Top 16 Đề kiểm tra Địa Lí 7 Học kì 2 có đáp án
Top 16 Đề kiểm tra Địa Lí 7 Học kì 2 có đáp án
Phần dưới là danh sách Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Địa Lí 7 Học kì 2 có đáp án, cực hay gồm các đề kiểm tra 15 phút, đề thi giữa kì, đề thi học kì 2. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 7.
Đề kiểm tra Địa Lí 7 Học kì 2
Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 2 có đáp án (Lần 1) (3 đề)
Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 7 Học kì 2 có đáp án (Lần 2) (3 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 1)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Ở châu Phi các thành phố thường tập trung ở đâu?
A. Một số nơi ven biển.
B. Tại các bồn địa.
C. Vùng đồng bằng.
D. Trên các cao nguyên.
Câu 2. Những nước nào sau đây có ngành công nghiệp tương đối phát triển ở Nam Phi?
A. Cộng hòa Nam Phi, Ai Cập.
B. Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri.
C. An-giê-ri, Ai Cập.
D. Ai Cập, Ni-giê-ri-a.
Câu 3. Các nền văn minh cổ đại ở Châu Mĩ là:
A. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.
B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.
C. In-ca, Mai-an, sông Nin.
D. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.
Câu 4. Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế nào dưới đây?
A. Giá thành sản phẩm cao.
B. Nền nông nghiệp tiến tiến
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
Câu 5. Ở eo đất Trung Mĩ có những loại rừng tiêu biểu nào?
A. Xích đạo. B. Cận xích đạo. C. Rừng rậm nhiệt đới. D. Rừng ôn đới.
Câu 6. Ở Trung và Nam Mĩ có những đô thị lớn nào?
A. Xao Pao-lô, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret
B. Xao Pao-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nôt Ai-ret
C. Xao Pao-lô, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Li-ma
D. Ca-ra-cat, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret
Phần tự luận
Câu 7. (4 điểm). Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực và giải thích vì sao châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới?
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm
Câu 1. Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở một số nơi dọc ven biển. Một số thành phố lớn như Cai-rô, A-đi A-bê-ba, Đuôc-ban, Kép tao,…
Chọn: A.
Câu 2. Các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi và An-giê-ri với một số ngành công nghiệp như luyện kim, chế tạo máy, sản xuất,…
Chọn: B.
Câu 3. Một số bộ lạc cổ ở Trung và Nam Mĩ như Mai-a, A-xơ-tếch, In-ca có kĩ thuật rất cao và đã từng lập nên những quốc gia hùng mạnh với các nền văn minh Mai-a, In-ca và A-xơ-tếch.
Chọn: D.
Câu 4. Các hạn chế của nền nông nghiệp Bắc Mĩ là: Giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, nhiều phân hóa học và thuốc hóa học, ô nhiễm môi trường,…
Chọn: B.
Câu 5. Ở eo đất Trung Mĩ và cả quần đảo Ăng-ti có rừng rậm nhiệt đới.
Chọn: C.
Câu 6. Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là Xao Pao-lô, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret
Chọn: A.
Phần tự luận
Câu 7. (4 điểm).
* Những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
- Khí hậu:
+ Châu lục giá lạnh khắc nghiệt với nhiệt độ quanh năm dưới -10°C. (0,5 điểm)
+ Là nơi gió bão nhiều nhất thế giới. (0,5 điểm)
- Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. (0,5 điểm)
- Động thực vật: Thực vật không tồn tại còn động vật tương đối phong phú, có chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển, cá voi,… (0,5 điểm)
- Khoáng sản: Than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên,... (0,5 điểm)
* Nguyên nhân châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới là do:
- Châu Nam Cực nằm ở vị trí từ vòng Cực Nam đến Cực Nam. (0,5 điểm)
- Có khí hậu khắc nghiệt giá lạnh, lạnh nhất Trái Đất. Là nơi khí áp cao có nhiều gió bão nhất hành tinh và có vận tốc gió trên 60km/h. (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần trắc nghiệm
Câu 1: “Tân thế giới” là tên gọi khác của châu lục nào?
A. Châu Mĩ.
B. Châu Á.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
Câu 2: Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lủ lớn là:
A. Miền núi phía tây.
B. Ven biển Thái Bình Dương.
C. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.
Câu 3: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:
A. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
B. Alaxca và Bắc Canada.
C. Mê-hi-cô và Alaxca.
D. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
Câu 4: Quốc gia nào dưới đây có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp ít nhất ở vùng Bắc Mĩ?
A. Canada.
B. Bra-xin
C. Mê-hi-cô.
D. Hoa Kì.
Câu 5: Ngành công nghiệp nào của Mê-hi-cô có ưu thế phát triển nhất?
A. Dệt, thực phẩm,
B. Khai khoáng, luyện kim.
C. Cơ khí và điện tử.
D. Khai khoáng và chế biến lọc dầu.
Câu 6: Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì:
A. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.
B. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.
C. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.
D. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.
Câu 7: Quốc gia nào dưới đây có diện tích hẹp ngang nhất ở Trung và Nam Mỹ?
A. Angentina.
B. Bra-xin.
C. Pa-na-ma.
D. Chi lê.
Câu 8: Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ở Nam Mĩ?
A. Ôn đới
B. Cận xích đạo
C. Núi cao.
D. Xích đạo
Câu 9: Điền trang là hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở khu vực nào?
A. Trung và Nam Mĩ.
B. Bắc Mĩ.
C. Trung và Nam Phi.
D. Bắc Á.
Câu 10: Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ là:
A. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma.
B. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.
C. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê.
D. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
Phần tự luận
Câu 1 (2 điểm). Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao?
Câu 2 (3 điểm).
a) Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ?
b) Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào?
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Tân thế giới là một tên gọi được sử dụng để chỉ châu Mỹ được sử dụng từ thế kỷ 16.
Chọn: A.
Câu 2:
Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô và dọc ven biển Đại Tây Dương là vùng đất ở Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập sâu vào trong đất liền gây bão, lủ lớn.
Chọn: C.
Câu 3:
Bán đảo Alaxca và phía Bắc Ca-na-da là nơi dân cư thưa thớt nhất (dưới 1 người/km2). Nhiều nơi không có người sinh sống.
Chọn: B.
Câu 4:
Quốc gia có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp ít nhất ở khu vực Bắc Mĩ là nước Ca-na-da, sau đó là Hoa Kì và cuối cùng là Mê-hi-cô. Còn Bra-xin là quốc gia nằm ở khu vực Nam Mĩ.
Chọn: A.
Câu 5:
Mê-hi-cô là quốc gia có ưu thế về khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hóa dầu, chế biến thực phẩm,…
Chọn: D.
Câu 6:
Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, còn diện tích của Bắc Mĩ khoảng 24,7 triệu km2 nên diện tích của Trung và Nam Mĩ nhỏ hơn diện tích tự nhiên của Bắc Mĩ.
Chọn: A.
Câu 7:
Pa-na-ma là quốc gia thuộc khu vực Trung Mĩ và có diện tích hẹp ngang nhất ở khu vực Trung và Nam Mỹ.
Chọn: C.
Câu 8:
Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là cận xích đạo. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng A-ma-dôn và dọc ven biển phía Đông Trung Mĩ.
Chọn: B.
Câu 9:
Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là điền trang.
Chọn: A.
Câu 10:
Bra-xin, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ và có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.
Chọn: B.
Phần tự luận
Câu 1:
Những điều kiện làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca- na-đa phát triển đến trình độ cao là:
- Diện tích đất nông nghiệp lớn. (0,5 điểm)
- Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. (0,5 điểm)
- Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ. (1 điểm)
Câu 2:
a)
- Lúa mì: Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì. (0,5 điểm)
- Ngô, bò sữa, lợn: Phía nam Hoa Kì. (0,5 điểm)
- Cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía,...), cây ăn quả: Ven vịnh Mê-hi-cô. (0,5 điểm)
b)
- Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. (0,75 điểm)
- Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển. (0,75 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 15 phút
(Lần 2)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm:
A. Mức độ đô thị hóa cao
B. Mức độ đô thị hóa rất thấp
C. Mức độ đô thị hóa thấp
D. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát
Câu 2. Vùng công nghiệp Ham-bua là vùng công nghiệp nổi tiếng của châu Âu nằm ở quốc gia nào?
A. Pháp B. Hoa Kì C. LB Đức D. I-ta-li-a
Câu 3. Quốc gia nào ở châu Âu được coi là xứ sở của băng tuyết?
A. Anh B. Pháp C. Thụy Sỹ D. Ai-xơ-len
Câu 4. Khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm địa hình như thế nào?
A. Miền đồng bằng phía Bắc, núi già ở giữa và núi trẻ ở phía Nam.
B. Miền núi già ở phía Bắc, núi trẻ ở giữa và đồng bằng ở phía Nam.
C. Miền núi trẻ ở phía Bắc, đồng bằng ở giữa và núi trẻ ở phía Nam.
D. Đồng bằng ở phía Bắc, núi trẻ ở giữa và núi già ở phía Nam.
Câu 5. Một số nước ở Nam Âu có nguồn thu ngoại tệ lớn từ ngành kinh tế nào?
A. Hoạt động thương mại.
B. Hoạt động du lịch.
C. Hoạt động nông nghiệp.
D. Hoạt động công nghiệp.
Câu 6. Tiền thân của Liên minh châu Âu có tên gọi là gì?
A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
B. Khối thị trường chung châu Âu.
C. Cộng đồng châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
Phần tự luận
Câu 7 (4 điểm). So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải?
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm
Câu 1. Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm mức độ đô thị hóa thấp.
Chọn: C.
Câu 2. Vùng Ham-bua là vùng công nghiệp nổi tiếng của châu Âu nằm ở Liên Bang Đức.
Chọn: C.
Câu 3. Ai-xơ-len là nước ở Bắc Âu được coi là xứ sở của băng tuyết.
Chọn: D.
Câu 4. Khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm địa hình là miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.
Chọn: A.
Câu 5. Nguồn thu ngoại tệ chính của nhiều nước Nam Âu là từ hoạt động du lịch.
Chọn: B.
Câu 6. Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là cộng đồng kinh tế châu Âu.
Chọn: A.
Phần tự luận
Câu 7 (4 điểm).
- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa
+ Nhiệt độ: Khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8°C. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 30°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12°C. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa. (1 điểm)
+ Lượng mưa: Khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng l.000mm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 - 600mm. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa lớn hơn khí hậu ôn đới lục địa. (1 điểm)
- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
+ Nhiệt độ: Khí hậu địa trung hải có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 25°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 10°C. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất là 30°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng -12°C. Như vậy, khí hậu địa trung hải có mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh và ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa. (1 điểm)
+ Lượng mưa: Khí hậu địa trung hải có lượng mưa trung bĩnh năm gần l.000mm, nhưng tập trung vào thu - đông, mùa khô là mùa hạ. Khí hậu ôn đới lục địa có lượng mưa hàng năm từ 400 - 600mm mưa vào mùa hạ. Như vậy, khí hậu địa trung hải và khí hậu ôn đới có mùa mưa khác nhau. (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Địa Lí 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Trên thế giới có các lục địa:
A. Á, Âu, Mĩ, Phi, Ôx-trây-li-a, Nam Cực.
B. Âu, Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Bắc Cực.
C. Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôx-trây-li-a, Nam Cực.
D. Phi, Mĩ, Ôx-trây-li-a và Đại dương, Nam Cực, Bắc Cực.
Câu 2. Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất:
A. Pa-na-ma B. Xô-ma-li C. Man-sơ D. Xuy-e
Câu 3. Hoang mạc có diện tích lớn nhất là hoang mạc nào sau đây?
A. Na-míp. B. Xa-ha-ra. C. Ca-la-ha-ri. D. Go-bi.
Câu 4. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở:
A. Vùng rừng rậm xích đạo.
B. Hoang mạc Xa-ha-ra.
C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam.
D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.
Câu 5. Các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là do:
A. Chính sách phát triển của châu lục.
B. Nền văn minh từ trước.
C. Nguồn lao động dồi dào.
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 6. Khoáng sản nào sau đây ở châu Đại Dương có trữ lượng chiếm tới 1/3 trữ lượng thế giới?
A. Niken. B. Than đá. C. Bôxít. D. Sắt.
Câu 7. Quốc gia nào trước đây có nặng phân biệt chủng tộc nặng nhất nhất thế giới?
A. Hoa Kì. B. Cô-lôm-bi-a. C. Cộng hòa Nam Phi. D. Bra-xin.
Câu 8. Cri- xtop Cô-lôm-bô là người tìm ra châu lục nào?
A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Châu Mĩ
Câu 9. Kiểu khí hậu nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ?
A. Cận nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Hoang mạc. D. Hàn đới.
Câu 10. Các nước Bắc Âu không có thế mạnh nào sau đây?
A. Các loại khoáng sản
B. Kinh tế biển
C. Thủy năng
D. Chế biến lâm sản
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng và khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn?
Câu 2 (2 điểm). Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu?
Đáp án và Thang điểm
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu 1. Trên thế giới hiện nay có 6 lục địa, đó là lục địa Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôx-trây-li-a và lục địa Nam Cực.
Chọn: C.
Câu 2. Châu Phi nối liền với châu Á bới eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê qua eo đất này, thông với Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
Chọn: D.
Câu 3. Hoang mạc Xa-ha-ra (8,6 triệu km2) là hoang mạc có diện tích lớn nhất, tiếp đến là sa mạc Ả-rập (2,3 triệu km2) và đứng thứ 3 là sa mạc Gô-bi (1,3 triệu km2).
Chọn: B.
Câu 4. Hầu hết dân cư tập trung đông và rất đông ở vùng duyên hải ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi, ven vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin.
Chọn: C.
Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là do ở khu vực có các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi,…) thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp lâu năm (ca cao, cà phê, cọ dầu,…).
Chọn: D.
Câu 6. Các khoảng sản chính của châu Đại Dương là Boxit (chiếm 1/3 trữ lượng thế giới), niken (1/5 trữ lượng thế giới), sắt, than đá,…
Chọn: C.
Câu 7. Trước đây, Cộng Hòa Nam Phi là quốc gia có chế độ phân biệt chủng tộc (chế độ A-pac-thai) nặng nề nhất thế giới.
Chọn: C.
Câu 8. Châu Mĩ được nhà thám hiểm Cô-lôm-bô phát hiện ra đầu tiên sau một chuyến thám hiểm cùng đoàn thủy thủ của mình.
Chọn: D.
Câu 9. Khí hậu ôn đới phân bố rộng khắp lãnh thổ Bắc Mĩ, chiếm diện tích lớn nhất. Sau đó là đến khí hậu hàn đới, hoang mạc và nửa hoang mạc,…
Chọn: B.
Câu 10. Bắc Âu là khu vực có thế mạnh về kinh tế biển, khai thác và chế biến lâm sản, thủy năng nhưng lại nghèo khoáng sản.
Chọn: D.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm).
- Châu Phi là châu lục nóng, vì phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến. (1 điểm)
- Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới (hoang mạc Xa-ha-ra):
+ Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều, châu Phi là một lục địa hình khối, kích thước châu Phi rất lớn, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền, nên khí hậu châu Phi khô. (0,5 điểm)
+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa. (0,5 điểm)
+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa. (0,5 điểm)
+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền. (0,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm).
Sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. (1 điểm)
- Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không,... nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường. (1 điểm)
Xem thêm đề thi Địa Lí 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tuyển tập Đề thi Địa Lí lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 7 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)