Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định (siêu hay)

Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định (siêu hay)

Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định Toán lớp 10 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 10.

Bài viết Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định gồm 4 phần: Lí thuyết tổng hợp, Công thức, Ví dụ minh họa và Bài tập tự luyện có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định Toán 10.

                                        Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định

I. Lý thuyết tổng hợp.

- Mệnh đề: Là câu khẳng định có thể xác định được tính đúng hoặc sai của nó. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.

- Mệnh đề chứa biến: Là câu khẳng định mà sự đúng đắn, hay sai của nó còn tùy thuộc vào một hay nhiều yếu tố biến đổi.

- Mệnh đề phủ định: Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là mệnh đề trái ngược với P, kí hiệu là Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định. Nếu P đúng thì Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định sai, nếu P sai thì Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định đúng.

- Mệnh đề kéo theo: Có dạng "Nếu A thì B" (A và B là hai mệnh đề ), kí hiệu là A => B. Tính đúng, sai của mệnh đề kéo theo: Mệnh đề A => B chỉ sai khi A đúng và B sai.

- Mệnh đề đảo: Mệnh đề B => A là mệnh đề đảo của mệnh đề A => B.

- Mệnh đề tương đương: Nếu A => B là một mệnh đề đúng và mệnh đề B => A cũng là một mệnh đề đúng thì ta nói A tương đương với B, kí hiệu: A ⇔ B. Khi  A ⇔ B, ta cũng nói A là điều kiện cần và đủ để có B hoặc A khi và chỉ khi B hay A nếu và chỉ nếu B.

- Kí hiệu ∀: Đọc là “ với mọi ” . 

- Kí hiệu ∃: Đọc là “có một” (“tồn tại một”) hoặc “có ít nhất một” (“tồn tại ít nhất một”).

II. Các công thức.

- Với mệnh đề Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định là mệnh đề phủ định của P thì:

+ P sai ⇔ Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định đúng

+ P đúng ⇔ Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định sai

- Mệnh đề A => B chỉ sai khi A đúng và B sai. 

- Mệnh đề đảo của mệnh đề A => B là mệnh đề B => A

- Nếu  A => B và B => A đồng thời là hai mệnh đề đúng thì A ⇔ B.

- Cho P(x) là mệnh đề chứa biến, x thuộc tập hợp X. Với bất kì x thì P(x) là mệnh đề đúng, tức là: ∀x ∈ X : P(x)

-  Cho P(x) là mệnh đề chứa biến, x thuộc tập hợp X. Có ít nhất một giá trị x để P(x) là mệnh đề đúng, tức là: ∃x ∈ X : P(x)

- Mệnh đề phủ định của mệnh đề ∀x ∈ X : P(x) là ∃x ∈ X : Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định

                             Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định

III. Ví dụ minh họa.

Bài 1: Cho mệnh đề A: “Phương trình x2 - 4x + 3 = 0 có hai nghiệm trái dấu”. Xét tính đúng sai của mệnh đề Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định.

Lời giải:

Xét mệnh đề A: “Phương trình x2 - 4x + 3 = 0 có hai nghiệm trái dấu”.

Xét phương trình x2 - 4x + 3 = 0 có : 1 – 4 + 3 = 0 Phương trình có hai nghiệm: x1 = 1; x2 = 3 (cùng dấu ) 

=> Mệnh đề A là mệnh đề sai. 

Mà mệnh đề Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định là mệnh đề phủ định của A nên khi A là mệnh đề sai thì Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định là mệnh đề đúng.

Vậy mệnh đề Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định là mệnh đề đúng.

Bài 2: Cho mệnh đề A: “ Biểu thức A lớn hơn không ”, mệnh đề B: “ Biểu thức A nhỏ hơn không ” và mệnh đề C: “ Biểu thức A + 1 lớn hơn 1 ”. Với A = 1, hãy xét tính đúng sai của mệnh đề A => B và chứng minh rằng A ⇔ C.

Lời giải: 

Dễ thấy mệnh đề B: “ Biểu thức A nhỏ hơn không ”  là mệnh đề phủ định của mệnh đề A: “ Biểu thức A lớn hơn không ”. Mà theo đề bài, ta có: mệnh đề A  với A = 1 > 0 là đúng => mệnh đề B sai. 

Khi đó, mệnh đề A => B là mệnh đề sai vì A là mệnh đề đúng và B là mệnh đề sai. 

Ta có:  A = 1 => A > 0 => A + 1  > 0 + 1 => A + 1 > 1. 

Từ đó ta thấy A => C là mệnh đề đúng. (1)

Ta có: A = 1 => A + 1 >  1 => A + 1 – 1 > 1 – 1 => A > 0  

Từ đó ta thấy C => A là mệnh đề đúng. (2)

Từ (1) và (2) ta có: A ⇔ C.

Bài 3: Cho mệnh đề chứa biến ∀x ∈ R : x2 > 0. Xét tính đúng sai và viết mệnh đề phủ định của nó. 

Lời giải:

Ta có: x = 0 => x2 = 0 nên ∀x ∈ R : x2 > 0 là mệnh đề sai. 

Mệnh đề phủ định của mệnh đề ∀x ∈ R : x2 > 0 là ∃x ∈ R : x2 ≤ 0

IV. Bài tập tự luyện.

Bài 1: Cho mệnh đề A: “4 + 5 = 9 ”. Xét tính đúng sai của mệnh đề Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định.

Bài 2: Cho mệnh đề Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định. Xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định của nó.

Xem thêm các Công thức Toán lớp 10 quan trọng hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên