Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn (Lý thuyết Toán lớp 7) - Kết nối tri thức

Với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn (Lý thuyết Toán lớp 7) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Lý thuyết Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn

1. Số thập phân vô hạn tuần hoàn

• Số thập phân vô hạn tuần hoàn là số thập phân có phần thập phân lặp lại và phần lặp lại vô hạn.

• Chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn là phần được lặp lại vô hạn lần.

• Số thập phân hữu hạn là số thập phân như 0,8; 1,25; …

Ví dụ:

+ Khi chia 5 cho 18 được thương là 0,2777…, chữ số 7 được lặp lại mãi. Nên 518=0,2777...=0,27là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 7.

Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức)

+ Phân số 722=0,31818...=0,318 là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 18.

+ Phân số 65888=0,073198198...=0,073198là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 198.

Chú ý:

• Mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

Ví dụ: Số 34=0,75; 1112=0,916.

2. Làm tròn số thập phân căn cứ vào độ chính xác cho trước

Khi làm tròn số đến một hàng nào đó, kết quả làm tròn có độ chính xác bằng một nửa đơn vị hàng làm tròn.

Ví dụ:

+ Làm tròn a = 37,222… đến hàng đơn vị thì được kết quả là 37. Ta viết 37,222… ≈ 37. Ta cũng nói rằng 37 là kết quả làm tròn của a = 37,222… với độ chính xác là 0,5.

Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức

+ Làm tròn số 6,5858… đến hàng phần mười ta được kết quả 6,5858… ≈ 6,6 với độ chính xác là 0,05.

+ Để làm tròn số 19,1094 với độ chính xác là 5, ta làm tròn đến hàng chục. Ta được 19,1094 ≈ 20.

Chú ý:

• Muốn làm tròn số thập phân với độ chính xác cho trước, ta có thể xác định hàng làm tròn thích hợp bằng cách sử dụng bảng dưới đây.

Hàng làm tròn

Độ chính xác

Trăm

50

Chục

5

Đơn vị

0,5

Phần mười

0,05

Phần trăm

0,005

Đọc thêm

• Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn. Ví dụ:

350=32.52=6100=0,06

• Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. Ví dụ: 16=12.3=0,1666...

• Mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ. Ví dụ:

0,1=19; 0,01=199; 0,21=2199;0,9=1

Bài tập Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn

Bài 1. Trong các số thập phân sau, số nào là số thập phân hữu hạn? Số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

a) 0,202

b) 0,9(86)

c) – 1,(3)

d) – 6,25

e) 5,343(12)

f) 0,30300300030000… (viết liên tiếp các số 30; 300; 3000; 30 000; … sau dấu phẩy).

Hướng dẫn giải

a) 0,202 là số thập phân hữu hạn.

b) 0,9(86) có số 86 ở phần thập phân được lặp lại mãi nên 0,9(86) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

c) – 1,(3) có số 3 ở phần thập phân được lặp lại mãi nên – 1,(3) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

d) – 6,25 là số thập phân hữu hạn.

e) 5,343(12) có số 12 ở phần thập phân được lặp lại mãi nên 5,343(12) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

f) 0,30300300030000… (viết liên tiếp các số 30; 300; 3000; 30 000; … sau dấu phẩy) không là số thập phân hữu hạn, cũng không là số thập phân vô hạn tuần hoàn vì phần thập phân không được lặp lại đều đặn.

Bài 2. Sử dụng chu kì, hãy viết gọn các số thập phân vô hạn tuần hoàn dưới đây:

a) 0,010101…

b) – 0,13888…

c) 5,3022121…

d) 0,1636363…

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy số 0,010101… phần thập phân có chu kỳ là 01 nên 0,010101… = 0,(01)

b) Ta thấy số – 0,13888…  phần thập phân có chu kỳ là 8 nên – 0,13888… = – 0,13(8)

c) Ta thấy số 5,3022121… phần thập phân có chu kỳ là 21 nên 5,3022121… = 5,302(21)

d) Ta thấy số 0,1636363… phần thập phân có chu kỳ là 63 nên 0,1636363… = 0,1(63)

Bài 3. Làm tròn các số 1,41421…; 1,9(81); 7,(35).

a) đến chữ số thập phân thứ ba;

b) với độ chính xác là 0,005.

Hướng dẫn giải

a) đến chữ số thập phân thứ ba

Số 1,41421… có chữ số sau chữ số thập phân thứ ba là 2 < 5.

Nên 1,41421… ≈ 1,414

Số 1,9(81) = 1,98181… có chữ số sau chữ số thập phân thứ ba là 8 > 5.

Nên 1,9(81) ≈ 1,982

Số 7,(35) = 7,3535… có chữ số sau chữ số thập phân thứ ba là 5 = 5.

Nên 7,(35) ≈ 7,354

b) với độ chính xác là 0,005 tức là làm tròn đến hàng phần trăm

Số 1,41421… có chữ số sau hàng phần trăm là 4 < 5.

Nên 1,41421… ≈ 1,41

Số 1,9(81) = 1,98181… có chữ số sau hàng phần trăm là 1 < 5.

Nên 1,9(81) ≈ 1,98

Số 7,(35) = 7,3535… có chữ số sau hàng phần trăm là 3 < 5.

Nên 7,(35) ≈ 7,35.

Học tốt Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn

Các bài học để học tốt Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn Toán lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát sgk Toán 7 Tập 1 & Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên