Trắc nghiệm Thực hành tiếng việt trang 26 lớp 7 (có đáp án) - Cánh diều

Với 12 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng việt trang 26 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Trắc nghiệm Thực hành tiếng việt trang 26 lớp 7 (có đáp án) - Cánh diều

Lí thuyết về ngữ cảnh

Câu 1. Ngữ cảnh là gì?

Quảng cáo

A. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó

B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó

C. Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày

D. Ngữ cảnh sản sinh ra sản phẩm ngôn ngữ

Câu 2. Ngôn ngữ của ngữ cảnh là?

A. Nhân vật giao tiếp

B. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

C. Văn cảnh

D. Tất cả đáp án trên

Quảng cáo

Câu 3. Trong giao tiếp, khi một người nói – một người nghe được gọi là gì?

A. Song thoại

B. Đối thoại

C. Độc thoại

D. Độc thoại nội tâm

Câu 4. Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là gì?

A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị… ở bên ngoài ngôn ngữ

B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể

C. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó

D. Gồm các sự kiến, biến cố, sự việc, hoạt động,… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người

Câu 5. Bối cảnh rộng được hiểu là gì?

Quảng cáo

A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị… ở bên ngoài ngôn ngữ

B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể

C. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó

D. Gồm các sự kiến, biến cố, sự việc, hoạt động,… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người

Câu 6. Văn cảnh là gì?

A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị… ở bên ngoài ngôn ngữ

B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể

C. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó

D. Gồm các sự kiến, biến cố, sự việc, hoạt động,… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người

Câu 7. Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?

A. Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ

B. Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản

C. A và B đều đúng

D. A và B sai

Quảng cáo

Lí thuyết về dấu chấm lửng

Câu 1. Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng ?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật.

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 2. Dấu chấm lửng được dùng trong câu nào sau đây là không phù hợp?

A. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn…

B. Từ đó tôi kết luận rằng… chúng ta đã thoát chết.

C. Tất cả mọi người trên thuyền đều cho đó là một …con cá… khổng lồ vì họ luôn nghĩ chiếc tàu mà họ đang đi là nhanh nhất, mạnh nhất.

D. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần Apollo đến thánh đường Athena, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,… bên bờ suối Castalic.

Câu 3. Dấu chấm lửng được dùng làm gì trong câu sau:

“Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

          - Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

Câu 4. Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì ?

Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu !

Nam Cao

A. Tỏ ý bực tức

B. Tỏ ý thông cảm

C. Tỏ ý hài hước

D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.

Câu 5. Dấu chấm lửng trong câu nào sau đây được dùng với mục đích “Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết”?

A. Có nhiều nguyên tố hoá học, ví dụ như Na, Cl, K, F,…

B. Hay là… tôi sang nước ngoài làm nhỉ?

C. Thế thì té ra là… con chó nó bị kẹp chết.

D. Hôm nay trời nắng nên tôi đến trường sớm hơn…

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên