Các dạng bài tập Thu thập và biểu diễn dữ liệu lớp 7 (Phương pháp giải chi tiết)

Chuyên đề phương pháp giải các dạng bài tập Thu thập và biểu diễn dữ liệu lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về Thu thập và biểu diễn dữ liệu.

Các dạng bài tập Thu thập và biểu diễn dữ liệu lớp 7 (Phương pháp giải chi tiết)

Quảng cáo

Thu thập và phân loại dữ liệu (cách giải + bài tập)

1. Phương pháp giải

a) Thu thập dữ liệu

Tiến hành thu thập dữ liệu ta sẽ làm theo các bước sau:

Bước 1: Khảo sát ý kiến bằng bằng phỏng vấn, bảng hỏi, hoặc có thể thông qua văn bản, bảng biểu, biểu đồ, hình ảnh trong thực tiễn,...

Bước 2: Thống kê lại kết quả nhận được sau khi khảo sát.

b) Phân loại dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập được phân thành hai loại. Đó là:

- Dữ liệu là số (số liệu) hay còn gọi là dữ liệu định lượng.

- Dữ liệu không là số hay còn gọi là dữ liệu định tính.

Dữ liệu không là số có thể phân thành hai loại. Đó là:

+ Loại không thể sắp thứ tự.

+ Loại có thể sắp thứ tự.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Em hãy đưa ra phương án khảo sát về thời gian (đơn vị: giờ) tự học trong một ngày của các bạn học sinh lớp em và cho biết dãy dữ liệu em vừa thu thập được thuộc loại nào?

Hướng dẫn giải:

Ta có thể sử dụng các phương án khác nhau. Hai trong số các phương án đó có thể là:

+ Phương án 1: Em có thể phỏng vấn tất cả các bạn trong lớp với câu hỏi: “Bạn thường dành bao nhiêu giờ đồng hồ để tự học mỗi ngày?” và ghi lại kết quả.

+ Phương án 2: Sắp xếp các bạn học sinh theo xếp loại học lực Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu. Sau đó lần lượt phỏng vấn 2 ‒ 5 học sinh trong mỗi loại học lực đó và ghi lại kết quả.

Vì thời gian tự học (tính theo đơn vị: giờ) là số liệu (chẳng hạn 1 giờ; 1,5 giờ; 2 giờ;...) nên dãy dữ liệu em thu thập được là dãy số liệu hay còn gọi là dữ liệu định lượng.

Ví dụ 2. Hoa đã phỏng vấn các bạn trong lớp và thu thập được các dãy dữ liệu sau:

(1) Số điểm 10 các môn học trong học kỳ hiện tại của 8 bạn trong lớp là:

12; 6; 4; 9; 2; 10; 5; 8.

(2) Đánh giá của 4 bạn về bộ phim Doraemon là:

Khá hay; Tuyệt vời; Hay; Bình thường.

(3) Tên các môn học mà 6 bạn yêu thích là:

Toán; Ngữ văn; Khoa học tự nhiên; Anh văn; Lịch sử và Địa lí; Âm nhạc.

Em hãy xác định mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào.

Hướng dẫn giải:

Dãy dữ liệu (1) là số lượng điểm 10 các môn học nên đây là dãy số liệu.

Dãy dữ liệu (2) là các mức độ đánh giá về bộ phim Doraemon nên đây không phải là dãy số liệu, có thể sắp thứ tự từ mức độ cao nhất đến mức độ thấp nhất (Tuyệt vời; Hay; Khá hay; Bình thường).

Dãy dữ liệu (3) là tên các môn học nên đây không phải là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự.

................................

................................

................................

Tính đại diện, hợp lí của dữ liệu (cách giải + bài tập)

1. Phương pháp giải

a) Tính đại diện của dữ liệu

Để đảm bảo tính đại diện, dữ liệu cần phải đáp ứng đúng tiêu chí: đối tượng thu thập dữ liệu là toàn bộ đối tượng được quan tâm hoặc đối tượng thu thập dữ liệu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trong toàn bộ đối tượng được quan tâm.

b) Tính hợp lí của dữ liệu

Để đảm bảo tính hợp lí, dữ liệu cần phải đáp ứng đúng các tiêu chí toán học đơn giản, chẳng hạn như:

+ Tổng tỉ lệ phần trăm của tất cả các thành phần phải bằng 100%;

+ Số lượng của bộ phận phải nhỏ hơn số lượng của toàn thể;...

+ Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thu thập dữ liệu.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Để khảo sát mức độ yêu thích bơi lội của học sinh toàn trường, giáo viên thể dục đã thu thập ý kiến bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 5 bạn học sinh ở mỗi lớp và ghi lại kết quả. Em hãy cho biết cách thu thập dữ liệu của giáo viên thể dục có đảm bảo tính đại diện không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Cách thu thập dữ liệu như trên của giáo viên thể dục đã đảm bảo tính đại diện vì đối tượng khảo sát đã được lấy ngẫu nhiên ở mỗi lớp.

Ví dụ 2. Thầy tổng phụ trách đã thống kê số lượng học sinh khối 7 tham gia chuyến đi ngoại khóa như bảng sau:

Lớp

Sĩ số

Số lượng học sinh tham gia chuyến đi ngoại khóa

7A

40

38

7B

38

40

7C

40

40

7D

36

33

7E

39

38

Em hãy so sánh số học sinh tham gia chuyến đi ngoại khóa so với sĩ số của mỗi lớp để tìm ra điểm bất hợp lý của bảng thống kê trên.

Hướng dẫn giải:

Ta thấy số lượng học sinh tham gia chuyến đi ngoại khóa của mỗi lớp phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng sĩ số lớp đó.

Ta xét từng lớp:

Lớp 7A: 38 < 40 (đúng).

Lớp 7B: 40 < 38 (vô lý).

Lớp 7C: 40 = 40 (đúng).

Lớp 7D: 33 < 36 (đúng).

Lớp 7E: 38 < 39 (đúng).

Ta thấy số lượng học sinh tham gia ngoại khóa ở lớp 7B lớn hơn sĩ số của lớp 7B nên đây là điểm bất hợp lý của bảng thống kê đã cho.

................................

................................

................................

Xem thêm các dạng bài tập Toán 7 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Toán lớp 7 có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài có lời giải chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 7 và Hình học 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên