Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 11 Cánh diều

Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 11 Cánh diều với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 11 Giữa kì 2.

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 11 Cánh diều

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Văn 11 Giữa kì 2 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về hình thức (các chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật,...); nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, triết lí nhân sinh,...) của truyện ngắn hiện đại. Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; giá trị thẩm mĩ của các yếu tố cấu tứ, ngôn từ; tình cảm, cảm xúc chủ đạo của người viết.

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn, giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí; đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết qua văn bản; phát hiện được giá trị văn hóa hoặc triết lí nhân sinh từ văn bản.

a. Sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện ngắn

Lời người kể chuyện

Lời nhân vật

Nhằm giới thiệu, miêu tả nhân vật, bối cảnh, bình luận, dẫn dắt câu chuyện, tạo thành giọng chủ đạo của truyện.

Phương tiện bộc lộ ý nghĩ, tâm trạng, cá tính của nhân vật trong từng tình huống cụ thể, góp phần thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật.

=> Lời nhân vật thường có sự phối hợp hài hoà với lời người kể chuyện.

Quảng cáo

b. Cấu tứ

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

Cấu tứ là cách triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc của bài thơ. Một số cách tổ chức cấu tứ thường gặp: tương đồng, tương phản, tăng cấp, chuyển hoá hoặc thống nhất các mặt đối lập (động / tĩnh, không gian / thời gian, cảnh / tình,...).

c. Thơ có yếu tố tượng trưng

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Thơ có yếu tố tượng trưng là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.

2. Yếu tố tượng trưng trong thơ cổ điển và hiện đại

Thơ cổ điển

Các hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho người quân tử (với tâm hồn thanh cao). Trong ca dao, cặp hình ảnh thuyền - bến tượng trưng cho người con trai / người ra đi (thuyền) và người con gái / người ở lại (bến). Những hình ảnh tượng trưng này có tính công thức, gắn với truyền thống văn hoá của một cộng đồng.

Thơ hiện đại

Các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm biểu đạt những rung động, nhận thức sâu xa, những tồn tại  vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ vì thế thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện, liên tưởng độc đáo.

Quảng cáo

d. Tùy bút, tản văn

Nội dung

Tùy bút

Tản văn

1. Khái niệm

- Tuỳ bút là văn xuôi trữ tình - một loại tác phẩm tự sự phi hư cấu.

- Tản văn - một loại tác phẩm gần với tuỳ bút, cũng là loại tác phẩm tự sự phi hư cấu, sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.

2. Đặc điểm

- Tuỳ bút ghi chép một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang màu sắc cá nhân của người viết về con người và sự việc.

- Bài tuỳ bút thường thể hiện rất rõ cái “tôi” độc đáo, cũng như tâm hồn, tình cảm của tác giả.

- Ngôn ngữ của tuỳ bút thường rất giàu chất thơ.

- Nội dung bài tản văn thường nêu lên các hiện tượng chân thực, gần gũi với cuộc sống nhưng giàu ý nghĩa xã hội. Thông qua nội dung ấy, người viết bộc lộ trực tiếp tình cảm, suy nghĩ mang đậm cá tính của mình.

3. Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn

- Tự sự là kể lại sự việc (bối cảnh, nhân vật, quá trình, kết quả,....).

- Trữ tình là bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới.

- Tuỳ vào đề tài và mục đích bài viết mà tác giả kết hợp các yếu tố tự sự và trữ tình với những mức độ khác nhau.

- Tuỳ bút sử dụng nhiều yếu tố trữ tình, còn tản văn dùng nhiều yếu tố tự sự.

Quảng cáo

e. Truyện kí

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện kí là thể loại giao thoa giữa truyện và kí, trong đó, nhà văn dựa vào những con người và sự việc có thật, lựa chọn, sắp xếp và tổ chức thành câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật đối tượng được phản ánh bằng ngôn ngữ văn học.

2. Quá trình phát triển

Truyện ki phát triển mạnh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ do yêu cầu cổ vũ động viên, ca ngợi người thật, việc thật,...

VD: Sống như anh (Trần Đình Văn), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi),...

3. Sự kết hợp của hư cấu và phi hư cấu

Truyện kí chú trọng tính xác thực về con người và sự kiện,.. đồng thời sử dụng hư cấu với các chi tiết, tâm lí, nhân vật, sự việc,... do nhà văn tưởng tượng ra khiến câu chuyện hiện lên vừa chân thực, khách quan vừa sinh động theo cách nhìn độc đáo của tác giả. 

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 11 Giữa kì 2 Cánh diều

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

MỘT ĐÁM CƯỚI

Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần đến. Cả hai cùng mặc quần áo cánh. Bà mẹ khoác một cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai. Chú rể xách một chẽ cau, chừng một chục quả. Vào đến nhà, y lúng túng không biết đặt đâu. Bà mẹ trông thấy bảo Dần:

- Cho bu mượn cái đĩa đi, con!

Mặt Dần đã đỏ bừng. Hai đứa em nó, trông thấy, cười rúc rích. Nó lợi dụng câu sai của mẹ chồng, để chạy tót ra chái đứng. Một lúc lâu nó cũng không vào. Thầy nó phải đỡ lấy chẽ cau ở tay bà mẹ chồng, đặt lên giường thờ mẹ nó. Rồi thầy nó nói thật to:

- Đi nấu nước đi con!

Không thấy con gái thưa, ông phải bảo thằng con trai lớn:

- Chạy ra bảo chị đun ấm nước.

Rồi ông thân hành đi lấy chìa vôi ra để têm trầu. Bà mẹ chồng có lời ngay:

Thôi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi cũng biện cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ… rồi xin phép ông để chúng tôi đưa cháu về nhà làm ăn.

Đáp lại bao nhiêu lời bóng bẩy, xa xôi ấy, ông bố vợ chỉ trả lời gọn thon lỏn một câu:

- Vâng! Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.

Rồi ông lại cất cao giọng, bảo con:

- Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé!

Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược... Chao ôi! Buồn biết mấy?... Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá... Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn [...]

Đến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai [...]

Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai... Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ...

(Trích Một đám cưới, Nam Cao, Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2000, tr.245-247)

Câu 1. Xác định điểm nhìn trong câu: “Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá...”

A. Điểm nhìn của nhân vật – điểm nhìn bên trong

B. Điểm nhìn của người kể chuyện – điểm nhìn bên ngoài

C. Điểm nhìn của nhân vật – điểm nhìn bên ngoài

D. Điểm nhìn của kể chuyện – điểm nhìn bên trong

Câu 2. Trong câu “Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ” tác giả dùng biện pháp tu từ gì?

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 3. Câu văn nào sau đây thể hiện cảnh tượng ảm đạm, tối tăm, tù túng của cảnh đưa dâu một đám cưới nhà nghèo?

A. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ

B. Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai

C. Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi

D. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng

Câu 4. Tình huống được kể trong đoạn trích là tình huống gì?

A. Đám cưới trong sự vui vẻ của hai gia đình

B. Đám cưới khi mẹ Dần đi vắng

C. Đám cưới khi Dần chưa biết mặt chồng

D. Đám cưới giữa ngày đói

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Một đám cưới - Nam Cao?

A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc, giàu kịch tính

B. Là đoạn trích phân tích tâm lí nhân vật đặc sắc

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của nhà văn Nam Cao

D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

Câu 6. Qua nội dung đoạn trích trên, tác giả muốn khắc họa điều gì?

A. Khắc họa hình tượng người phụ nữ Việt Nam tảo tần, vất vả trước Cách mạng tháng Tám 1945

B. Khắc họa đậm nét cuộc đời, số phận cũng như vẻ đẹp nhân cách của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám 1945

C. Khắc họa đậm nét cuộc đời, số phận cũng như vẻ đẹp nhân cách của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945

D. Khắc họa cảnh một đám cưới với cỗ bàn linh đình, người đưa rước nhộn nhịp, hai họ hân hoan vui mừng

Câu 7. Trong đoạn trích, ông bố Dần là người có tính cách như thế nào?

A. Nhân hậu, bao dung, vị tha

B. Khó khăn, tính toán, ích kỉ

C. Cảm thông, niềm nở, lạc quan

D. Hoạt bát, nhanh nhạy, vui vẻ

Câu 8. Anh/chị nhận xét như thế nào về giọng điệu kể trong đoạn trích trên?

A. Chua cay, nhẹ nhàng

B. Hóm hỉnh, hài hước

C. Trầm buồn, cảm thông

D. Châm biếm, mỉa mai

Câu 9. Tiếng sụt sịt khóc của nhân vật Dần ở cuối đoạn trích gợi lên suy nghĩ gì về số phận con người trước Cách mạng tháng Tám?

A. Số phận hẩm hiu, tủi hờn của của người nông dân bị rẻ rúng, xem thường

B. Sự bất hạnh của người phụ nữ khi không được quyết định hạnh phúc của mình

C. Số phận nghèo túng, lay lắt của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945

D. Bị áp bức bóc lột đến tàn nhẫn, xem như thân phận người ở khi về nhà chồng

Câu 10. Nội dung đoạn trích gợi liên tưởng đến tác phẩm nào sau đây?

A. Vợ nhặt (Kim Lân)

B. Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

C. Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam)

D. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Câu 11. Dựa vào đoạn trích nêu lí do vì sao ngày đám cưới của con gái ông bố Dần lại "buồn lắm"?

Câu 12. Nêu cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh  Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ...

................................

................................

................................

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên