Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) - Cánh diều

Với tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 2: Giải tam giác. Tính diện tích tam giác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 10.

Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) - Cánh diều

Lý thuyết Giải tam giác. Tính diện tích tam giác

1. Tính các cạnh và góc của tam giác dựa trên một số điều kiện cho trước

Quảng cáo

Như ta đã biết, một tam giác hoàn toàn xác định nếu biết một trong những dữ kiện sau:

- Biết độ dài hai cạnh và độ lớn góc xen giữa hai cạnh đó;

- Biết độ dài ba cạnh;

- Biết độ dài một cạnh và độ lớn hai góc kề với cạnh đó.

Giải tam giác là tính các cạnh và các góc của tam giác dựa trên những dữ kiện cho trước.

Ví dụ:Cho tam giác ABC có AB = 4, BC = 6, AC = 27. Điểm M thuộc đoạn BC sao cho MC = 2MB.

a) Tính cos các góc của tam giác ABC.

b) Tính độ dài cạnh AM.

Hướng dẫn giải:

Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Quảng cáo


a) Theo định lí cosin trong tam giác ABC ta có:

cosB = AB2+BC2-AC22AB.BC=42+62-2722.4.6=12

B^= 60°.

cosC = AC2+BC2-AB22AC.BC=272+62-422.27.6=277

cosA = AB2+AC2-BC22AB.AC=42+272-622.4.27=714

b) Ta có:

MC = 2MB ⇒ MBMC=12MBBC=13

⇒ MB = 13BC = 13.6 = 2

Áp dụng định lí cosin trong tam giác AMB ta có:

AM2 = AB2 + BM2 – 2AB.BM.cosB = 42 + 22 – 2.4.2.12 = 12

⇒ AM = 12=23

Quảng cáo

Ví dụ: Cho tam giác ABC có B^=35°; C^=50°và cạnh AC = 15 cm. Tính các cạnh còn lại của tam giác ABC (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2).

Hướng dẫn giải:

Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Ta có:

A^+ B^+ C^= 180° (tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra:

A^= 180° - B^- C^= 180° - 35° - 50° = 95°

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có:

BCsinA=ACsinB=ABsinC

Suy ra:

BC = AC.sinAsinB=15.sin950sin350≈ 26,05cm

AB = AC.sinCsinB=15.sin500sin350 ≈ 20,03cm

Vậy BC = 26,05cm và AB ≈ 20,03 cm.

Quảng cáo

2. Tính diện tích tam giác

Công thức tính diện tích tam giác:

Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c. Khi đó, diện tích S của tam giác ABC là:

S = 12bc.sinA = 12ca.sinB = 12ab.sinC

Ví dụ: Cho tam giác ABC có BC = 42, A^= 45°, B^= 120°. Tính diện tích tam giác ABC.

Hướng dẫn giải:

Ta có:

A^+ B^+ C^= 180° (tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra: C^= 180° - A^- B^= 180° - 45° - 120° = 15°

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có:

BCsinA=ACsinB=ABsinC

Suy ra:

AC = BC.sinBsinA=42.sin1200sin450=43;

AB = AC.sinCsinB=43.sin150sin1200=26-22;

Diện tích tam giác ABC là:

S = 12AC.AB.sinA = 12.43.26-22.sin450= 12-43 (đơn vị diện tích).

Công thức Heron:

Công thức toán học Heron được sử dụng để tính diện tích của một tam giác theo độ dài ba cạnh như sau:

Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c, p=a+b+c2. Khi đó, diện tích S của tam giác ABC là:

S=pp-ap-bp-c.

Trong đó p là nửa chu vi tam giác ABC.

Ví dụ: Chứng minh công thức Heron.

Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Hướng dẫn giải:

Gọi a, b, c lần lượt là 3 cạnh của tam giác và A, B, C lần lượt là các góc đối diện của các cạnh. Theo hệ quả định lý cosin, ta có:

cosC = a2+b2+c22ab.

Mà:

sin2C + cos2C = 1

⇒ sinC = 1-cos2C=1-a2+b2-c22ab2=4a2b2-a2+b2+c222ab

Ta có công thức tính diện tích tam giác ABC:

Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Với p=a+b+c2.

Suy ra S=pp-ap-bp-c(đpcm).

Ví dụ: Cho tam giác ABC có BC = 9, CA = 6, AB = 5. Tính diện tích tam giác ABC.

Hướng dẫn giải:

Nửa chu vi tam giác ABC là:

p=AB+AC+BC2=5+6+92=10

Áp dụng công thức Heron, diện tích tam giác ABC là:

S=pp-ABp-ACp-BC=1010-510-610-9=102 (đvdt)

3. Áp dụng vào bài toán thực tiễn.

Trong thực tiễn, ta có thể áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vào các bài toán như tính khoảng cách giữa hai vị trí, tính diện tích,... giúp cho việc tính toán trở nên chính xác và nhanh chóng hơn. Chúng ta có thể xem ví dụ sau:

Ví dụ: Đường dây cao thế nối thẳng từ vị trí A đến vị trí B dài 10 km, từ vị trí A đến vị trí C dài 8 km, góc tạo bởi hai đường dây trên bằng 75°. Tính khoảng cách từ vị trí B đến vị trí C (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2).

Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định lí cosin vào tam giác ABC ta có:

BC2 = AB2 + AC2 – 2AB.AC.cosA = 82 + 102 - 2.8.10.cos75° 122,59

BC 11,07

Vậy khoảng cách từ B đến C là khoảng 11,07 km.

Bài tập Giải tam giác. Tính diện tích tam giác

Bài 1: Cho tam giác ABC có AB = 12, BC = 15, AC = 13.

a) Tính số đo các góc của tam giác ABC (làm tròn kết quả đến phút).

b) Tính diện tam giác ABC.

Hướng dẫn giải:

Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

a) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có:

AB2 = AC2 + BC2 – 2AC.BC.cosACB^

⇔ 122 = 132 + 152 – 2.13.15.cosACB^

cosACB^ = 132+152-1222.13.15

cosACB^= 2539

ACB^≈ 50°8’

AC2 = AB2 + BC2 – 2AB.BC.cosABC^

⇔ 132 = 122 + 152 – 2.12.15.cosABC^

cosABC^ = 122+152-1322.12.15

cosABC^ = 59

ABC^ ≈ 56°15’

Vì tổng ba góc của một tam giác là 180° nên ta có:

ABC^+BAC^+ACB^=180°BAC^=180°-ACB^-ABC^

BAC^ = 180° - 50°8’ - 56°15’ = 72°37’

b) Nửa chu vi tam giác ABC là:

p=AB+AC+BC2=12+13+152=20

Diện tích tam giác ABC là:

S=pp-ABp-ACp-BC=2020-1220-1320-15=2014 (đvdt).

Bài 2:Một cây cột điện cao 20m được đóng trên một triền dốc thẳng nghiêng hợp với phương nằm ngang một góc 17°. Người ta nối một dây cáp từ đỉnh cột điện đến cuối dốc. Tính chiều dài của dây cáp biết rằng đoạn đường từ đáy cọc đến cuối dốc bằng 72 m (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2).

Hướng dẫn giải:

Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Bài toán được mô phỏng lại như hình vẽ vớiA, B lần lượt là điểm cuối dốc, chân của triền dốc; C, D lần lượt là chân và đỉnh của cây cột điện.

Suy ra chiều dài của dây cáp là đoạn AD.

Theo bài ra ta có: CD = 20m, AB = 72m, CAB^= 17°, ABD^= 90°.

ACB^ = 180° - CAB^- ABD^= 180° - 17° - 90° = 73° (tổng ba góc một tam giác bằng 180°).

ACD^= 180° - ACB^= 180° - 73° = 107°

Tam giác ABC vuông tại B ⇒ AC = ABcosCAB^=72cos17°≈ 75,3 (m)

Áp dụng định lí cosin trong tam giác ACD, ta có:

AD2 = AC2 + CD2 – 2AC.CD.cosACD^

= (75,3)2 + 202 – 2.75,3.20.cos107° ≈ 6950,7

AD = 83,4m

Vậy chiều dài của dây cáp là 83,4m.

Bài 3: Một hành khách ngồi trong máy bay, bay ở độ cao 10 km nhìn xuống hai thị trấn dưới mặt đất. Góc hợp bởi phương ngang và hai thị trấn lần lượt là 28° và 55° (hình vẽ). Tính khoảng cách giữa hai thị trấn.

Giải tam giác. Tính diện tích tam giác (Lý thuyết Toán lớp 10) | Cánh diều

Hướng dẫn giải:

Đề bài yêu cầu chúng ta tính độ dài CD.

Ta có CAD^= 55° - 28° = 27°.

OAC^= 90° - 55° = 35°.

Và cosOAC^= AOAC. Do đó, AC = AOcosOAC^=10cos35°≈ 12,2km.

ACO^ = 180° - AOC^- OAC^= 180° - 90° - 35° = 55°

Trong tam giác ACD có ACD^= 180° - OAC^= 125°

ADC^= 180° - (ACD^+ CAD^) = 180° - (125° + 27°) = 28°.

Áp dụng định lí sin trong tam giác ACD, ta có:

⇔ CD = ACsin28°CD=12,2sin27°sin28°≈ 11,79km.

Vậy khoảng cách giữa hai thị trấn là 11,79km.

Học tốt Giải tam giác. Tính diện tích tam giác

Các bài học để học tốt Giải tam giác. Tính diện tích tam giác Toán lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên