Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) - Cánh diều

Với tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 10.

Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) - Cánh diều

Lý thuyết Hàm số và đồ thị

1. Hàm số

Quảng cáo

1.1. Định nghĩa

Cho tập hợp khác rỗng D. Nếu với mỗi giá trị của x thuộc D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập hợp số thực thì ta có một hàm số.

Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x.

Tập D được gọi là tập xác định của hàm số.

Kí hiệu hàm số: y = f(x), xD.

Ví dụ:

a) Với hình tròn có bán kính r và đường kính d, ta có d=12.r. Như vậy d là hàm số của r vì mỗi giá trị của r chỉ cho đúng một giá trị của d.

b) Biểu thức y2=x, như vậy ta thấy y không phải là hàm số của x vì khi x = 1 ta có hai giá trị của y là 1 và -1.

1.2. Cách cho hàm số

a) Hàm số cho bằng một công thức

Hàm số được cho bằng biểu thức, cùng cách nói với hàm số cho bằng công thức.

Tập xác định của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.

Ví dụ:

Quảng cáo


a) Tìm tập xác định của hàm số y=1x-2

Biểu thức 1x-2 có nghĩa khi x - 2 0 ⇔ x ≠ 2, vì vậy tập xác định của hàm số đã cho là: D = {x | x2} = \{2}

b) Tìm tập xác định của hàm số y=x-2

Biểu thức x-2 có nghĩa khi x - 2 ≥ 0 ⇔ x ≥ 2, vì vậy tập xác định của hàm số đã cho là: D = {x | x2} = [2; +)

b) Hàm số cho bằng nhiều công thức

Một hàm số có thể được cho bằng nhiều công thức.

Ví dụ:

Cho hàm số: f(x) = Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

a) Tìm tập xác định của hàm số trên?

b) Tính giá trị của hàm số khi x = -5; x = 0; x = 2022.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải:

a) Hàm số f(x) có nghĩa khi x < 0; x > 0; x = 0 nên tập xác định của hàm số là: D=

b) Với x = -5 < 0 thì f(-5) = -1;

Với x = 0 thì f(0) = 0;

Với x = 2022 > 1 thì f(2022) = 1.

Vậy giá trị của hàm số tại x = -5; x = 0; x = 2022 lần lượt là f(-5) = -1; f(0) = 0; f(2022) = 1.

Chú ý: Giả sử hàm số y = f(x) có tập xác định là D. Khi biến số x thay đổi trong tập D thì tập hợp các giá trị y tương ứng được gọi là tập giá trị của hàm số.

c) Hàm số không cho bằng công thức

Trong thực tiễn, có những tình huống dẫn tới những hàm số không thể cho bằng không thức (hoặc nhiều công thức).

Ví dụ: Biểu đồ lượng mưa tại Hà Nội trong năm 2021 (Đơn vị: mm)

Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Quảng cáo

a) Xác định tập hợp các tháng được nêu trong biểu đồ.

b) Tương ứng tháng với lượng mưa trung bình của tháng đó có phải là hàm số không? Giải thích.

Giải:

a) Tập hợp các tháng là: D = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}

b) Mỗi tháng tương ứng xác định với đúng một giá trị của lượng mưa nên tương ứng đó xác định một hàm số. Hàm số đó có thể được cho bằng bảng như sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa

(mm)

6

29

45

161

335

229

366

247

107

8

24

28

2. Đồ thị của hàm số

Đồ thị của hàm số y = f(x) xác định trên tập hợp D là tập hợp tất cả các điểm

M(x; f(x)) trong mặt phẳng toạ độ Oxy với mọi x thuộc D.

Ví dụ: Cho hàm số y = x + 3

a) Vẽ đồ thị hàm số trên.

b) Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho ba điểm: A(0; 3); B(1;2); C(1; 1). Xác định điểm thuộc và không thuộc đồ thị trên.

Giải:

a) Khi x = 0 thay vào hàm số y = x + 3 ta được y = 3 như vậy đồ thị cắt trục Oy tại điểm (0;3).

Khi y = 0 thay vào hàm số y = x + 3 ta được x = -3 như vậy đồ thị cắt trục Ox tại điểm (-3; 0). Ta vẽ được đồ thị đi qua hai điểm trên.

Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Đồ thị hàm số y = x + 3

b) Khi x = 0 thì y = 3; khi x = 1 thì y = 4. Vậy điểm điểm A(0; 3) thuộc đồ thị hàm số, điểm B(1; 2); C(1;1) không thuộc đồ thị.

Chú ý:

- Điểm M(a;b) trong mặt phẳng toạ độ Oxy thuộc đồ thị hàm số y = f(x), xD khi và chỉ khi Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

- Để chứng tỏ điểm M(a; b) trong mặt phẳng toạ độ không thuộc đồ thị hàm số

y = f(x), xD, ta có thể kiểm tra một trong hai khả năng sau:

Khả năng 1: Chứng tỏ rằng a D

Khả năng 2: Khi a D thì chứng tỏ rằng b ≠ f(a).

3. Sự biến của hàm số

Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b):

- Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến trên khoảng (a; b) nếu

x1,x2a;b,x1<x2f(x1)<f(x2)

- Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến trên khoảng (a; b) nếu

x1,x2a;b,x1<x2f(x1)>f(x2)

Ví dụ: Cho hàm số y = f(x) = x2

Xét sự biến thiên của hàm số trên khoảng (-∞; 0) và (0; +∞).

Hướng dẫn giải

+) Trên khoảng (-∞; 0) hàm số luôn xác định

Lấy x1, x2 ∈ (-∞; 0) thỏa mãn x1 < x2.

Vì x1 < x2 < 0 nên x12 > x22 hay f(x1) > f(x2)

Do đó hàm số nghịch biến trên (-∞; 0).

+) Trên khoảng (0; +∞) hàm số luôn xác định

Lấy x1, x2 ∈ (0; +∞) thỏa mãn x1 < x2.

Vì 0 < x1 < x2 nên x12 < x22 hay f(x1) < f(x2)

Do đó hàm số đồng biến trên (0; +∞).

Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên (-∞; 0) và đồng biến trên (0; +∞).

Bảng biến thiên:

Đây là bảng thiên của hàm số y = x2.

Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

- Dấu mũi tên đi xuống từ +∞ đến 0 diễn tả hàm số nghịch biến trên khoảng (-∞; 0)

- Dấu mũi tên đi lên từ 0 đến +∞ diễn ta hàm số đồng biến trên khoảng (0; +∞).

Đồ thị hàm số:

Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

- Ta thấy hàm số nghịch biến trên khoảng (-∞; 0) khi đồ thị hàm số trên khoảng đó “đi xuống”.

- Hàm số đồng biến trên khoảng (0; +∞) khi đồ thị hàm số trên khoảng đó “đi lên”.

Bài tập Hàm số và đồ thị

Bài 1. Tìm tập xác định của mỗi hàm số sau:

a) y = -x2

b) y = 2-3x

c) y = 4x+1

d) y= Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

a) Tập xác định D =

b) Biểu thức 2-3x có nghĩa khi 2 - 3x ≥ 0 ⇔ x ≤ 23. Vì vậy tập xác định của hàm số: D = {xR | x23} = (-; 23].

c) Biểu thức y = 4x+1 có nghĩa khi x + 1 ≠ 0 ⇔ x ≠ - 1. Vì vậy tập xác định của hàm số: D = {x | x-1} = \{-1}.

d) Ta thấy hàm số có nghĩa với mọi xx\ nên tập xác định của hàm số là: D = .

Bài 2. Bảng dưới đây cho biết chỉ số PM2,5 ở thành phố Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 12 của năm 2019.

Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

a) Nêu chỉ số PM2,5 trong tháng 2; tháng 5; tháng 10

b) Chỉ số PM2,5 có phải hàm số của tháng không? Tại sao.

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy:

Tháng 2: chỉ số PM2,5 là 36,0 μg/m3

Tháng 5: chỉ số PM2,5 là 45,8 μg/m3

Tháng 10: chỉ số PM2,5 là 43,2 μg/m3

b) Mỗi tháng chỉ tương ứng với đúng một chỉ số nên chỉ số PM2,5 là hàm số của tháng

Bài 3. Cho hàm số y = -2x2

a)Điểmnào trong các điểm (−1;−2); (0;0); (0;1); (2021;1)thuộc đồ thị của hàm số trên?

b) Tìm những điểm thuộc đồ thị hàm số có hoành độ lần lượt bằng −2;3và 10.

c) Tìm những điểm thuộc đồ thị hàm số có tung độ bằng −18.

Hướng dẫn giải

a)

- Thay toạ độ (-1; -2) vào hàm số y = -2x2 ta được: -2 = -2.-12 (Đúng). Như vậy, điểm (-1; -2) thuộc đồ thị.

- Thay toạ độ (0; 0) vào hàm số y = -2x2 ta được: 0 = -2.02 (Đúng). Như vậy điểm (0; 0) thuộc đồ thị.

- Thay toạ độ (0;1) vào hàm số y = -2x2 ta được: 1 = -2.02= 0 (Sai). Như vậy điểm (0;1) không thuộc đồ thị.

- Thay điểm toạ độ (2021; 1) vào hàm số y = -2x2 ta được: 1 = -2.20212(Sai). Như vậy điểm (2021; 1) không thuộc đồ thị.

b)

- Thay x = -2 vào hàm số y = -2x2, ta được: y = -2.-22= -8. Khi đó ta được điểm có tọa độ (-2; -8).

- Thay x = 3 vào hàm số y = -2x2, ta được: y = -2.32= -18. Khi đó ta được điểm có tọa độ (3; -18).

- Thay x = 10 vào hàm số y = -2x2, ta được: y = -2.102= -200. Khi đó ta được điểm có tọa độ (10; -200).

Vậy những điểm cần tìm là: (-2; -8); (3; -18) và (10; -200).

c) Thay y = -18 vào hàm số y = -2x2, ta được:

-18=-2x2x2=9x=±3

Khi đó ta được hai điểm có tọa độ (3; -18) và (-3; -18).

Vậy tọa độ những điểm cần tìm là (3; -18) và (-3; -18).

Bài 4. Cho đồ thị hàm số y = f(x) như hình.

Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

a) Trong các điểm có toạ độ (1; -2); (0; 0); (2; -1) điểm nào thuộc đồ thị hàm số? Điểm nào không thuộc đồ thị hàm số?

b) Xác định f(0); f(3).

c) Tìm điểm thuộc đồ thị có tung độ bằng 0.

Hướng dẫn giải

a) Ta xác định các điểm A, O, B tương ứng với tọa độ (1; -2); (0; 0); (2; -1) trên hình:

Hàm số và đồ thị (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Quan sát đồ thị ta thấy điểm A có hoành độ bằng 1 và tung độ bằng -2 thuộc đồ thị của hàm số; Điểm B có hoành độ bằng 2 và tung độ bằng -1 thuộc đồ thị của hàm số; Điểm (0; 0) không thuộc đồ thị hàm số.

b)

- Giá trị của f(0) chính là giao điểm của đường thẳng x = 0 với đồ thị hàm số y = f(x). Quan sát đồ thị ta thấy giao điểm có hoành độ bằng -1 nên f(0) = -1

- Giá trị của f(3) chính là giao điểm của đường thẳng x = 3 với đồ thị hàm số y = f(x). Quan sát đồ thị ta thấy đường thẳng x = 3 song song với Oy nên f(3) = 0

Vậy f(0) = -1 và f(3) = 0.

c) Điểm thuộc đồ thị có tung độ bằng 0 chính là giao điểm của đường thẳng y = 0 và đồ thị. Quan sát đồ thị ta thấy có hai giao điểm với hoành độ là x = - 1 và x = 3.

Do đó ta có hai giao điểm của đồ thị và trục Ox là (-1; 0) và (3; 0).

Học tốt Hàm số và đồ thị

Các bài học để học tốt Hàm số và đồ thị Toán lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên