Công thức về mối liên hệ các tập hợp số (siêu hay)
Công thức về mối liên hệ các tập hợp số (siêu hay)
Công thức về mối liên hệ các tập hợp số Toán lớp 10 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 10.
Bài viết Công thức về mối liên hệ các tập hợp số gồm 4 phần: Lí thuyết tổng hợp, Công thức, Ví dụ minh họa và Bài tập tự luyện có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức về mối liên hệ các tập hợp số Toán 10.
I. Lí thuyết tổng hợp.
- Tập hợp của các số tự nhiên: quy ước kí hiệu là N:N = {0; 1; 2; 3; 4; 5; ..}.
- Tập hợp của các số nguyên: quy ước kí hiệu là Z:Z = {..., -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; ...}. Tập hợp số nguyên bao gồm các phân tử là các số tự nhiên và các phần tử đối của các số tự nhiên.
- Tập hợp của các số nguyên dương kí hiệu là N∗:N∗ = {1; 2; 3; 4;… }
- Tập hợp của các số hữu tỉ, được quy ước kí hiệu là Q:Q = . Một số hữu tỉ có thể được biểu diễn bằng một số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Tập hợp của các số thực được quy ước kí hiệu là R. Mỗi số được biểu diễn bằng một số thập phân vô hạn không tuần hoàn được ta gọi là một số vô tỉ. Tập hợp các số vô tỉ được quy ước kí hiệu là I. Tập hợp của các số thực bao gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ.
- Mối quan hệ các tập hợp số
R = Q ∪ I
N ⊂ Z ⊂ Q ⊂ R
- Các tập hợp con thường gặp của tập hợp số thực
Kí hiệu -∞ đọc là âm vô cực (hoặc âm vô cùng), kí hiệu +∞ đọc là dương vô cực (hoặc dương vô cùng)
+ Khoảng:
(a; b) = {x ∈ R | a < x < b}
(a; +∞) = {x ∈ R | a < x}
(-∞; b) = {x ∈ R | x < b}
+ Đoạn:
[a; b] = {x ∈ R | a ≤ x ≤ b}
+ Nửa khoảng:
[a; b) = {x ∈ R | a ≤ x < b}
(a; b] = {x ∈ R | a < x ≤ b}
[a; +∞) = {x ∈ R| a ≤ x}
(-∞; b] = {x ∈ R | x ≤ b}
R = (-∞;+∞)
II. Các công thức.
- Tập hợp của các số tự nhiên :N = {0; 1; 2; 3; 4; 5; ..}.
- Tập hợp của các số nguyên :Z = {...; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; ...}.
- Tập hợp của các số nguyên dương :N∗ = { 1; 2; 3; 4;… }
- Tập hợp của các số hữu tỉ: . Số hữu tỉ là số có thể được biểu diễn bằng một số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Tập hợp các số vô tỉ là I. Số vô tỉ là số được biểu diễn bằng một số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
- Tập hợp của các số thực bao gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ.
- Mối quan hệ các tập hợp số
R = Q ∪ I
I ⊂ R
N∗ ⊂ N ⊂ Z ⊂ Q ⊂ R
- Khoảng:
(a; b) = {x ∈ R | a < x < b}
(a; +∞) = {x ∈ R | a < x}
(-∞; b) = {x ∈ R | x < b}
- Đoạn:
[a; b] = {x ∈ R | a ≤ x ≤ b}
- Nửa khoảng:
[a; b) = {x ∈ R | a ≤ x < b}
(a; b] = {x ∈ R | a < x ≤ b}
[a; +∞) = {x ∈ R | a ≤ x}
(-∞; b] = {x ∈ R | x ≤ b}
III. Ví dụ minh họa.
Bài 1: Cho , xác định các tập hợp số mà nó thuộc vào.
Lời giải:
Có = 0,75 => x ∈ Q
Mà Q ∈ R nên ta có: x ∈ R
Vậy thuộc vào tập số hữu tỉ và thuộc vào tập số thực.
Bài 2: Biểu diễn tập hợp nghiệm của các bất phương trình sau dưới dạng khoảng, nửa khoảng hoặc đoạn.
a) 3x + 9 > 2x – 8
b) 4x – 2 ≤ 9 – 2x
c) 4 – 2x ≤ 5x ≤ 6 – 2x
Lời giải:
a) 3x + 9 > 2x – 8
⇔ 3x – 2x > – 8 – 9
⇔ x > – 17
Vậy x ∈ {-17; +∞}
b) 4x – 3 ≤ 9 – 2x
⇔ 4x + 2x ≤ 9 + 3
⇔ 6x ≤ 12
⇔ x ≤ 2
Vậy x ∈ (-∞;2)
c) 4 – 2x ≤ 5x ≤ 6 – 2x
Vậy
Bài 3: Liệt kê tất cả phần tử của tập hợp B = {x ∈ Z | 6x2 - 5x + 1 = 0 }
Lời giải:
Xét phương trình: 6x2 - 5x + 1 = 0 có : Δ = (-5)2 - 4.6.1 = 1 > 0
=> Phương trình có hai nghiệm phân biệt:
=> B = ∅
IV. Bài tập tự luyện.
Bài 1: Liệt kê các phần tử của các tập hợp sau:
a) B = {x ∈ Q | x2 - 5x + 6 = 0 }
b) [-3; 1) ∪ (0; 4]
Bài 2: Cho phương trình -x2 + 7x + 5 = 0 . Xác định tập hợp số mà các nghiệm của phương trình thuộc vào.
Xem thêm các Công thức Toán lớp 10 quan trọng hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)