Câu lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Câu lớp 4 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.

Câu lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Câu là gì?

- Khái niệm: Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn.

- Ví dụ: Bà em đang đọc sách ngoài hiên.

II. Phân loại câu

1. Câu kể

- Khái niệm: Câu kể là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

- Dấu hiệu nhận biết: Câu kể thường kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.

- Các kiểu câu kể:

+ Câu kể “Ai là gì?”: Dùng để giới thiệu hoặc nhận định về người, vật. (Ví dụ: Lan Anh là học sinh giỏi.)

+ Câu kể “Ai làm gì?”: Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc đồ vật (khi được nhân hóa). (Ví dụ: Mẹ đang nấu ăn.)

+ Câu kể “Ai thế nào?”: Dùng để miêu tả về đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật. (Ví dụ:Chú chó con rất xinh xắn.)

Quảng cáo

2. Câu hỏi

- Khái niệm: Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) được dùng để hỏi về những điều chưa biết.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Có các từ để hỏi: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ,…

+ Câu hỏi thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Ví dụ: Cậu khỏe lại chưa?

3. Câu khiến

- Khái niệm: Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Trong câu chứa các từ: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,...

+ Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

+ Câu có ý nghĩa mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị.

Quảng cáo

Ví dụ: Hãy cố gắng học tập nhé!

4. Câu cảm

- Khái niệm: Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…) của người nói.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Trong câu cảm, thường có các từ từ: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, biết bao, xiết bao,…

+ Kết thúc câu cảm là dấu chấm than.

Ví dụ: Bạn Giang học giỏi thật!

III. Lưu ý

- Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

- Chữ cái đầu câu phải viết hoa, câu cuối phải có dấu kết thúc câu.

IV. Bài tập về câu

Quảng cáo

Bài 1. Tìm câu kể “Ai thế nào?” trong đoạn văn sau:

Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung. Con vàng sâm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn. Bướm trắng bay theo đèn líu ríu như hoa nắng.

Trả lời:

Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung. Con vàng sâm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn. Bướm trắng bay theo đèn líu ríu như hoa nắng.

Bài 2. Gạch chân dưới câu kể “Ai làm gì” trong đoạn văn sau:

Đêm trăng – Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần bên boong sau ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây quần đến quanh tàu như để chia vui.

Trả lời:

Đêm trăng – Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần bên boong sau ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây quần đến quanh tàu như để chia vui.

Bài 3. Gạch chân dưới câu khiến trong câu chuyện sau:

Bác lính đi đầu, dẫn họ vào bảo người đi săn:

- Anh phải trở lại xem khi bọn mình tóm cẳng chúng rồi, chúng sẽ đú đởn thế nào.

Bác bố trí cho cả bọn đứng quang lũ cướp rồi bác cầm chai nước uống một hơi, vung chai lên đầu chúng, kêi:

- Tất cả chúng bay phải sống!

Ngay lúc đó, chúng lại cử động, nhưng chúng bị quật xuống, chân tay bị trói lại. Rồi bác lính bảo ném chúng như ném một cái bị lên một chiếc xe.

(Truyện cổ Grim)

Trả lời:

Bác lính đi đầu, dẫn họ vào bảo người đi săn:

- Anh phải trở lại xem khi bọn mình tóm cẳng chúng rồi, chúng sẽ đú đởn thế nào.

Bác bố trí cho cả bọn đứng quang lũ cướp rồi bác cầm chai nước uống một hơi, vung chai lên đầu chúng, kêu:

- Tất cả chúng bay phải sống!

Ngay lúc đó, chúng lại cử động, nhưng chúng bị quật xuống, chân tay bị trói lại. Rồi bác lính bảo ném chúng như ném một cái bị lên một chiếc xe.

(Truyện cổ Grim)

Bài 4. Chuyển câu kể sau thành câu khiến:

Câu kể: Lan tưới rau.

Câu khiến: ..........................................................................................

Câu kể: Nam đi học.

Câu khiến: ..........................................................................................

Trả lời:

Câu kể: Lan tưới rau.

Câu khiến: Lan hãy tưới rau nhé!

Câu kể: Nam đi học.

Câu khiến: Nam đi học đi!

Bài 5. Viết đoạn văn tả người thân mà em yêu quý.

Trả lời:

Bà ngoại của em năm nay đã sáu mươi tuổi. Trước đây bà là một cô giáo nhưng hiện tại bà đã về hưu. Bà rất hiền, và rất yêu thương con cháu. Mỗi lần về quê chơi, bà đều kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích. Giọng kể của bà rất hấp dẫn. Đặc biệt, bà của em nấu ăn rất ngon. Em thích ăn nhất là món sườn xào chua ngọt do bà nấu. Em luôn mong muốn bà có thật nhiều sức khỏe để sống thật lâu với em.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học