10 Đề thi Cuối kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Với bộ 10 Đề thi Cuối Học kì 2 Toán 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Toán 10 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Toán 10.

10 Đề thi Cuối kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Toán 10 Cuối kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1. Biểu thức nào sau đây là tam thức bậc hai?

A. f(x) = 2x3 + 3x2 + 1;

B. f(x) = –x2 + 2x – 10;

C. f(x) = x – 4;

D. f(x) = –7.

Câu 2. Giá trị của m để (m – 1)x2 – 2(m + 1)x + m + 3 ≤ 0 là bất phương trình bậc hai một ẩn là:

A. m ≠ –3;

B. m ≠ –1;

C. m = 1;

D. m ≠ 1.

Quảng cáo

Câu 3. Tập nghiệm của bất phương trình x2 – 3x + 2 < 0 là:

A. (1; 2);

B. (–∞; 1) ∪ (2; +∞);

C. (–∞; 1);

D. (2; +∞).

Câu 4. Số nghiệm của phương trình x2+4x=2x2 là:

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Câu 5. Trong một tuần vào dịp nghỉ hè, bạn An dự định mỗi ngày đi thăm một người bạn trong 12 người bạn của mình. Hỏi bạn An có thể lập được bao nhiêu kế hoạch đi thăm bạn của mình (thăm một bạn không quá một lần)?

A. 3 991 680;

B. 479 001 600;

C. 35 831 808;

D. 5040.

Quảng cáo

Câu 6. Một người vào cửa hàng ăn, người đó chọn thực đơn gồm một món chính trong năm món chính, một loại quả tráng miệng trong năm loại quả tráng miệng và một loại nước uống trong ba loại nước uống. Số cách chọn thực đơn là:

A. 25;

B. 75;

C. 100;

D. 15.

Câu 7. Giả sử một công việc có thể được thực hiện theo một trong ba phương án. Phương án A có 3 cách thực hiện, phương án B có 4 cách thực hiện, phương án C có 7 cách thực hiện (các cách thực hiện của cả ba phương án là khác nhau đôi một). Số cách thực hiện công việc đó là:

A. 14 cách;

B. 19 cách;

C. 84 cách;

D. 31 cách.

Câu 8. Cho n ≥ 1, n ∈ ℤ và 1 ≤ k ≤ n. Phát biểu nào sau đây sai?

A. P0 = 1;

B. Pn=Cnn;

C. Cnk=Cnnk;

D. Ank=k!.Cnk.

Quảng cáo

Câu 9. Cho tập hợp M = {a; b; c}. Số hoán vị của ba phần tử của M là:

A. 4;

B. 5;

C. 6;

D. 7.

Câu 10. Từ danh sách gồm 9 học sinh của lớp 10A, bầu ra một ủy ban gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một thư kí và một ủy viên. Hỏi có bao nhiêu khả năng cho kết quả bầu ủy ban này?

A. 84;

B. 126;

C. 3 024;

D. 6 561.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. (a + b)4 = a4 – 4a3b + 6a2b2 – 4ab3 + b4;

B. (a – b)4 = a4 + 4a3b + 6a2b2 + 4ab3 + b4;

C. (a + b)4 = a4 + 4a3b – 6a2b2 + 4ab3 + b4;

D. (a – b)4 = a4 – 4a3b + 6a2b2 – 4ab3 + b4.

Câu 12. Giá trị của biểu thức 3+24+324 bằng:

A. 193;

B. –386;

C. 772;

D. 386.

Câu 13. Biết rằng trong khai triển x2+ax5 (với x ≠ 0), hệ số của số hạng chứa 1x3 là 640. Khi đó giá trị của a bằng:

A. a = 4;

B. a = –4;

C. n ∈{–4; 4};

D. a ∈∅.

Câu 14. Cho biểu thức (2 + x)n, biết n là số nguyên dương thỏa mãn An3+2An2=100. Khi đó số hạng của x3 trong khai triển biểu thức (2 + x)n là:

A. –40;

B. –40x3;

C. 40x3;

D. 80x3.

Câu 15. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm C có tọa độ là C(‒2; ‒5). Biểu diễn vectơ OC theo các vectơ đơn vị là

A. OC=2i+5j;

B. OC=2i5j;

C. OC=2i+5j;

D. OC=5i2j.

Câu 16. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho 2 điểm M(2; 1) và N(1; 2). Tọa độ vectơ MN

A. MN= (1; 1);

B. MN= (‒1; 1);

C. MN= (1; ‒1);

D. MN= (‒1; ‒1).

Câu 17. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho a=a1;a2a1b1+a2b2=0. Biết a1b1+a2b2=0. Xác định vị trí tương đối giữa ab.

A. ab cùng phương;

B. ab cùng hướng;

C. ab ngược hướng;

D. ab vuông góc.

Câu 18. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho tam giác ABC. Biết A(1; 3); B(2; 4) và C(5; 3). Tính góc giữa 2 vectơ AB,AC.

A. AB,AC=60°;

B. AB,AC=45°;

C. AB,AC=30;

D. AB,AC=90°.

Câu 19. Phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua điểm M(2; 2) và có vectơ pháp tuyến n=1;3 là:

A. x + 3y – 6 = 0;

B. 3x + y – 8 = 0;

C. x + 3y – 8 = 0;

D. x + y – 3 = 0.

Câu 20. Xác định vị trí tương đối của 2 đường thẳng d1, d2 biết chúng lần lượt có vectơ pháp tuyến là n1=2;3n2=6;9.

A. d1 và d2 vuông góc với nhau;

B. d1 và d2 cắt nhau;

C. d1 và d2 song song hoặc trùng nhau;

D. d1 và d2 tạo với nhau một góc 30°.

Câu 21. Cho d là đường thẳng có phương trình tham số như sau: Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề). Hỏi điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng d?

A. A(2; 4);

B. B(3; 5);

C. C(10; 1);

D. D(3; ‒10).

Câu 22. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M(a; b) di động trên đường thẳng d: 2x + 5y – 10 = 0. Tìm a, b để khoảng cách ngắn nhất từ điểm A đến điểm M, biết điểm A(3; ‒1).

A. a = 11129 và b = 2629;

B. a = 1029 và b = 1629;

C. a = 10529 và b = 1629;

D. a = 1529 và b = 1629.

Câu 23. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn có phương trình: (x – 1)2 + (y – 10)2 = 81 lần lượt là:

A. I(1; 10) và R = 9;

B. I(–1; –10) và R = 9;

C. I(1; 10) và R = 81;

D. I(–1; –10) và R = 81.

Câu 24. Cho đường tròn (C) có phương trình (x + 5)2 + (y – 2)2 = 25. Đường tròn (C) còn được viết dưới dạng nào trong các dạng dưới đây:

A. x2 + y2 + 10x + 4y + 4 = 0;

B. x2 + y2 + 10x + 4y – 4 = 0;

C. x2 + y2 + 10x – 4y – 4 = 0;

D. x2 + y2 + 10x – 4y + 4 = 0.

Câu 25. Cho đường tròn có phương trình: (x – 1)2 + (y – 2)2 = 4. Có bao nhiêu phương trình tiếp tuyến của đường tròn song song với đường thẳng x + 2y – 3 = 0?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 0.

Câu 26. Đâu là dạng phương trình chính tắc của elip?

A. x2a2+y2b2=0;

B. x2a2y2b2=1;

C. x2a2+y2b2=1;

D. xa2+yb2=1.

Câu 27. Điền vào chỗ trống: Cho 2 điểm cố định F1,F2 và 1 độ dài không đổi 2a <F1F2. Hypebol là tập hợp các điểm M trong mặt phẳng sao cho ….

A. F1MF2M=2a;

B. F1MF2M=2a;

C. F1M+F2M=2a;

D. F1M+F2M=2a.

Câu 28. Cho một Parabol có tiêu điểm F. Viết phương trình chính tắc của Parabol đó biết F là trung điểm của AB và A(1; 0) và B(5; 0).

A. y2 = 1,5x;

B. y2 = 3x;

C. y2 = 6x;

D. y2 = 12x;

Câu 29. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn có phương trình: x2 + y2 – 2x – 4y + 4 = 0 tại điểm M nằm trên trục tung là:

A. x = 0 ;

B. x + 2y – 1 = 0;

C. 3x + 2y – 1 = 0;

D. x – 2y + 4 =0.

Câu 30. Biến cố không thể là:

A. Biến cố không bao giờ xảy ra;

B. Biến cố có thể sẽ xảy ra;

C. Biến cố luôn xảy ra;

D. Phép thử.

Câu 31. Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của biến cố chắc chắn?

A. Ω;

B. ∅;

C. M;

D. c.

Câu 32. Chọn ngẫu nhiên một số có 2 chữ số nhỏ hơn 40. Tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố: “Số được chọn là số chia hết cho 5” là:

A. {10; 15; 20; 25; 30; 35};

B. {10; 15; 20; 25; 30; 35; 40};

C. {15; 20; 25; 30; 35};

D. {15; 20; 25; 30; 35; 40}.

Câu 33. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất nhỏ hơn biến cố có khả năng xảy ra thấp hơn;

B. Biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng gần 0;

C. Biến cố có khả năng xảy ra càng thấp thì xác suất của nó càng gần 1;

D. Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó sẽ không xảy ra.

Câu 34. Một hội nghị có 15 nam và 6 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 người vào ban tổ chức. Xác suất để 3 người được chọn là nam là:

A. 12;

B. 1338;

C. 433;

D. 111.

Câu 35. Có 4 hành khách bước lên một đoàn tàu gồm 4 toa. Mỗi hành khách độc lập với nhau và chọn ngẫu nhiên một toa. Xác suất để 1 toa có 3 người, 1 toa có 1 người và 2 toa còn lại không có ai là:

A. 34;

B. 316;

C. 1316;

D. 14.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1. (1,0 điểm)

Một bàn dài có hai dãy ghế ngồi đối diện nhau, mỗi dãy gồm 4 ghế. Người ta xếp chỗ ngồi cho 4 học sinh trường A và 4 học sinh trường B vào bàn nói trên. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp, sao cho bất cứ hai học sinh nào ngồi cạnh nhau hoặc đối diện nhau khác trường với nhau?

Câu 2. (1,0 điểm)

a) Tìm hệ số của x6 trong khai triển (1 – x2)5.

b) Giải phương trình x23=x+3.

Câu 3. (1,0 điểm)

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x + 2y – 2 = 0.

a) Viết phương trình đường thẳng (∆) song song với (d): 4x – 3y + 3 = 0 và tiếp xúc với (C).

b) Viết phương trình đường thẳng (d) qua A(3; 2) và tiếp xúc với (C).

c) Tìm điểm M thuộc (d’): x – 2y – 1 = 0 sao cho từ M vẽ được hai tiếp tuyến đến (C) vuông góc với nhau.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

BẢNG ĐÁP ÁN

1. B

2. D

3. A

4. B

5. A

6. B

7. A

8. B

9. C

10. C

11. D

12. D

13. C

14. C

15. B

16. B

17. D

18. B

19. C

20. C

21. B

22. C

23. A

24. D

25. B

26. C

27. B

28. D

29. A

30. A

31. A

32. A

33. D

34. B

35. B

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Tam thức bậc hai có dạng f(x) = ax2 + bx + c, với a ≠ 0.

Ta thấy chỉ có đa thức ở phương án B có dạng f(x) = ax2 + bx + c với a = –1, b = 2 và c = –10.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 2.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Để bất phương trình đã cho là bất phương trình bậc hai một ẩn thì a ≠ 0.

Nghĩa là, m – 1 ≠ 0 do đó m ≠ 1.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 3.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tam thức bậc hai f(x) = x2 – 3x + 2 có ∆ = (–3)2 – 4.1.2 = 1 > 0.

Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:

x1=312.1=1; x2=3+12.1=2.

Ta lại có a = 1 > 0.

Do đó ta có:

⦁ f(x) âm trên khoảng (1; 2);

⦁ f(x) dương trên hai khoảng (–∞; 1) và (2; +∞);

⦁ f(x) = 0 khi x = 1 hoặc x = 2.

Vì vậy bất phương trình x2 – 3x + 2 < 0 có tập nghiệm là (1; 2).

Ta chọn phương án A.

Câu 4.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:

– x2 + 4x = (2x – 2)2

⇒ – x2 + 4x = 4x2 – 8x + 4

⇒ 5x2 – 12x + 4 = 0

⇒ x = 2 hoặc x=25

Với x = 2, ta có 22+4.2=2.22 (đúng)

Với x=25, ta có 252+4.25=2.252 (sai)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 2 và x=25 vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 2 thỏa mãn.

Vậy phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất.

Ta chọn phương án B.

Câu 5.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Theo đề, ta có mỗi tuần có 7 ngày, mỗi ngày bạn An đi thăm một người bạn (thăm một bạn không quá một lần).

⦁ Có 12 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ nhất.

⦁ Có 11 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ hai.

⦁ Có 10 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ ba.

⦁ Có 9 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ tư.

⦁ Có 8 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ năm.

⦁ Có 7 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ sáu.

⦁ Có 6 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ bảy.

Theo quy tắc nhân, ta có số cách lập kế hoạch của bạn An là:

12.11.10.9.8.7.6 = 3 991 680.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 6.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Việc chọn thực đơn gồm ba công đoạn:

Công đoạn 1: Chọn một món chính, có 5 cách chọn.

Công đoạn 2: Chọn một loại quả tráng miệng, có 5 cách chọn.

Công đoạn 3: chọn một loại nước uống, có 3 cách chọn.

Theo quy tắc nhân, ta có tất cả 5.5.3 = 75 cách chọn thực đơn.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 7.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Công việc có ba phương án thực hiện:

⦁ Phương án A có 3 cách thực hiện;

⦁ Phương án B có 4 cách thực hiện;

⦁ Phương án C có 7 cách thực hiện.

Ta thấy mỗi cách thực hiện của phương án này không trùng với bất kì cách nào của phương án kia. Do đó, theo quy tắc cộng, ta có 3 + 4 + 7 = 14 cách thực hiện công việc đã cho.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 8.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

⦁ Ta quy ước: P0 = 0! = 1. Do đó phương án A đúng.

⦁ Ta có Cnk=Cnnk, với 0 ≤ k ≤ n.

⦁ Ta có Pn=Ann. Do đó phương án B sai.

Do đó phương án C đúng.

⦁ Ta có k!.Cnk=k!.n!k!.nk!=n!nk!=Ank.

Do đó phương án D đúng.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 9.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Số hoán vị của ba phần tử của tập M là: P3 = 3! = 3.2.1 = 6.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 10.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Mỗi cách chọn 4 học sinh trong 9 học sinh để bầu ra một ban gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một thư kí và một ủy viên là một chỉnh hợp chập 4 của 9 phần tử.

Do đó số khả năng có thể về kết quả bầu uỷ ban này là: A94=3 024.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 11.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Theo công thức nhị thức Newton, ta có:

⦁ (a + b)4 = a4 + 4a3b + 6a2b2 + 4ab3 + b4.

Do đó phương án A, C sai.

⦁ (a – b)4 = a4 + 4a3(–b) + 6a2(–b)2 + 4a(–b)3 + (–b)4

= a4 – 4a3b + 6a2b2 – 4ab3 + b4.

Do đó phương án B sai, phương án D đúng.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 12.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Áp dụng công thức nhị thức Newton, ta có:

3+24=34+4.33.2+6.32.22+4.3.23+24.

324=34+4.33.2+6.32.22+4.3.23+24.

Suy ra 3+24+324=2.34+6.32.22+24

= 2.(81 + 6.9.2 + 4) = 386.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 13.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có

x2+ax5

=x25+5.x24.ax+10.x23.ax2

+10.x22.ax3+5.x2.ax4+ax5

=x525+5.x424.ax+10.x323.a2x2+10.x222.a3x3+5.x2.a4x4+a5x5

=125x5+5a24x3+10.a223x+10a322.1x+5a42.1x3+a5x5

Số hạng chứa 1x3 trong khai triển x2+ax5 là: 5a42.1x3.

Theo đề, ta có hệ số của số hạng chứa 1x3 là 640.

Tức là, 5a42=640.

⇔ 5a4 = 1 280

⇔ a4 = 256

⇔ a = 4 hoặc a = –4.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 14.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có An3+2An2=100

n!n3!+2.n!n2!=100

nn1n2n3!n3!+2.nn1n2!n2!=100

⇔ n(n – 1)(n – 2) + 2n(n – 1) = 100

⇔ n(n – 1)(n – 2 + 2) = 100

⇔ (n2 – n)n = 100

⇔ n3 – n2 – 100 = 0

⇔ n = 5 (thỏa mãn).

Khi đó ta có khai triển (2 + x)5.

(2 + x)5

= 25 + 5.24.x + 10.23.x2 + 10.22.x3 + 5.2.x4 + x5

= 32 + 80x + 80x2 + 40x3 + 10x4 + x5

Vậy số hạng của x3 trong khai triển biểu thức (2 + x)5 là 40x3.

Do đó ta chọn phương án C.

Câu 15.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Do điểm C có tọa độ là (‒2; ‒5) nên OC=2i5j.

Câu 16.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Với M(2; 1) và N(1; 2) ta có:

MN = xNxM;yNyM = (1 – 2; 2 – 1 ) = (–1 ; 1).

Câu 17.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Với a=a1;a2b=b1;b2 ta có:

a1b1 + a2b2 = 0 a.b=0. Do đó ab vuông góc.

Câu 18.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta có: A(1; 3); B(2; 4) nên AB=21;43=1;1;

A(1; 3); C(5; 3) nên AC=51;33=4;0.

Suy ra cosAB,AC=1.4+1.012+12.42+02=442=12=22.

Do đó AB,AC=45°.

Câu 19.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Đường thẳng d đi qua điểm M(2; 2) và có vectơ pháp tuyến n=1;3 nên có phương trình tổng quát là: 1.(x – 2) + 3.(y – 2) = 0 hay x + 3y – 8 = 0.

Câu 20.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta thấy n1=2;3n2=6;9 = 3. (2; 3) = 3.n1

Do đó n1,n2 cùng phương.

Vậy d1 và d2 song song hoặc trùng nhau.

Câu 21.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thay điểm A(2; 4) vào phương trình tham số ta có: Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)(vô lí).

Vậy A(2; 4) không thuộc đường thẳng d.

Tương tự điểm C(10; 1) và điểm D(3; ‒10) không thuộc đường thẳng d.

Thay điểm B(3; 5) vào phương trình tham số ta có: Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề).

Vậy B(3; 5) thuộc đường thẳng d.

Câu 22.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Để khoảng cách AM là ngắn nhất thì M là hình chiếu của A lên đường thẳng d.

Khi đó AM vuông góc với d, do đó vectơ pháp tuyến của đường thẳng AM chính là vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Vectơ pháp tuyến của đường thẳng d là: n=2;5

Vectơ chỉ phương của đường thẳng d là: u=5;2

Khi đó u=5;2 là vectơ pháp tuyến của đường thẳng AM.

Phương trình đường thẳng AM là:

5.(x – 3) – 2.(y + 1) = 0 hay 5x – 2y – 17 = 0.

M là giao điểm của 2 đường thẳng AM và d nên tọa độ điểm M là nghiệm của hệ:

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Vậy a = 10529 và b = 1629.

Câu 23.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: (x – 1)2 + (y – 10)2 = 81 hay (x – 1)2 + (y – 10)2 = 92.

Vậy đường tròn trên có tâm là I(1; 10) và R = 9.

Câu 24.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có: (x + 5)2 + (y – 2)2 = 25

x2 + 10x + 25 + y2 – 4y + 4 – 25 = 0

x2 + y2 + 10x – 4y + 4 = 0.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 25.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Đường tròn (x – 1)2 + (y – 2)2 = 4 có tâm I(1; 2) và bán kính R = 2.

Do tiếp tuyến của đường tròn song song với đường thẳng x + 2y – 3 = 0 nên phương trình tiếp tuyến có dạng: x + 2y + c = 0 (c ≠ – 3).

Khoảng cách từ I đến phương trình tiếp tuyến d chính bằng bán kính đường tròn và bằng R = 2.

Hay d(I, d) = 2 1+2.2+c12+22=2

c+5=25c=5±25 (thỏa mãn c ≠ – 3)

Vậy có 2 phương trình tiếp tuyến thỏa mãn.

Câu 26.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Phương trình chính tắc của elip là: x2a2+y2b2=1.

Câu 27.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho 2 điểm cố định F1,F2 và 1 độ dài không đổi 2a <F1F2.

Hypebol là tập hợp các điểm M trong mặt phẳng sao cho F1MF2M=2a.

Câu 28.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Do F là trung điểm của AB nên F(3; 0).

(P) có tiêu điểm F(3; 0) suy ra p2=3 hay p = 6.

Phương trình chính tắc của (P) là: y2 = 2px = 12x.

Câu 29.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Đường tròn có phương trình x2 + y2 – 2x – 4y + 4 = 0 có tâm I(1; 2).

Điểm M nằm trên trục tung nên M(0; y0).

Thay x = 0 vào phương trình đường tròn ta được:

02 + y02 – 2 . 0 – 4y0 + 4 = 0 y02 – 4y0 + 4 = 0.

(y0 – 2)2 = 0 y0 – 2 = 0 Û y0 = 2.

Khi đó M(0; 2).

Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tâm I(1; 2) tại điểm M(0; 2) là:

(1 – 0)(x – 0) + (2 – 2)(y – 2) = 0

x = 0.

Câu 30.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.

Do đó ta chọn phương án A.

Câu 31.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

⦁ Ω là kí hiệu của không gian mẫu.

⦁∅ là kí hiệu của biến cố không thể.

⦁ Kí hiệu của biến cố là các chữ cái in hoa. Ví dụ: A, M, H,...

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 32.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Gọi X: “Số được chọn là số chia hết cho 5”.

Số có hai chữ số nhỏ hơn 40 và chia hết cho 5 là các số: 10; 15; 20; 25; 30; 35.

Do đó tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố trên là: X = {10; 15; 20; 25; 30; 35}.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 33.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Phương án A sai. Vì biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất lớn hơn biến cố có khả năng xảy ra thấp hơn.

Phương án B sai. Vì biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng gần 1.

Phương án C sai. Vì biến cố có khả năng xảy ra càng thấp thì xác suất của nó càng gần 0.

Phương án D đúng theo Nguyên lí xác suất bé: Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó sẽ không xảy ra.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 34.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Có tất cả 15 + 6 = 21 người trong hội nghị.

Chọn ngẫu nhiên 3 trong số 21 người và không tính đến thứ tự thì có C213=1 330 cách chọn.

Tức là n(Ω) = 1 330.

Gọi biến cố A: “3 người được chọn là nam”.

Chọn ngẫu nhiên 3 nam trong số 15 nam và không tính đến thứ tự thì có C153=455 cách chọn.

Tức là n(A) = 455.

Vậy xác suất để 3 người được chọn là nam là: PA=nAnΩ=4551 330=1338.

Ta chọn phương án B.

Câu 35.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Không gian mẫu của phép thử trên là số cách xếp 4 hành khách lên 4 toa tàu.

Vì chọn mỗi hành khách có 4 cách chọn toa nên ta có 44 cách xếp.

Suy ra số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 44.

Gọi biến cố A: “1 toa có 3 người, 1 toa có 1 người và 2 toa còn lại không có ai”.

Để tìm số phần tử của biến cố A, ta chia thành hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Chọn 3 hành khách trong số 4 hành khách và chọn 1 toa trong số 4 toa.

Sau đó xếp lên toa đó 3 hành khách vừa chọn.

Khi đó ta có C43.C41 cách.

Giai đoạn 2: Chọn 1 toa trong số 3 toa còn lại và xếp 1 hành khách còn lại lên toa đó.

Suy ra có C31 cách. Hiển nhiên khi đó 2 toa còn lại sẽ không có hành khách nào.

Theo quy tắc nhân, ta có n(A) = C43.C41.C31.

Vậy xác suất của biến cố A là: PA=nAnΩ=C43.C41.C3144=316.

Ta chọn phương án B.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1. (1,0 điểm)

Hướng dẫn giải

Ta có sơ đồ sau:

Dãy ghế thứ nhất

1

2

3

4

Dãy ghế thứ hai

5

6

7

8

Ở ghế 1: có 8 cách chọn học sinh ngồi vào ghế

Ở ghế 5: có 4 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).

Ở ghế 2: có 6 cách chọn học sinh ngồi vào ghế

Ở ghế 6: có 3 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).

Ở ghế 3: có 4 cách chọn học sinh ngồi vào ghế

Ở ghế 7: có 2 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).

Ở ghế 4: có 2 cách chọn học sinh ngồi vào ghế

Ở ghế 8: có 1 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).

Vậy có: 8.4.6.3.4.2.2.1 = 9 216 cách xếp sao cho bất cứ hai học sinh nào ngồi cạnh nhau hoặc đối diện nhau khác trường với nhau.

Câu 2. (1,0 điểm)

Hướng dẫn giải

a) Ta có khai triển của (1 – x2)5 là:

(1 – x2)5 = C5015C51.14.x2+C52.13.x22C53.12.x23+C54.1.x24C55.x25

=15x2+10x410x6+5x8x10.

Vậy hệ số của x6 trong khai triển là – 10.

b) x23=x+3

⇒ x2 – 3 = x2 + 6x + 9

⇒ 6x = – 12

⇒ x = – 2

Thay x = – 2 vào phương trình ban đầu ta thấy thỏa mãn.

Vậy x = – 2 là nghiệm của phương trình đã cho.

Câu 3. (1,0 điểm)

Hướng dẫn giải

Ta có (C): x2 + y2 – 2x + 2y – 2 = 0

⇔ (x – 1)2 + (y + 1)2 = 4

Khi đó tâm của đường tròn (C) là I(1; – 1) và R = 2.

a) Vì đường thẳng (∆) song song với (d) nên (∆) có dạng 4x – 3y + c = 0 .

Ta có đường thẳng (∆) tiếp xúc với (C) nên:

d(I, ∆) = 4.13.1+c42+32=c+75=2

c+7=10

c+7=10c+7=10

 

b) Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b (a ≠ 0).

A(3; 2) thuộc (d) nên ta có: 3a + b = 2 ⇔ b = 2 – 3a (1).

Ta có đường thẳng (d) tiếp xúc với (C) nên:

d(I, (d)) = a.11+ba2+12=a+b+1a2+1=2

a+b+1=2a2+1

a+23a+1=2a2+1

32a=2a2+1

912a+4a2=4a2+1

12a=5

a=512 (thỏa mãn điều kiện)

b=23a=23.512=34

Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: 5x – 12y + 9 = 0.

c) Giả tử từ M ta vẽ được hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (C) tại A và B.

Xét tứ giác MAIB, có: MAI^=MBI^=AMB^=90° nên MAIB là hình chữ nhật.

Mà IA = IB (= R) nên MAIB là hình vuông.

Do đó IM = 22.

Vì M thuộc (d’): x – 2y – 1 = 0 nên M(1 + 2t; t).

IM2t; t+1

IM=4t2 +t+12=5t2+2t+1=22

5t2+2t+1=8

5t2+2t7=0

t=1t=75

Vậy có hai điểm M thỏa mãn yêu cầu bài toán là: M(2; 2) và M145;25.

Ma trận đề thi

MÔN: TOÁN, LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút

Câu hỏi trắc nghiệm: 35 câu (70%)

Câu hỏi tự luận        : 3 câu (30%)

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao tô màu xanh lá là các câu hỏi tự luận.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,2 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

- 1* là một ý trong một câu hỏi tự luận.

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: TOÁN 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Giá trị x nào sau đây là nghiệm của phương trình 2x2+3x5=x+1?

A. x = –3;

B. x = 2;

C. Cả A và B đều đúng;

D. Cả A và B đều sai.

Câu 2. Tập nghiệm của bất phương trình (2x – 5)(x + 2) ≥ x2 – 4 là:

A. [–2; 3);

B. (–∞; –2) ∪ (3; +∞).;

C. ℝ;

D. (–∞; –2] ∪ [3; +∞).

Câu 3. Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc hai một ẩn?

A. 3x2 – 12x + 1 ≤ 0;

B. 2x3 + 5 > 0;

C. x2 + x – 1 = 0;

D. –x + 7 > 0.

Câu 4. Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Nếu ∆ > 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a, ∀x ∈ ℝ;

B. Nếu ∆ < 0 thì f(x) luôn trái dấu với hệ số a, ∀x ∈ ℝ;

C. Nếu ∆ = 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a, ∀x ∈ ℝ \ b2a;

D. Nếu ∆ < 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số b, ∀x ∈ ℝ.

Câu 5. Cho kiểu gen AaBb. Giả sử quá trình giảm phân tạo giao tử bình thường và không xảy ra đột biến. Sơ đồ hình cây biểu thị sự hình thành giao tử được biểu diễn như hình bên.

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Từ sơ đồ cây, số loại giao tử của kiểu gen AaBb là:

A. 4;

B. 2;

C. 8;

D. 16.

Câu 6. Trong một hộp chứa 6 quả cầu trắng được đánh số từ 1 đến 6 và ba quả cầu đen được đánh số 7; 8; 9. Có bao nhiêu cách chọn một trong các quả cầu ấy?

A. 27;

B. 9;

C. 6;

D. 3.

Câu 7. Trên bàn có 8 cây bút chì khác nhau, 6 cây bút bi khác nhau và 10 cuốn tập khác nhau. Một học sinh muốn chọn một đồ vật duy nhất (một cây bút chì hoặc một cây bút bi hoặc một cuốn tập) thì số cách chọn khác nhau là:

A. 24;

B. 480;

C. 48;

D. 60.

Câu 8. Cho tập hợp X gồm n phần tử (n ≥ 1) và số nguyên k (1 ≤ k ≤ n). Một chỉnh hợp chập k của n phần tử là:

A. Một kết quả bất kì của sự sắp xếp k phần tử bất kì của tập hợp X;

B. Một kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập X và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó;

C. Một số được tính bởi công thức: n(n – 1)(n – 2)…(n – k + 1);

D. Một kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập X.

Câu 9. Giá trị của A124 bằng:

A. 12.11.10.9.8.7.6.5.4;

B. 4.3.2.1;

C. 12.11.10.9;

D. 8!.

Câu 10. Trong một trường có 4 học sinh giỏi lớp 12, 3 học sinh giỏi lớp 11 và 5 học sinh giỏi lớp 10. Cần chọn 5 học sinh giỏi để tham gia một cuộc thi với các trường khác sao cho khối 12 có 3 em và mỗi khối 10, 11 có đúng 1 em. Vậy số tất cả các cách chọn là

A. 60;

B. 180;

C. 330;

D. 90.

Câu 11. Tổng số mũ của a và b trong mỗi hạng tử khi khai triển biểu thức (a + 2b)5 bằng

A. 4;

B. 5;

C. 6;

D. 7.

Câu 12. Số hạng chứa x3y trong khai triển xy+1y5 là:

A. 3x3y;

B. 5x3y;

C. 10x3y;

D. 4x3y.

Câu 13. Số hạng không chứa x trong khai triển Px=x31x25 (x ≠ 0) (theo chiều số mũ của x giảm dần) là số hạng thứ:

A. 3;

B. 6;

C. 4;

D. 5.

Câu 14. Tổng S=C50+3C51+32C52+33C53+34C54+35C55 bằng:

A. S = 35;

B. S = 25;

C. S = 3.25;

D. S = 45.

Câu 15. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho a=3;4. Độ dài của vectơ a là:

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Câu 16. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho 2 điểm A(2; 5) và B(6; 7). Tọa độ C là trung điểm của AB là

A. C = (4; 6);

B. C = (5; 6);

C. C = (4; 5);

D. C = (5; 6);

Câu 17. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho OA=2;10. Đâu là tọa độ của điểm A?

A. (0; 0);

B. (10; 2);

C. (‒ 10; ‒ 2);

D. (2; 10).

Câu 18. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho 4 điểm A(1; 2), B(2; 3), C(1; ‒1) và D(4; 5). Khẳng định nào là đúng?

A. ABCD cùng hướng;

B. ABCD ngược hướng;

C. ABCD vuông góc với nhau;

D. ABCD tạo với nhau một góc 30°.

Câu 19. Phương trình tham số của đường thẳng nào sau đâycó vectơ chỉ phương u=1;3?

A. x=t+1y=3t+2;

B. x=t+1y=2t+3;

C. ;x=t+2y=t+3

D. x=t+3y=2t+1.

Câu 20. Góc giữa 2 đường thẳng có thể có số đo nào sau đây?

A. 135°;

B. 67°;

C. 91°;

D. 180°.

Câu 21. Phương trình đường thẳng d có vectơ chỉ phương u=1;3 và đi qua điểm M(3; 4) là

A. 3x – y – 5 = 0;

B. x + 3y – 15 =0;

C. x + 3y + 15 = 0;

D. 3x – y + 15 = 0.

Câu 22. Đường thẳng d đi qua 2 điểm A(1; 3) và B(2; 5). Viết phương trình đoạn chắn của đường thẳng d.

A. x12y1=1;

B. x2+y1=1;

C. x12+y1=1;

D. x2+y1=1.

Câu 23. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tâm I(a; b) tại điểm M(x0; y0) nằm trên đường tròn có dạng:

A. (a – x0)(x – x0) – (b – y0)(y – y0) = 0;

B. (a – x0)(x – x0) + (b – y0)(y – y0) = 0;

C. (a + x0)(x – x0) – (b + y0)(y – y0) = 0;

D. (a + x0)(x – x0) + (b + y0)(y – y0) = 0.

Câu 24. Tiếp tuyến của đường tròn có tính chất nào sau đây?

A. Cắt đường tròn tại 2 điểm phân biệt;

B. Tiếp tuyến có vectơ chỉ phương là vectơ nối giữa tâm và tiếp điểm;

C. Tiếp tuyến có vectơ pháp tuyến là vectơ nối giữa tâm và tiếp điểm;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 25. Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình của một đường tròn?

A. x2 + y2 + 2x – 4y + 9 = 0;

B. x2 + y2 – 6x + 4y + 13 = 0;

C. 2x2 + 2y2 – 8x – 4y + 2 = 0;

D. 5x2 + 4y2 + x – 4y + 1 = 0.

Câu 26. Cho phương trình Hypebol x216y29=1. Độ dài trục thực của Hypebol đó là:

A. 3;

B. 4;

C. 6;

D. 8.

Câu 27. Đường chuẩn của Parabol y2 = 14x là:

A. x+72=0;

B.x72=0;

C.x+7=0;

D. x7=0.

Câu 28. Viết phương trình chính tắc của Elip có độ dài trục lớn và trục nhỏ lần lượt là 20 và 10.

A. x220+y210=1 ;

B. x2202+y2102=1;

C. x2102+y252=1;

D. x220+y210=0.

Câu 29. Viết phương trình đường tròn tâm I đi qua 3 điểm A(1; 1), B(2; 3) và C(4; 6).

A. x2 + y2 – 5x + y + 26 = 0;

B. x2 + y2 – 4x + 17y + 26 = 0;

C. x2 + y2 – 45x + 17y + 26 = 0;

D. x2 + y2 – 5x + 27y + 56 = 0.

Câu 30. Một hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó thì được gọi là:

A. Không gian mẫu;

B. Phép thử;

C. Phép thử ngẫu nhiên;

D. Cả B, C đều đúng.

Câu 31. Biến cố là:

A. Một hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó;

B. Tập con của không gian mẫu;

C. Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử ngẫu nhiên;

D. Một kết quả thuận lợi.

Câu 32. Cho 3 hộp, mỗi hộp đựng 5 cái thẻ được đánh số từ 1 đến 5. Rút ngẫu nhiên từ mỗi hộp một tấm thẻ. Biến cố nào sau đây là biến cố chắc chắn?

A. X: “Tổng các số ghi trên ba tấm thẻ rút ra đều lớn hơn hoặc bằng 3”;

B. Y: “Tổng các số ghi trên ba tấm thẻ rút ra không nhỏ hơn 4”;

C. Z: “Tổng các số ghi trên ba tấm thẻ rút ra bằng 8”;

D. T: “Tổng các số ghi trên ba tấm thẻ luôn lớn hơn 15”.

Câu 33. Xác suất của biến cố H được xác định bởi công thức:

A. P(H) = n(H);

B. PH=nΩnH;

C. P(H) = n(H).n(Ω);

D. PH=nHnΩ.

Câu 34. Có ba chiếc hộp. Mỗi hộp chứa 5 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 5. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp một thẻ rồi cộng các số trên 3 tấm thẻ vừa rút ra lại với nhau. Xác suất để kết quả thu được là số chẵn là:

A. 16;

B. 99125;

C. 12;

D. 26125.

Câu 35. Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ các số 1; 3; 5; 7; 9. Xác suất để tìm được một số không có dạng 135xy¯ là:

A. 56;

B. 160;

C. 5960;

D. 16.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Trong mặt phẳng Oxy, cho hai điểm A(3; 1) và B(– 2; 4). Viết phương trình đường tròn (C) có tâm I thuộc trục hoành và đi qua hai điểm A, B.

Câu 2. (1 điểm) Hai hộp chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất chứa 3 quả đen và 2 quả trắng, hộp thứ hai chứa 4 quả đen và 6 quả trắng.

a) Lấy ngẫu nhiên từ hộp thứ nhất 1 quả. Tính xác suất để lấy được 1 quả đen.

b) Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp một quả. Tính xác suất để lấy được 2 quả cùng màu.

Câu 3. (1 điểm) Có 5 bưu thiếp khác nhau và 6 bì thư khác nhau. Cần chọn 3 bưu thiếp bỏ vào 3 bì thư, mỗi bì thư một bưu thiếp và gửi cho 3 người bạn mỗi bạn một bưu thiếp. Hỏi có mấy cách thực hiện?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Câu 1. Cho đường thẳng d:3x+5y+2022=0 . Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

A. (d) có vectơ pháp tuyến n=3; 5 ;

B. (d) song song với đường thẳng 3x+5y=0 ;

C. (d) có véctơ chỉ phương u=5; 3 ;

D. (d) có hệ số góc k=53 .

Câu 2. Viết phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm A3; 1B1; 5 .

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Câu 3. Cho bảng biến thiên:

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Bảng biến thiên đã cho là bảng biến thiên của hàm số nào sau đây?

A. fx=4x2 ;

B. fx=x2+3x2 ;

C. fx=x23x+2 ;

D. fx=x24 .

Câu 4. Nếu tam thức bậc hai fx=2x2+ax+bΔ0 thì

A. fx0 x ;

B. fx>0 x ;

C. fx0 x ;

D. fx<0 x .

Câu 5. Tập nghiệm của bất phương trình x24x50

A. ;51;+ ;

B. ;15;+ ;

C. 1;5 ;

D. 5;1 .

Câu 6. Tọa độ tâm I và bán kính R đường tròn C:x2+y22x2y2=0

A. I2;3 và R = 4;

B. I2;3 và R = 3;

C. I1;1 và R= 2;

D. I1;1 và R = 2.

Câu 7. Nghiệm của phương trình x+1=2x thuộc khoảng nào dưới đây?

A. 2;+ ;

B. 2;+ ;

C. 3;5 ;

D. ;2 .

Câu 8. Khoảng cách từ điểm M2;3 đến đường thẳng d:2x+3y7=0 là:

A. 1213 ;

B. 1213 ;

C. 1213 ;

D. 1213 .

Câu 9. Đường Elip x216+y27=1 có tiêu cự bằng:

A. 3 ;

B. 916 ;

C. 67 ;

D. 6.

Câu 10. Tính góc giữa hai đường thẳng Δ:x3y+2=0Δ':x+3y1=0 .

A. 60° ;

B. 90° ;

C. 30° ;

D. 120° .

Câu 11. Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình x22x+2mm2=0 có hai nghiệm phân biệt.

A. m ;

B. m >1 ;

C. Không có giá trị m thỏa mãn;

D. m1 .

Câu 12. Phương trình đường tròn (C) có tâm I2; 0 và tiếp xúc với đường thẳng d:2x+y1=0 là:

A. x2+y22=5 ;

B. x+22+y2=5 ;

C. x2+y+22=5 ;

D. x22+y2=5 .

Câu 13. Viết phương trình chính tắc của elip có tiêu cự bằng 43 và độ dài trục nhỏ bằng 4.

A. x236+y224=1 ;

B. x216+y24=1 ;

C. x224+y216=1 ;

D. x236+y29=1 .

Câu 14. Đường thẳng đi qua điểm M1; 2 và song song với đường thẳng d: 4x+2y+1=0 có phương trình tổng quát là

A. 4x+2y+3=0 ;

B. x2y+3=0 ;

C. 2x+y+4=0 ;

D. 2x+y4=0 .

Câu 15. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng Δ:x2y+2=0 và hai điểm A0; 6, B2; 5. Điểm Ma; b nằm trên đường Δ sao cho MA+MB nhỏ nhất. Tính 2a + 4b.

A. 15;

B. 16;

C. 17;

D. 14.

Câu 16. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn C:x12+y42=4 . Tiếp tuyến của đường tròn (C) song song với đường thẳng Δ:4x3y+2=0 có phương trình là

A. 4x3y+18=0 ;

B. 4x3y+18=0;4x3y2=0 ;

C. 4x3y18=0 ;

D. 4x3y18=0;4x3y+2=0 .

Câu 17. Tích tất cả các nghiệm của phương trình 32xx2=x+3

A. – 3;

B. 0;

C. – 1;

D. 3.

Câu 18. Tìm tất cả các giá trị của m để biểu thức fx=x+2m+5 có giá trị âm với mọi x3;1 .

A. m2 ;

B. m<2 ;

C. m4 ;

D. m<4 .

Câu 19. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để biểu thức m1x2+2xm luôn âm?

A. 1.

B. vô số.

C. 3.

D. 0.

Câu 20. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A1; 2, đường phân giác trong góc C có phương trình d: xy3=0, đường thẳng BC đi qua điểm K 4 ; 1. Biết trọng tâm của tam giác ABC nằm trên đường thẳng Δ: x+2y2=0. Tọa độ điểm Ba;bthỏa mãn đẳng thức nào sau đây?

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

A. a+b=3 ;

B. a+b=3 ;

C. a+b=7 ;

D. a+b=7 .

Câu 21. Cho parabol y=fx có đồ thị như hình vẽ bên.Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số gx=f12cos2x4cos2x2+32 . Tính .

A. 1;

B. 7;

C. 3;

D. 5 .

Câu 22.Gieo ngẫu nhiên một đồng xu cân đối, đồng chất 2 lần. Xác suất để lần đầu xuất hiện mặt ngửa là

A. 13;

B. 14 ;

C. 12;

D. 15 .

Câu 23. Một tổ có 5 học sinh nữ và 6 học sinh nam. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ngẫunhiên 1 học sinh củatổ đó đi trực nhật

A. 20;

B. 11;

C. 30;

D. 10.

Câu 24. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau (với k,nN; 0kn).

A. Cnk=n!k!nk! ;

B. Cnk=n!k!n+k! ;

C. Cnk=n!k!nk ;

D. Cnk=n!knk! .

Câu 25. Số tập hợp con có 3 phần tử của một tập hợp có 7 phần tử là

A. 210;

B. 35;

C. 7!;

D. 7!3! .

Câu 26. Khai triển (3xx2)5 có bao nhiêu hạng tử chứa x3?

A.0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Câu 27.Có 9 cái bút khác nhau và 8 quyển sách giáo khoa khác nhau, một bạnhọc sinh cần chọn 1 cáibút và 1 quyển sách trong số đó. Hỏi bạn họcsinh có bao nhiêu cách chọn?

A. 90;

B. 72;

C. 60;

D. 17.

Câu 28.Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối, đồng chất 2 lần. Số kết quả của không gian mẫu là

A. 6;

B. 36;

C. 2;

D. 4.

Câu 29. Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử và P(A)=23.Xác suất của biến cố A¯

A. P(A¯)=23 ;

B. P(A¯)=23 ;

C. P(A¯)=13 ;

D. P(A¯)=-13 .

Câu 30.Một bình đựng 8 viên bi xanh khác nhau và 4 viên bi đỏ khác nhau. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Xácsuất để lấy được 3 bi màu xanh là

A. C83C43;

B. C43C123;

C. C83C123;

D. C83.

Câu 31.Cho khai triển (xy)4=C40x4C41x3y+C42x2y2+...+C44y4 . Số hạng trong dấu “...’’ là

A. C43x3y3;

B. C43xy3;

C. C45xy3;

D. C43x3y.

Câu 32. Gọi n(A);n(Ω) lần lượt là số kết quả của biến cố A và số kết quả của không gian mẫu liên quan đến một phép thử. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. P(A)=0;

B. P(A)=n(A)n(Ω);

C. P(A)=1;

D. P(A)=n(Ω)n(A).

Câu 33. Tính số chỉnh hợp chập 4 của 7 phần tử

A. 35;

B. 840;

C. 24;

D. 720.

Câu 34.Có bao nhiêu cách sắp xếp 8 học sinh thành một hàng dọc?

A. 88;

B. 8!;

C. 8;

D. A82.

Câu 35. Cho parabol (P): y2 = 6x. Đường chuẩn của parabol là:

A. x = – 3;

B. x = 32 ;

C. x = 6;

D. y = 3.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1. (1,0 điểm) Tìm số hạng chứa x10 trong khai triển 2+x25.

b) Viết phương trình chính tắc của đường conic 16x2 – 4y2 = 144. Gọi tên và tìm tọa độ các tiêu điểm của đường conic đó.

Câu 2. (1,0 điểm)Lớp 11A có 10 bạn học sinh giỏi môn toán , 15 bạn học sinh giỏi môn văn . Giáo viên chủ nhiệm của lớp cần chọn ra 6 bạn trong số các bạn học sinh giỏi toán, giỏi văn trên để dự đại hội đoàn trường. Hỏi giáo viên chủ nhiệm có bao nhiêu cách chọn nếu trong 6 bạn được chọn có đúng 2 bạn học sinh giỏi môn toán.

Câu 3. (1,0 điểm) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm A(3; 2), B(– 1; – 1), C(– 2; 4) và đường tròn (C): x2 + y2 – 2x + 4y – 4 = 0.

a) Viết phương trình tham số của đường thẳng AB.

b) Viết phương trình đường tròn tâm C và đi qua điểm B.

c) Gọi I là tâm của đường tròn (C). Đường thẳng ∆: x – y – 6 = 0 cắt đường tròn (C) tại hai điểm phân biệt J, K. Tính diện tích của tam giác IJK.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1. Cho bảng biến thiên:

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Bảng biến thiên đã cho là bảng biến thiên của hàm số nào sau đây?

A. fx=x23x+10 ;

B. fx=x23x10 ;

C. fx=x2+3x10 ;

D. fx=x2+3x+10 .

Câu 2. Tọa độ tiêu điểm của parabol (P): y2 = x là

A. F12;0 ;

B. F112;0F212;0;

C. F14;0 ;

D. F114;0F214;0.

Câu 3. Nếu tam thức bậc hai fx=x2+ax+bΔ0 thì

A. fx0 x ;

B. fx>0 x ;

C. fx<0 x ;

D. fx0 x .

Câu 4. Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc hai một ẩn?

A. x+12 ;

B. x+23x<0 ;

C. x3+2x3>0 ;

D. 45x0 .

Câu 5. Viết phương trình tham số của đường thẳng qua hai điểm A3; 7B1; 7 .

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Câu 6. Trong mặt phẳng Oxy ,đường tròn C:x22+y+32=9 có tâm I và bán kính R là:

A. I3;2 , R=3 ;

B. I2;3 , R=3 ;

C. I2;3 , R=3 ;

D. I2;3 , R=9 .

Câu 7. Khoảng cách từ điểm M(1;1) đến đường thẳng Δ:3x4y17=0 là:

A. 105 ;

B. 2;

C. 25 ;

D. 185 .

Câu 8. Elip x25+y24=1 có tiêu cự bằng

A. 9;

B. 4;

C. 2 ;

D. 1.

Câu 9. Tập nghiệm của bất phương trình x2+2x15>0

A. ;53;+ ;

B. ;35;+ ;

C. 5;3 ;

D. 3;5 .

Câu 10.Cho đường thẳng d:3x7y+15=0 . Mệnh đề nào sau đây sai?

A. d đi qua 2 điểm M13;2N5;0;

B. d có hệ số góc k=37 ;

C. d không đi qua gốc toạ độ;

D. u=7;3 là vectơ chỉ phương của d .

Câu 11. Phương trình đường thẳng đi qua N(1;2)và song song với đường thẳng 2x+3y12=0

A. 2x3y8=0 ;

B. 2x+3y+8=0 ;

C. 2x+3y8=0 ;

D. 4x+6y+1=0 .

Câu 12. Tính góc tạo bởi giữa hai đường thẳng d1:2xy10=0d2:x3y+9=0.

A. 135o ;

B. 45o;

C. 30o ;

D. 60°.

Câu 13. Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình x22m+1x+4=0 có nghiệm.

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Câu 14. Đường tròn (C) có tâm I(1;3) và tiếp xúc với đường thẳng d: 3x4y+5=0 có phương trình là

A. (x+1)2+(y3)2=2 ;

B. (x+1)2(y3)2=10 ;

C. (x+1)2+(y3)2=4 ;

D. (x1)2+(y+3)2=2 .

Câu 15. Viết phương trình chính tắc của elip, biết elip có tiêu cự bằng 2 và độ dài trục lớn bằng 10.

A. x225y216=1 ;

B. x225+y29=1 ;

C. x225+y224=1 ;

D. x2100+y281 = 1.

Câu 16. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho Δ:xy+1=0 và hai điểm A(2;1) ,B(9;6) . Điểm nằm trên đường Δ sao cho MA+MB nhỏ nhất. Tính a +b ta được kết quả là:

A. 9;

B. - 7;

C. -9 ;

D. 7.

Câu 17. Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho đường tròn C:x2+y22x4y+3=0 . Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn biết tiếp tuyến đó song song với đường thẳng Δ:3x+4y+1=0 .

A. 3x+4y52+11=0 , 3x+4y5211=0 ;

B. 3x+4y+5211=0 , 3x+4y5211=0 ;

C. 3x+4y+5211=0 , 3x+4y+52+11=0 ;

D. 3x+4y+5211=0 ; 3x+4y52+11=0 .

Câu 18. Tính tổng tất cả các nghiệm nguyên của bất phương trình 14+5xx2=x+1 .

A. 5;

B. 0;

C. 3;

D. 6.

Câu 19. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để biểu thức fx=m+2x2+2m+2xm7 luôn âm?

A. 4;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Câu 20. Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng 12 và tâm I là giao điểm của hai đường thẳng d1:xy3=0,d2: x+y6=0; trung điểm cạnh AD là giao điểm của d1 và Ox. Biết đỉnh Aa;b và có tung độ dương. Tính a2+2b.

A. 18;

B. 14;

C. 11;

D. 6.

Câu 21. Cho parabol y=fx có đồ thị như hình vẽ sau.

Đề thi Học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)

Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số gx=f12cos4x4sin2x+52 . Tính M2m .

A. 3.

B. 5.

C. 7.

D. 1.

Câu 22. Với n là số nguyên dương tùy ý, mệnh đề nào dưới đây đúng ?

A. Cn1=1;

B. Cnn=2n;

C. Cnn1=Cn1;

D. Cn0=n.

Câu 24.Có bao nhiêu cách chọn 4 học sinh từ một nhóm có 10 học sinh ?

A. C64;

B. A104;

C. 104;

D. C104.

Câu 25. P4 bằng

A. 16;

B. 4;

C. 24;

D. 40.

Câu 26.Có bao nhiêu cách chọn ra một bông hoa từ 6 bông hoa hồng khác nhau và 4 bông hoa cúc khác nhau?

A. 10;

B. 6!.4!;

C. 10!;

D. 1.

Câu 27.Có bao nhiêu cách chọn ra 2 học sinh có cả nam và nữ từ một nhóm học sinh gồm 6 nam và 4 nữ ?

A. 21;

B. 10;

C. 45;

D. 24.

Câu 28. Không gian mẫu của phép thử gieo một đồng xu hai lần có bao nhiêu phần tử ?

A. 8;

B. 4;

C. 2;

D. 6.

Câu 29. Cho tập hợp A={1;2;3;4;5;6} , chọn ngẫu nhiên một phần tử từ tập hợp A. Tính xác suất để chọn được phần tử là số lẻ.

A.1;

B.0;

C. 12 ;

D. 34 .

Câu 30. Cho n,n3Cn3=2n . Giá trị của n bằng

A. 8 ;

B. 6 ;

C. 4;

D. 5.

Câu 31. Hệ số của x3 trong khai triển x+25 bằng

A.10;

B. 60;

C. 80;

D. 40.

Câu 32. Số hạng x3y trong khai triển 2x+y4 bằng

A.32;

B. 8x3y;

C. 32x3y;

D. 24x3y.

Câu 33. Gieo một con súc sắc 6 mặt, cân đối và đồng chất một lần. Xác suất để xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn 5 bằng

A. 13 ;

B. 16 ;

C. 23 ;

D. 12 .

Câu 34. Một hộp chứa 10 thẻ được ghi số từ 1 đến 10 Chọn ngẫu nhiên một thẻ, xác suất để chọn được thẻ ghi số lớn hơn 8 bằng

A. 12 ;

B. 15 ;

C. 110 ;

D. 1.

Câu 35. Một hộp chứa 6 viên bi đỏ và 4 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 viên bi, xác suất để lấy được 2 viên bi màu xanh bằng

A. 215 ;

B. 19 ;

C. 715 ;

D. 25 .

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm):

a) Tìm số hạng không chứa x của khai triển: x+2x5 .

b) Một tổ có 9 học sinh gồm 5 học sinh nam và 4 học sinh nữ, trong đó có 2 học sinh nam tên Phúc và Đức. Xếp ngẫu nhiên 9 học sinh trên thành một hàng ngang. Có bao nhiêu cách xếp sao cho hai học sinh Phúc và Đức luôn đứng cạnh nhau, đồng thời các học sinh nam còn lại không đứng cạnh nhau và cũng không đứng cạnh Phúc và Đức.

Câu 2. (1,5 điểm):

a) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): (x – 1)2 + (y + 2)2 = 34 và đường thẳng d: 3x + 5y + 23 = 0. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) biết tiếp tuyến đó vuông góc với đường thẳng d.

b) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A(3; 18), B(1; 7), C(– 2; 3). Tìm tọa độ điểm M nằm trên đường thẳng BC sao cho độ dài đoạn AM là ngắn nhất.

Xem thử

Xem thêm bộ đề thi Toán 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên