Tần số. Tần số tương đối (Lý thuyết Toán lớp 9) | Cánh diều
Với tóm tắt lý thuyết Toán 9 Bài 2: Tần số. Tần số tương đối sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 9.
Tần số. Tần số tương đối (Lý thuyết Toán lớp 9) | Cánh diều
Lý thuyết Tần số. Tần số tương đối
1. Tần số. Bảng tần số. Biểu đồ tần số
1.1. Tần số và bảng tần số
– Một tập gồm hữu hạn các dữ liệu thống kê được gọi là một mẫu. Số phần tử của một mẫu được gọi là kích thước mẫu (hay cỡ mẫu).
– Số lần xuất hiện của một giá trị trong mẫu dữ liệu thống kê được gọi là tấn số của giá trị đó.
– Để lập bảng tần số ở dạng bảng ngang, ta có thể làm như sau:
Bước 1. Xác định các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu và tìm tần số của mỗi giá trị đó.
Bước 2. Lập bảng gồm 2 dòng và một số cột
Theo thứ tự từ trên xuống dưới, ta lần lượt ghi:
+ Cột đầu tiên: Tên các giá trị (x), Tần số (n);
+ Các cột tiếp theo lần lượt ghi giá trị và tần số của giá trị đó;
+ Cột cuối cùng: Cộng, N = …
Ví dụ 1. Thống kê số lượng con cái (đơn vị: con) của mỗi hộ gia đình trong 40 hộ gia đình tham gia khảo sát tại khu chung cư S2 như sau:
a) Trong 40 số liệu thống kê ở trên có bao nhiêu giá trị khác nhau?
b) Tìm tần số của mỗi giá trị đó.
c) Lập bảng tần số (ở dạng bảng ngang) của mẫu số liệu thống kê trên.
Hướng dẫn giải
a) Trong 40 số liệu thống kê trên có 4 giá trị khác nhau là:
x1 = 0; x2 = 1; x3 = 2; x4 = 3.
b) Tần số của mỗi giá trị lần lượt là:
n1 = 5; n2 = 13; n3 = 15; n4 = 7.
c) Bảng tần số của mẫu số liệu thống kê trên như sau:
Số con (x) |
0 |
1 |
2 |
3 |
Cộng |
Tấn số (n) |
5 |
13 |
15 |
7 |
N = 40 |
Chú ý: Bảng tần số ở dạng bảng dọc được lập bảng cách tương tự như trên.
Chẳng hạn, trong Ví dụ 1, ta có bảng tần số ở dạng bảng dọc như sau:
Số con (x) |
Tần số (n) |
0 |
5 |
1 |
13 |
2 |
15 |
3 |
7 |
Cộng |
N = 40 |
Nhận xét: Đối với một mẫu dữ liệu thống kê, tần số của một giá trị phản ánh số lần lặp đi lặp lại giá trị đó trong mẫu dữ liệu thống kê đã cho.
1.2. Biểu đồ tần số
– Để trình bày mẫu dữ liệu một cách trực quan sinh động, dễ nhớ và gây ấn tượng, người ta sử dụng biểu đồ tần số.
– Người ta thường vẽ biểu đồ tần số ở dạng biểu đồ cột hoặc biểu đồ đoạn thẳng và có thể thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Lập bảng tần số của mẫu số liệu thống kê đó
Bước 2. Vẽ biểu đồ cột hoặc biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu thống kê trong bảng tần số nhận được ở Bước 1.
Ví dụ 2. Số sách bán được trong một tháng tại cửa hàng sách đã được thống kê với các danh mục giá bán sách như sau:
Giá sách (nghìn đồng) |
50 |
100 |
200 |
250 |
300 |
Số lượng sách |
20 |
28 |
10 |
7 |
15 |
a) Hãy vẽ biểu đồ tần số ở dạng biểu đồ cột của mẫu số liệu thống kê đó.
b) Dựa theo biểu đồ, hãy cho biết giá sách nào có số lượng bán được ít nhất?
Hướng dẫn giải
a) Bảng tần số của mẫu số liệu thống kê đó như sau:
Giá sách (x) |
50 nghìn đồng |
100 nghìn đồng |
200 nghìn đồng |
250 nghìn đồng |
300 nghìn đồng |
Cộng |
Tần số (n) |
20 |
28 |
10 |
7 |
15 |
N = 80 |
Biểu đồ tần số ở dạng biểu đồ cột của mẫu số liệu thống kê trên như sau:
b) Dựa theo biểu đồ trên, ta thấy số lượng sách bán được ít nhất là sách có mệnh giá 250 nghìn đồng.
2. Tần số tương đối. Bảng tần số tương đối. Biểu đồ tần số tương đối
2.1. Tần số tương đối và bảng tần số tương đối
– Tần số tương đối fi của giá trị xi là tỉ số giữa tần số ni của giá trị đó và số lượng N các dữ liệu trong mẫu dữ liệu thống kê:
Ta thường viết tần số tương đối dưới dạng phần trăm.
– Để lập bảng tần số tương đối ở dạng bảng ngang, ta có thể làm như sau:
Bước 1. Xác định các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu và tìm tần số tương đối của mỗi giá trị đó.
Bước 2. Lập bảng gồm 2 dòng và một số cột
Theo thứ tự từ trên xuống dưới, ta lần lượt ghi:
+ Cột đầu tiên: Tên các giá trị (x), Tần số tương đối (%)
+ Các cột tiếp theo lần lượt ghi giá trị và tần số tương đối của giá trị đó
+ Cột cuối cùng: Cộng, 100.
Chú ý: Bảng tần số tương đối ở dạng bảng dọc được lập bằng cách tương tự như trên.
Ví dụ 3. Sau buổi kiểm tra Toán, giáo viên thực hiện ghi lại số điểm mà một số học sinh đạt được như sau:
a) Mẫu số liệu có bao nhiêu giá trị khác nhau và tìm tần số của mỗi giá trị đó.
b) Lập bảng tần số và bảng tần số tương đối của mẫu số liệu thống kê trên.
c) Trong số học sinh được khảo sát, giáo viên muốn chọn ra 35% số học sinh có điểm cao nhất. Hỏi giáo viên cần chọn học sinh có bao nhiêu điểm?
Hướng dẫn giải
a) Mẫu số liệu có 6 giá trị khác nhau là
x1 = 5; x2 = 6; x3 = 7; x4 = 8; x5 = 9; x6 = 10.
Tần số của mỗi giá trị lần lượt là:
n1 = 4; n2 = 5; n3 = 4; n4 = 3; n5 = 3; n6 = 1.
b) Bảng tần số:
Điểm (x) |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Cộng |
Tần số (n) |
4 |
5 |
4 |
3 |
3 |
1 |
N = 20 |
Tần số tương đối của mỗi giá trị là:
Ta có bảng tần số tương đối như sau:
Điểm (x) |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Tần số tương đối (%) |
20 |
25 |
20 |
15 |
15 |
5 |
c) Vì 5% + 15% + 15% = 35% nên giáo viên muốn chọn ra 35% số học sinh có điểm cao nhất thì giáo viên cần chọn học sinh có điểm 8 hoặc điểm 9 hoặc điểm 10.
Nhận xét: Đối với một mẫu dữ liệu thống kê, tần số tương đối của một giá trị phản ánh giá trị đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thể thống kê.
2.2. Biểu đồ tần số tương đối ở dạng biểu đồ cột hoặc biểu đồ hình quạt tròn
– Để vẽ biểu đồ tần số tương đối ở dạng biểu đồ cột của một mẫu dữ liệu thống kê, ta có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1. Lập bảng tần số tương đối của mẫu số liệu thống kê đó.
Bước 2. Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số liệu thống kê trong bảng tần số tương đối nhận được ở Bước 1.
Ví dụ 4. Sau khi thu thập được dữ liệu về “Đồ ăn sáng bạn muốn ăn nhất” từ các nhân viên trong văn phòng, trưởng phòng đã lập bảng thống kê như sau:
Món ăn |
Bánh bao |
Bún riêu |
Phở bò |
Bún chả |
Bánh mì |
Số nhân viên |
4 |
8 |
10 |
9 |
9 |
a) Lập bảng tần số tương đối của mẫu số liệu thống kê đó.
b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn các số liệu thống kê đó.
Hướng dẫn giải
a) Bảng thống kê có 40 số liệu (N = 40) và có 5 giá trị khác nhau là:
x1 = Bánh bao; x2 = Bún riêu; x3 = Phở bò; x4 = Bún chả; x5 = Bánh mì.
Các giá trị x1 = Bánh bao; x2 = Bún riêu; x3 = Phở bò; x4 = Bún chả; x5 = Bánh mì lần lượt có tần số, tần số tương đối là:
n1 = 4; n2 = 8; n3 = 10; n4 = 9; n5 = 9.
Bảng tần số tương đối của mẫu số liệu thống kê:
Món ăn |
Bánh bao |
Bún riêu |
Phở bò |
Bún chả |
Bánh mì |
Cộng |
Tần số tương đối (%) |
10 |
20 |
25 |
22,5 |
22,5 |
100 |
b) Biểu đồ tần số tương đối dạng biểu đồ cột của mẫu số thiệu thống kê như sau:
– Để vẽ biểu đồ tần số tương đối ở dạng biểu đồ hình quạt tròn của một mẫu dữ liệu thống kê, ta có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1. Lập bảng tần số tương đối của mẫu số liệu thống kê đó.
Bước 2. Vẽ biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn số liệu thống kê trong bảng tần số tương đối nhận được ở Bước 1.
Ví dụ 5. Vẽ biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn các số liệu thống kê ở Ví dụ 4.
Hướng dẫn giải
Biểu đồ tần số tương đối dạng biểu đồ hình quạt tròn của mẫu số liệu thống kê ở Ví dụ 4 như sau:
Bài tập Tần số. Tần số tương đối
Bài 1. Trong bài thơ “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân có hai câu thơ:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”.
Mẫu dữ liệu thống kê các chữ cái Tiếng Việt xuất hiện trong hai câu thơ trên. Có bao nhiêu giá trị khác nhau?
A. 10;
B. 13;
C. 16;
D. 20.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Các chữ cái xuất hiện trong hai câu thơ là:
Q, U, Ê, H, Ư, Ơ, N, G, A, I, K, Ô, S, E, L, T.
Vậy có 16 chữ cái khác nhau nên có 16 giá trị khác nhau.
Bài 2. Kết quả điều tra cân nặng của một số học sinh lớp 9 được thể hiện dưới dạng bảng tần số như sau:
Cân nặng (kg) |
47 |
48 |
49 |
50 |
51 |
Cộng |
Tần số (n) |
2 |
8 |
3 |
6 |
2 |
21 |
Dựa theo bảng tần số hãy cho biết số học sinh nặng hơn 49 kg là bao nhiêu em?
A. 8;
B. 10;
C. 11;
D. 13.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Quan sát bảng tần số số học sinh có cân nặng lớn hơn 49 kg là gồm 6 học sinh nặng 50 kg và 2 học sinh nặng 51 kg.
Vậy có 6 + 2 = 8 học sinh nặng hơn 49 kg.
Bài 3. Cho bảng số liệu sau:
Tần số (n) |
4 |
5 |
7 |
9 |
Tần số tương đối (%) |
16% |
20% |
28% |
46% |
Trong bảng số liệu trên, có một số liệu không chính xác. Số liệu đó là:
A. 16%;
B. 20%;
C. 28%;
D. 46%.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Cộng các tần số ta được: N = 4 + 5 + 7 + 9 = 25.
Tần số tương đối tương ứng với các tần số là:
Vậy số liệu không chính xác là f4 = 46%.
Bài 4.Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 9A bình chọn môn học yêu thích nhất:
Lập bảng tần số tương đối và vẽ biểu đồ tần số tương đối cho dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ tranh trên (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Hướng dẫn giải
Tổng số học sinh tham gia bình chọn là:
(7 + 4 + 6) . 2 = 34 (học sinh).
Số học sinh yêu thích môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh lần lượt là 14, 8, 12.
Ta có bảng tần số của mẫu dữ liệu thống kê như sau:
Môn yêu thích |
Toán |
Ngữ văn |
Tiếng Anh |
Cộng |
Tần số (n) |
14 |
8 |
12 |
100 |
Do đó các tần số tương đối lần lượt là:
Ta có bảng tần số tương đối sau:
Môn yêu thích |
Toán |
Ngữ văn |
Tiếng Anh |
Cộng |
Tần số tương đối (%) |
41 |
24 |
35 |
100 |
b) Biểu đồ tần số tương đối dạng biểu đồ cột của mẫu số thiệu thống kê:
Bài 5. Bạn Kha thống kê lại số sách mà mỗi bạn trong lớp đã đọc sau “tuần lễ đọc sách” và ghi lại trong bảng dưới đây:
Số cuốn sách |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
Số học sinh |
5 |
8 |
16 |
9 |
12 |
a) Lập bảng tần số tương đối của mẫu số liệu trên.
b) Vẽ biểu đồ tần số tương đối dạng hình quạt tròn biểu diễn số liệu trên.
Hướng dẫn giải
a) Bảng thống kê đó có 50 số liệu (N = 50) và có 5 giá trị khác nhau là:
x1 = 0; x2 = 1; x3 = 2; x4 = 3; x5 = 4.
Các giá trị x1 = 0; x2 = 1; x3 = 2; x4 = 3; x5 = 4 lần lượt có tần số, tần số tương đối là:
n1 = 5; n2 = 8; n3 = 16; n4 = 9; n5 = 12.
Bảng tần số tương đối của mẫu số liệu thống kê:
Số cuốn sách |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
Cộng |
Tần số tương đối (%) |
10 |
16 |
32 |
18 |
24 |
100 |
b) Biểu đồ tần số tương đối dạng biểu đồ hình quạt tròn của mẫu số thiệu thống kê:
Học tốt Tần số. Tần số tương đối
Các bài học để học tốt Tần số. Tần số tương đối Toán lớp 9 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết Toán 9 Bài 3: Tần số ghép nhóm. Tần số tương đối ghép nhóm
Lý thuyết Toán 9 Bài 4: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Toán 9 Cánh diều
- Giải SBT Toán 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sgk Toán 9 Tập 1 & Tập 2 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều