Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều

Bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 11 Học kì 1.

Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Văn 11 Học kì 1 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết và vận dụng hiểu biết về thơ trữ tình (giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ;...) và đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm (cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp, ngôn ngữ,...) để đọc hiểu các bài thơ và đoạn trích truyện thơ.

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, truyện thơ Nôm, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu những đoạn trích tiê-u biểu trong truyện Kiều, thơ chữ Hán của Nguyễn Du.

- Nhận biết, phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề chính, phụ, tư tưởng, các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh,...) và hình thức (câu chuyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn) của các văn bản truyện.

- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết;...; tác dụng của các yếu tố hình thức như bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin,...

Quảng cáo

a. Truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm

Nội dung

Truyện thơ dân gian

Truyện thơ Nôm

1. Khái niệm

Truyện thơ dân gian là truyện do dân gian kể lại bằng hình thức thơ và phương thức truyền miệng.

Truyện thơ Nôm là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm, phần lớn theo thể thơ lục bát.

2. Đặc điểm

- Sáng tác tập thể.

- Phương thức lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng.

- Mang tính nguyên hợp.

- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

- Phản ánh cuộc sống qua một cốt truyện với hệ thống nhân vật, sự kiện, vừa bộc lộc thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, của tác giả.

3. Phân loại

- Căn cứ vào cơ sở sự kết hợp giữa tự sự (và trữ tình, có thể chia truyện thơ dân gian thành 2 nhóm: nhóm tự sự - trữ tình (yếu tố tự sự nổi trội hơn), nhóm trữ tình – tư sự (yếu tố trữ tình nổi trội hơn). 

- Căn cứ vào đề tài, chủ đề, có thể chia truyện dân gian thành ba nhóm chính: tình yêu lứa đôi; những người nghèo khổ, bất hạnh; ước mơ công lí, chính nghĩa. 

 Căn cứ vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có thể chia truyện thơ Nôm thành hai nhóm một cách tương đối: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học.

+ Thơ Nôm bình dân: thường khuyết tên tác giả; thường lấy đề tài, cốt truyện từ truyện dân gian như cổ tích; ngôn ngữ nôm na, mộc mạc.

+ Thơ Nôm bác học: phần lớn có tên tác giả, hay lấy đề tài, cốt truyện từ những tác phẩm cổ của Trung Quốc nhưng được người viết sáng tạo lại một cách độc đáo.

4. Cốt truyện

Gồm ba phần: Gặp gỡ - Thử thách (hoặc Tai biến) – Đoàn tụ. 

5. Nhân vật

Thường được phân theo loại (tốt – xấu, thiện – ác), được miêu tả qua những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành động, lời nói) và qua tâm trạng.

- Thường được phân theo loại chính diện và phản diện, tương ứng với chính - tà, thiện - ác, tốt - xấu.

- Phần nhiều được miêu tả với những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại) hơn là với đời sống nội tâm (cảm xúc, suy tư, ngôn ngữ độc thoại) hơn là con người với đời sống nội tâm (cảm xúc, suy tư, ngôn ngữ, độc thoại). Tính cách nhân vật thường tĩnh tại, ít có sự vận động và phát triển, những tác động của hoàn cảnh có tác dụng làm rõ hơn tính cách đã được định hình.

6. Ngôn ngữ

Đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh và các biện pháp tu từ.

Trong ba hình thức ngôn ngữ tự sự là ngôn ngữ gián tiếp (lời tác giả), ngôn ngữ trực tiếp (lời nhân vật), ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng thể hiện cảm xúc, suy tư, giọng điệu nhân vật; lời tác giả và lời nhân vật đan xen vào nhau, khó lòng tách bạch), truyện thơ Nôm hay sử dụng ngôn ngữ gián tiếp. Người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba.

Quảng cáo

b. Bối cảnh lịch sử , môi trường gia đình, cuộc đời tác giả với việc đọc hiểu thơ văn

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

- Bối cảnh lịch sử, môi trường gia đình là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới cuộc đời, con người và sáng tác của tác giả.

- Cuộc đời, con người nhà văn là yếu tố chủ quan tác động trực tiếp tới sáng tác văn chương. 

- Tác phẩm là “tấm gương phản chiếu” tác giả và thời đại.

c. Nghệ thuật Truyện Kiều

Nội dung

Kiến thức

1. Thể loại

Truyện thơ Nôm, kết hợp được thế mạnh của cả tự sự và trữ tình.

2. Cốt truyện

- Nguyễn Du tiếp thu cốt truyện từ cuốn tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Thâm tài nhân (Trung Quốc).

- Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện thơ Nôm với kết cấu ba phần Gặp gỡ - Thử thách – Đoàn tụ, kết thúc có hậu – người tốt được đền bù, kẻ xấu bị trừng phạt. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Truyện Kiều so với truyện thơ Nôm ở kết thúc tác phẩm: về hình thức là có hậu song thực chất là bi kịch.

3. Nhân vật

- Nhân vật phân chia theo loại (nhân vật tốt, thiện như Kim Trọng, Từ Hải, nhân vật xấu, ác như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh,…).

- Nhân vật không thể phân chia theo loại (nhân vật có sự đan xen tốt – xấu như Thúc Sinh). Tính cách nhân vật được khắc họa với cả dáng vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm, có sự phát triển bởi tác động của hoàn cảnh (Thúy Kiều).

4. Nội tâm nhân vật được thể hiện qua các mặt

- Lời người kể chuyện.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

- Lời độc thoại nội tâm.

5. Người kể chuyện

Người kể chuyện ở truyện thơ Nôm chủ yếu là ngôi thứ ba, là người kể chuyện toàn tri. Do người kể chuyện ở ngôi thứ ba nên điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài câu chuyện. Trong Truyện Kiều, điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi, từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc, kết hợp người kể chuyện toàn tri và người kể chuyện hạn tri, kết hợp kể với biểu đạt tình cảm.

6. Nghệ thuật miêu tả

- Thiên nhiên có khi là đối tượng thẩm mĩ, được miêu tả chân thực, sinh động, có khi là phương tiện thể hiện tình cảm với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.

- Nhân vật chính diện thường được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa, nhân vật phản diện thường được miêu tả bằng bút pháp tả thực.

7. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ) và ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.

- Ngôn ngữ tác phẩm vừa bình dị, vừa mang vẻ đẹp cổ điển.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 11 Học kì 1 Cánh diều

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc văn bản sau:

(…)Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)

Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:

- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!

Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

(Thạch Lam – Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam – NXB Hội Nhà văn 2008)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện vừa

B. Truyện ngắn

C. Tiểu thuyết

D. Truyện dài

Câu 2. Một số phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản là:

A. Tự sự, miêu tả

C. Miêu tả, biểu cảm

B. Tự sự, nghị luận

D. Nghị luận, miêu tả

Câu 3. Truyện được kể theo ngôi

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Không có ngôi kể

Câu 4. Đề tài của văn bản là gì?

A. Số phận người nông dẫn

B. Hủ tục xã hội

C. Tình yêu thiên nhiên

D. Cuộc sống của người trí thức

Câu 5. Đoạn văn bản “ Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất. ”” cho anh/chị hiểu gì về những con người lao động phố chợ:

A. Họ thích buôn chuyện và có nhiều thời gian rảnh rỗi.

B. Họ có cuộc sống nghèo khổ, đói rách.

C. Họ sống lạc quan, quan tâm tới những người xung quanh.

D. Họ sống chật chội, chen chúc ở phố chợ.

Câu 6. Từ “gia truyền” được hiểu là

A. Truyền nhiều đời trong một nhà/một họ.

B. Truyền từ nhà này sang nhà kia.

C. Lưu truyền trong một gia đình nhất định.

D. Bí quyết được truyền qua nhiều đời.

Câu 7. Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn bản trên?

A. Truyện không có cốt truyện

B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ.

C. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

D. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương

Câu 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết”.

Câu 9. Cảm nhận về nhân vật bác Lê trong đoạn văn bản.

Câu 10. Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ đoạn văn trên là gì? Vì sao?

Bài tập 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[…] Đã được nửa tháng nay, sáng nào cũng thấy thắng cu lớn dắt bà ra ngồi đầu đê rồi chiều đến lại dắt về... Chẳng may, nếu hôm nào về tay không thì vợ bác đánh giậm - cháu bà - lại nghiến răng xỉa xói thậm tệ:

- Hôm nay chẳng ai thí cho bà đồng nào..! Bà có biết thế là bà lại ăn phần cơm của thăng cu lớn đấy không? Từ mai, bà liệu mà kêu to lên mới được... Hay tại bà ngồi dưới bóng cây mát mà ngủ thiếp đi...? Bà liệu đấy…!

Bát cơm ngô điểm quả cà thiu, bà lão lòa trước khi và vào mồm đã chan đầy như canh bằng nước mắt.

Một ngày kia, trời tháng ba nắng gay gắt, bà lão lòa dưới gốc cây gạo, ngồi từ sáng đến quá trưa, bụng đã đói mềm mà chẳng thấy người khách đi đường nào vứt cho lấy một đồng trinh...bốn bề im lặng như tờ. Hai cánh tay khẳng khiu ôm lấy bụng mà nhăn nhó, cố quật lại với cái đói nó cào xé ruột gan, bà lão lòa thở hổn ha hổn hển.

Chợt có tiếng người giẫm lạo xạo trên đống lá khô, đi về phía mình bà lão vội chìa ngay nón:

- Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại...! Cứu cho thân tôi lấy một miếng cơm...- Tôi đây...! Phải ai đâu mà lạy với lục...? Bà được đồng nào chưa thì đưa đây cho tôi...

- Đã được đồng nào đâu...? Chẳng thấy ai đi qua đây cả... Mẹ nó có dắt tôi về thì dắt, tôi đói lắm rồi...!

- Bà đói à? Bà đói thì dễ tôi no à? Bà hãy ngồi đấy xem sao, buổi chợ chiều nay, rồi họ về qua đây nhiều... chốc nữa, tôi sẽ bảo thằng cu nó ra nó dắt....

Rồi bác ta thoăn thoắt bước đi...Bỗng trên trời mây kéo đen nghịt tối sầm hẳn lại, rồi nổi một cơn giông. Bác đánh giậm chạy vội ra sân vơ quần áo đem vào nhà, giục thằng cu lớn mau mau chạy ra để dắt bà về kẻo mưa to gió lớn. Nghe câu ấy, bác gái ngồi ôm con một góc giường cau mày ngẫm nghĩ: Thật vậy! Ba bốn năm nay, bác ta đã nhịn như nhịn cơm sống ấy rồi, quá lắm thì không chịu được. Mặc kệ bà ấy! Để bà ấy chết quách đi cho rãnh mắt.

[....] Không, không! Không thể thế được... Bà lão ấy chỉ là một bà cô... mà lạ là cô họ chồng, có lẽ nào báo hại mãi nhau.

Kìa! Thằng cu! Tao bảo thế nào…? Không bỏ bếp đấy mà ra dắt bà về à?

Bỗng bác gái đặt phịch con xuống giường, quặn mình nhăn nhó:

- Ôi trời đất ôi...! Ôi trời đất ôi…!

- Chết chửa… làm sao thế? Sao thế hở mẹ nó?

- Sao mà bụng tôi cứ thấy đau xoắn lại thế này! Ối trời đất ôi, đau thế này thì đến chết mất thôi

- Chết chửa! Kìa thằng cu.. ẵm em dỗ đi.. dỗ đi cho nó nín rồi dậy đấm cho u mày một chốc… để tao đi nướng hòn gạch mà chườm bụng vậy… Rõ khổ chửa?

 […]Tiếng sấm động ù ù, mỗi khi chớp nhoảng chớp nhoáng nó lại nom rõ thấy giữa những vũng bong bóng phập phồng, những dây nước ròng ròng từ mái tranh rỏ xuống. Chợt nghĩ đến bà nó ở ngoài đầu đê không biết ra sao, quay lại nhìn thì bố nó vẫn lúi húi dọn cơm, nét mặt thản nhiên như không, thằng cu phụng phịu nét mặt, hỏi gắt:

- Kìa thầy! Thế bà ở ngoài đầu đê,

Nó chưa nói hết cầu, bố nó đã như bị một luồng điện giật nảy người ra, mắt tròn xoe, mãi mới nói được.

- Chết chửa! Biết làm thế nào bây giờ. U mày đau bụng, kêu rồi rít lên, làm tao cũng quên bẵng đi mất…

- Thế thì chắc bà chết rét mất rồi... Còn gì nữa…

Nghĩ đến cái chết của bà lão lòa ở ngoài đầu đề - tình cháu đối với cô – bác đánh giậm rùng mình, rợn tóc gáy nhưng bác tự dối lương tâm, bác đáp lại con:

- Ôi già... chả việc gì phải sợ.. dễ bà lại không biết lần mò đến một cải quán nào đẩy mà ẩn hay sao...?

Rồi bác gọi vợ con dậy ăn cơm. Bữa ấy bác gái tuy kêu đau bụng mà cũng cố ăn được đến bốn năm lưng, mặc dầu hai đứa bé không thấy bà nó đâu, thường nhắc đi nhắc lại. Trời vẫn mưa, lúc to lúc nhỏ, rả rích suốt đêm.

Sáng hôm sau, ánh sáng mặt trời xé những đám mây bay tan tác, chiều xuống trông lại càng tươi càng đẹp. [...]

Bác đánh giậm hôm ấy dậy rất sớm, đóng khổ, cài rổ, vác vợt ra đi... Mon men ở dưới chân để, lội lõm bom qua mấy vũng bùn lầy xa xa, phía dưới cây gạo - chỗ bà lão lòa vẫn ngồi, bác thấy giữa ruộng, trong một đám mạ xanh tươi tốt, một đàn quạ, con bay con liệng, kêu sào sạc rồi đậu xúm xít vào một chỗ. Bụng tưởng  hẳn là một tổ rắn chi đây, bác ta vác ngay một vợt tre lên mặt rồi phăm phăm chạy lại. Đàn quạ vùng bay lên rồi tản mác đi... Chao ôi! Bước vừa đến nơi thì bỗng bác ta rú lên một tiếng, trợn mắt rít răng mà ngã phục xuống.[…]

Trích Bà lão lòa - Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, 1931

Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính của đoạn trích trên là ai?

Câu 2. Các sự việc trong tác phẩm được sắp xếp theo trình tự nào?

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4. Anh/ chị hãy phân tích lời nói, hành động nhân vật bác đánh giậm (người cháu họ của bà lão) khi vợ kêu đau bụng, khi bà lão lòa ở ngoài đê trong mưa cho đến sáng hôm sau để thấy được bản chất con người này

Câu 5. Đoạn: “Không, không! Không thể thế được... Bà lão ấy chỉ là một bà cô... mà lạ là cô họ chồng, có lẽ nào báo hại mãi nhau…?” tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào?

................................

................................

................................

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên