Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 Cánh diều (có lời giải)

Tài liệu chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 Cánh diều gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Vật Lí 11.

Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 Cánh diều (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 Cánh diều gồm 4 Chuyên đề: Dao động; Sóng; Điện trường; Dòng điện, mạch điện được biên soạn với đầy đủ các mức độ.

Chuyên đề Dao động

Chuyên đề Sóng

Chuyên đề Điện trường

Xem thử

Chuyên đề Điện trường lớp 11

Chủ đề 1: Lực tương tác giữa hai điện tích

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Lực hút và lực đẩy giữa 2 điện tích

+ Vật bị nhiễm điện gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.

+ Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ

+ Có hai loại điện tích trái dấu, điện tích dương và điện tích âm.

+ Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta khảo sát.

+ Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm được gọi chung là lực tương tác giữa các điện tích.

Lực tương tác giữa hai điện tích lớp 11

Lực tương tác giữa hai điện tích lớp 11

2. Thuyết electron

a. Định nghĩa :

Là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện.

b. Nội dung:

- Nguyên tử mất electron hạt mang điện dương gọi là ion dương.

- Nguyên tử nhận thêm electron hạt mang điện âm gọi là ion âm.

- Vật nhiễm điện âm khi số electron lớn hơn số proton

- Vật nhiễm điện dương khi số prôton lớn hơn số electron.

* Điện tích q của một vật tích điện: |q|=n.e

+ Vật thiếu electron (tích điện dương): q=+n.e

+ Vật thừa electron (tích điện âm): q=n.e

Với: e=1,6.10-19C: là điện tích nguyên tố.

n: số hạt electron bị thừa hoặc thiếu.

- Điện tích thường kí hiệu là q. Đơn vị của điện tích là culong, kí hiệu là C

- Các đơn vị điện tích thường dùng: 1μC=106C, 1nC=109C, 1pC=1012C

c. Ba cách nhiễm điện:

Lực tương tác giữa hai điện tích lớp 11

* Lưu ý:

+ Một vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.

+ Khi chạm tay vào quả cầu nhỏ dẫn điện đã tích điện thì quả cầu mất điện tích và trở về trung hòa.

d. Định luật bảo toàn điện tích:

Trong một hệ kín (cô lập), tổng điện tích của hệ được bảo toàn.

3. Định luật Coulomb

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

F=k.q1q2r2; k=9.109(Nm2C2)

Hay F=q1q24πε0r2 với k=14πε0

Lực tương tác giữa hai điện tích lớp 11

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm.

+ Trong môi trường có hằng số điện môi ε thì: F'=Fε

+ Hằng số điện môi ε là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện. Nó cho biết, khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.

+ Đơn vị điện tích là Cu−lông (C).

II. BÀI TẬP ÔN LÝ THUYẾT

A - BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT

Câu 1:

Điền khuyết các từ thích hợp vào chỗ trống:

Lực tương tác giữa hai điện tích lớp 11

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có:

Phương .........................................

Độ lớn ...........................................

Câu 2:

Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:

a. Vật bị nhiễm điện gọi là ……………….., vật tích điện hay là một điện tích.

b. Có ……………….. điện tích trái dấu, điện tích dương và điện tích âm.

c. Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước …………….. so với ……………… tới điểm mà ta khảo sát.

d. Các điện tích cùng dấu thì ……………, trái dấu thì…………………..

e. Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm được gọi chung là ………… giữa các điện tích.

f. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích đó, có độ lớn ………………. với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với ……………………… giữa chúng.

g. Vật nhiễm điện có khả năng ……………………………..

h. Vật nhiễm điện âm khi số electron ……………… số proton

i. Vật nhiễm điện dương khi số prôton ………………… số electron.

k. Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, các vật trong hệ nhiễm điện …………………

l. Khi ta đưa một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với 1 vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện ……………………… với vật đó.

m. Khi đưa 1 quả cầu A nhiễm điện lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện ta thấy đầu M nhiễm điện …………… với A còn đầu N nhiễm điện ……………… với A.

Chủ đề 2: Khái niệm điện trường

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Khái niệm điện trường

- Là một dạng vật chất bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích.

- Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

2. Cường độ điện trường

a. Định nghĩa:

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực.

Được xác định: E=F|q|

Đơn vị: V/m.

b. Vectơ cường độ điện trường có:

- Phương: trùng với phương của lực điện tác dụng lên điện tích thử q.

- Chiều:

+) Nếu q>0 thì EF;

+) Nếu q<0 thì EF

- Chiều dài: Biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường E theo 1 tỉ xích nào đó.

c. Véctơ cường độ điện trường E do một điện tích điểm q gây ra tại một điểm cách điện tích khoảng r:

Khái niệm điện trường lớp 11

- Điểm đặt: tại điểm ta xét.

- Phương: đường thẳng nối điểm ta xét với điện tích

- Chiều: ra xa điện tích dương, hướng vào điện tích âm

- Độ lớn:

+) Trong chân không: E=k|q|r2;

+) Trong điện môi: E=k|q|εr2

- Chú ý: Kết quả trên vẫn đúng với điện trường ở một điểm bên ngoài hình cầu tích điện q, khi đó ta coi q là một điện tích điểm đặt tại tâm cầu.

3. Đường sức điện

a. Định nghĩa:

Là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm là giá của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.

b. Một số hình ảnh đường sức của điện trường bao quanh các điện tích:

Khái niệm điện trường lớp 11

c. Các đặc điểm của đường sức điện:

- Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi.

- Đường sức điện là những đường có hướng.

- Đường sức điện của điện trường tĩnh là đường cong không khép kín.

- Quy ước: Nơi nào điện trường lớn vẽ đường sức điện mau và ngược lại nơi điện trường nhỏ vẽ đường sức điện thưa.

II. BÀI TẬP ÔN LÝ THUYẾT

A - BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT

Câu 1.Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:

a.Điện trường là một dạng vật chất bao quanh ……………. và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng ………………………. lên các điện tích khác đặt trong nó.

b.Cường độ điện trường tại một điểm Là đại lượng đặc trưng cho …………………… của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực.

c.Vectơ cường độ điện trường có Phương …………………… của lực điện tác dụng lên điện tích thử q.

d.Véctơ cường độ điện trường do một điện tích điểm q gây ra tại một điểm cóchiều: ………………….. điện tích dương, ……………….. điện tích âm

e.Đường sức điệnLà đường mà ………………… tại mỗi điểm là giá của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó.

f.Qua mỗi điểm trong điện trường có một ……………………. và chỉ một mà thôi.

g.Đường sức điện của điện trường tĩnh là đường ……………………………

h.Quy ước: Nơi nào điện trường lớn vẽ đường sức điện ……………. và ngược lại nơi điện trường nhỏ vẽ đường sức điện………………..

B – BÀI TẬP NỐI CÂU

Câu 2.Hãy nối những tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B

Khái niệm điện trường lớp 11

C – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm E=Fq thì F và q là gì?

A. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.

B. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.

C. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích thử.

D. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích thử.

Câu 2: (SBT KN) Những đường sức điện của điện trường xung quanh một điện tích điểm Q<0 có dạng là

A. Những đường cong và đường thẳng có chiều đi vào điện tích Q

B. Những đường thẳng có chiều đi vào điện tích Q

C. Những đường cong và đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích Q

D. Những đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích Q

Câu 3 : Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?

A. Niuton.

B. Culong.

C. Vôn kế mét.

D. Vôn trên mét.

Câu 4 :Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B.

Chọn kết luận đúng.

A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.

B. A là điện tích âm, B là điện tích dương.

C. Cả A và B là điện tích dương.

D. Cả A và B là điện tích âm.

Khái niệm điện trường lớp 11

Câu 5: (SBT KN) Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về

A. Phương của vectơ cường độ điện trường.

B. Chiều của vectơ cường độ điện trường.

C. Phương diện tác dụng lực.

D. Độ lớn của lực điện.

Câu 6: (SBT KN) Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và

A. Tác dụng lực lên mọi vật đặt trong nó.

B. Tác dụng lực điện lên mọi vật đặt trong nó.

C. Truyền lực cho các điện tích.

D. Truyền tương tác giữa các điện

Câu 7: (SBT KN) Đơn vị của cường độ điện trường là

A. N.

B. N/m.

C. V/m.

D. V.m

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 Cánh diều, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên