

Câu 6. Câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống nhắc nhở mọi người điều gì?

A. Nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan

B. Nhắc nhở người làm ruộng phải chú ý đầu tư tưới nước cho cây trồng

C. Nhắc nhở người làm ruộng không cần quá đầu tư vào giống

D. Đáp án khác

Câu 7. Câu tục ngữ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng nói lên điều gì?

A. Sự vất vả của nghề nuôi lợn, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi tằm

B. Sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn

C. Nuôi tằm và nuôi lợn đều rất vất vả

D. Nuôi tằm và nuôi lợn đều rất nhàn hạ, dễ nuôi

Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 9. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 10. Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân nhắc đến truyền thống nào của dân tộc?

A. Đoàn kết

B. Nhân ái

C. Yêu nước

D. Hiếu học

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên