3 Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Với bộ 3 đề thi Vật lí 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Vật lí 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học Sinh 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 Vật lí 11.

3 Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Vật Lí 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Câu 1. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2 = 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là:

A. 54.10-2 N.

B. 1,8.10-2 N.

C. 5,4.10-3 N.

D. 2,7.10-3 N.

Câu 2. Điện trường là

A. môi trường không khí quanh điện tích.

B. môi trường chứa các điện tích.

C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. môi trường dẫn điện.

Quảng cáo

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?

A. cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.

B. cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.

C. cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.

D. đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều.

Câu 4. Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là

A. A = qE.

B. A = qEd.

C. A = qd.

D. A = Fd.

Câu 5. Chọn phát biểu sai. Điện thế tại điểm M trong điện trường

A. là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt dự trữ năng lượng.

B. được xác định bằng thế năng tĩnh điện của điện tích 1 culong đặt tại điểm đó.

C. là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi tác dụng lên một điện tích q đặt tại điểm đó.

D. bằng công của lực điện làm di chuyển một điện tích từ điểm này tới điểm khác trong điện trường.

Quảng cáo

Câu 6. Tụ điện là

A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

Câu 7. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 3 m.                 

B. 30 m.                

C. 300 m.              

D. 3000 m.

Câu 8. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường

A. giảm 3 lần.      

B. tăng 3 lần.      

C. giảm 9 lần.      

D. tăng 9 lần.

Quảng cáo

Câu 9. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là

A. 5000 V/m.                  

B. 1250 V/m.                  

C. 2500 V/m.                  

D. 1000 V/m.

Câu 10. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 2000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

A. 25.10-3 J. 

B. 5.10-3 J. 

C. 2,5.10-3 J. 

D. 5.10-4 J. 

Câu 11. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN  = 20 V. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Điện thế tại điểm M là 20 V.

B. Điện thế tại điểm N là 0 V.

C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.

Câu 12. Cách tích điện cho tụ điện:

A. đặt tụ điện gần một nguồn điện.

B. cọ xát các bản tụ điện với nhau.

C. đặt tụ điện gần vật nhiễm điện.

D. nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.

Câu 13. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = -6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm.

A. 5 N.        

B. 0,5 N.

C. 0,05 N.

D. 0,005 N.

Câu 14. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 25 cm là

A. 14,4 V/m.

B. 2.104 V/m.

C. 144 V/m.

D. 3,6.103 V/m.

Câu 15. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2 μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 2 mJ.                           

B. 1 mJ.

C. 1000 J.              

D. 2000 J.

Câu 16. Biết hiệu điện thế UMN = 5 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

A. VM  = 5 V.

B. VN  = 5 V.

C. VM - VN  = 5 V.

D. VN - VM  = 5V.

Câu 17. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

A. 2.10-6 C.           

B. 2.10-5 C.           

C. 10-6 C.              

D. 10-5 C.

Câu 18. Điện tích điểm là

A. vật có kích thước rất nhỏ.     

B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.

C. vật chứa rất ít điện tích.        

D. điểm phát ra điện tích.

Câu 19. Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện

A. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.        

B. Hai điện tích cùng dấu thì hút nhau.

C. Hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau.

D. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

Câu 20. Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.                       

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.           

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Câu 21. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện tích là:

A. 12.10-4 C.

B. 1,2.10-4 C.

C. 6.10-4 C.

D. 0,6 .10-4 C.

Câu 22. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là

A. 10 V.                 

B. 16 V.                 

C. 20 V.                 

D. 6,25 V.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt trong điện trường đều là:

A. Điểm đặt tại điện tích điểm.

B. Phương song song với các đường sức từ.

C. Ngược chiều với E.

D. Độ lớn F = qE.

Câu 24. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

A. 10000 V/m.                

B. 7000 V/m.                  

C. 5000 V/m.                  

D. 6000 V/m.

Câu 25. Tìm phát biểu sai về điện trường?

A. Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

B. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.

C. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó

D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?

A. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.

B. Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.

C. Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.

D. Vectơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.

Câu 27. Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.

A. 8,3.10-8 C.

B. 8,0.10-10 C.

C. 3,8.10-11 C.

D. 8,9.10-11 C.

Câu 28. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Điện tích q.

B. Độ lớn của cường độ điện trường.

C. Vị trí của điểm M và điểm N.

D. Hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N.

Câu 29. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = Fscosα, trong đó α là góc giữa hướng của đường sức và hướng của độ dời s. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa góc α và công của lực điện?

A. α <  900 thì A > 0.

B. α >  900 thì A < 0.

C. điện tích dịch chuyển ngược chiều một đường sức thì A = F.s.

D. điện tích dịch chuyển dọc theo chiều một đường sức thì A = F.s.

Câu 30. Tìm phát biểu sai

A. Tụ điện dùng để chứa điện tích.

B. Tụ điện chỉ dùng để tích điện trong mạch.

C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện.

D. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.

------------------------------HẾT----------------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Đáp án đúng là B.

F = kq1q2r2=9.109.6.108.3.1080,032 = 1,8.10-2 N

Câu 2. Đáp án đúng là C.

Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

Câu 3. Đáp án đúng là D.

Điện trường đều: là điện trường mà véctơ cường độ điện trường có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm. Đường sức của điện trường đều là những đường song song cách đều.

Câu 4. Đáp án đúng là B.

Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = qEd.

Câu 5. Đáp án đúng là D.

D – sai vì biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = qEd có đơn vị là J và điện thế tại điểm M có đơn vị là V.

Câu 6. Đáp án đúng là C.

Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Câu 7. Đáp án đúng là C.

F = kq1q2r2 => r = kq1.q2F = 9.109.5.10422,5.102 = 300 m.

Câu 8. Đáp án đúng là C.

E = kQr2 nên khi r tăng 3 lần thì E giảm 9 lần. 

Câu 9. Đáp án đúng là B.

Từ biểu thức U = E.d => E = Ud=500,04 = 1250 V/m

Câu 10. Đáp án đúng là B.

A = qEd = qEscosα = 5.10-6.2000.0,5.cos00  = 5.10-3 J. 

Câu 11. Đáp án đúng là D.

A, B, C – sai vì điện thế tại một điểm có giá trị tuỳ thuộc cách chọn mốc điện thế nên không thể xác định được điện thế tại M và N là bao nhiêu nếu chưa đủ dữ kiện.

D – đúng vì hiệu điện thế giữa hai điểm là UMN = VM - VN = 20V > 0 nên điện thế tại M cao hơn điện thế tại N.

Câu 12. Đáp án đúng là D.

Cách tích điện cho tụ điện: nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.

Câu 13. Đáp án đúng là C

q1 = 6.10-8 C, q2 = -6.10-8 C, q3 = 6.10-8 C, CA = 0,05m, CB = 0,03 m.

Vì AC + CB = AB nên C nằm trong đoạn AB.

q1, q3 cùng dấu nên F1 là lực đẩy; q2, q3 trái dấu nên F2 là lực hút.

3 Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Trên hình vẽ, ta thấy F1F2 cùng chiều.

Vậy: F cùng chiều F1F2 (hướng từ C đến B).

Độ lớn: F = F1 + F2 = kq1q3AC2+kq2q3BC2. Thay số được F = 0,05 N.

Câu 14. Đáp án đúng là C.

E = kQr2=9.109.1090,252 = 144 V/m

Câu 15. Đáp án đúng là A.

A = qEd = 2.10-6.1000.1 = 2.10-3 J = 2 mJ.

Câu 16. Đáp án đúng là C.

UMN = VM - VN = 5V

Câu 17. Đáp án đúng là D.

Q = CU = 2.10-6.5 = 10-5 C

Câu 18. Đáp án đúng là B.

Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.

Câu 19. Đáp án đúng là A.

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Câu 20. Đáp án đúng là C.

E = Fq=2.1032.106 = 1000 V/m. Điện tích thử dương nên cường độ điện trường cùng chiều với lực điện tác dụng lên nó.

Câu 21. Đáp án đúng là C.

Trên vỏ một tụ điện có ghi 5μF - 220 V => C = 5 μF = 5.10-6 F, Umax = 220 V

Khi nối hai bản của tụ điện với hiệu điện thế 120 V thì tụ sẽ tích điện là:

Q = C.U = 5.10-6.120 = 6.10-4 C.

Câu 22. Đáp án đúng là B.

Từ biểu thức U = E.d ta có: U1U2=d1d2 ⇔ U2U1.d2d1=10.85 = 16V

Câu 23. Đáp án đúng là C.

Lực điện cùng chiều với E, khi q > 0.

Câu 24. Đáp án đúng là A

Do 2 vecto cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau nên

E = E12+E22=6000+280002 = 10000 V/m

Câu 25. Đáp án đúng là B.

Câu A, C, D đúng; câu B sai vì xung quanh cả 2 điện tích đều có điện trường.

Câu 26. Đáp án đúng là D.

Câu A, B, C đúng; câu D sai vì vectơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.

Câu 27. Đáp án đúng là A

Hạt bụi nằm cân bằng, chịu tác dụng của trọng lực và lực điện. Vì trọng lực hướng xuống nên lực điện phải hướng lên. Mà cường độ điện trường hướng từ dưới lên trên nên điện tích q dương.

P = F ⇔ mg = qE = qUd => q = mgdU = 8,3.10-11C

Câu 28. Đáp án đúng là D.

Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N, chỉ phụ thuộc vị trí của điểm M và điểm N.

Câu 29. Đáp án đúng là C.

α < 900 thì A > 0; α > 900 thì A < 0; α = 900 thì A = 0; điện tích dịch chuyển dọc theo chiều một đường sức α = 00 thì A = F.s.

Câu 30. Đáp án đúng là B

Tụ điện có nhiệm vụ tích và phóng điện trong mạch điện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Vật lí 11 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Vật lí 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên