Đề thi Cuối Học kì 2 Lịch Sử 7 năm 2024 sách mới có đáp án (15 đề)
Phần dưới là bộ Đề thi Cuối Học kì 2 Lịch Sử 7 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 7.
Đề thi Cuối Học kì 2 Lịch Sử 7 năm 2024 sách mới có đáp án (15 đề)
Xem thử Đề CK2 Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề CK2 Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề CK2 Sử-Địa 7 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Cuối kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án (3 đề)
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)
Lưu trữ: Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 (sách cũ)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Tình hình chính quyền họ Trịnh giữa thế kỉ XVIII như thế nào?
A. Quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.
B. Chia nhau chiếm đoạt ruộng đất công.
C. Nạn tham nhũng lan tràn.
D. Chiếm đoạt tiền của nhân dân.
Câu 2: Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu xuất phát từ đâu?
A. Bắc Giang.
B. Bắc Ninh.
C. Thanh Hóa.
D. Hải Phòng.
Câu 3: Trong triều đình Phú Xuân, ai nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng?
A. Trương Văn Hạnh.
B. Trương Phúc Loan.
C. Trương Phúc Thuần.
D. Trương Phúc Tần.
Câu 4: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở đâu?
A. Điện Biên (Lai Châu).
B. Sơn La.
C. Ba Tơ (Quảng Ngãi).
D. Truông Mây (Bình Định).
Câu 5: Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại.
C. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ.
D. Giải quyết việc làm cho nông dân.
Câu 6: Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh phải làm gì để phát triển thương mại?
A. Mở cửa ải, thông chợ búa.
B. Mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán ở nước ta.
C. Bế quan tỏa cảng.
D. Chỉ được buôn bán những sản phẩm nông nghiệp.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?
A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.
C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.
D. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực.
Câu 8: Ý nào không phải việc làm của Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi nhằm thống nhất, củng cố quyền lực và sức mạnh triều đình mới?
A. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất.
B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc.
D. Tấn công các nước lân bang.
Câu 9: Yếu tố nào đã giúp Nguyễn Du nhận thức rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời để thể hiện sâu sắc điều đó trong tác phẩm của mình?
A. Tính chất chuyên chế cực đoan của nhà nước phong kiến và sự vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân bị trị.
B. Sự suy yếu của chế độ phong kiến.
C. Sự xuất hiện của các thế lực mới, đặc biệt là người phương Tây.
D. Sự phát triển của các nước ngoài.
Câu 10: Vào thế kỉ XVI, tình hình chính trị ở nước ta có những biến động như thế nào?
A. Nhà Nước Lê sơ thịnh đạt.
B. Nhà nước Lê sơ được thành lập.
C. Nhà nước phong kiến Lê sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập.
D. Nhà Mạc bước vào giai đoạn thối nát.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghãi nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?
Câu 2: (3 điểm) Tại sao phong trào nổi dậy của nhân dân ở nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt nhưng vẫn chưa làm phát sinh một cuộc khởi nghĩa có tính tập trung, kết tinh của toàn bộ phong trào như khởi nghĩa Tây Sơn ở thế kỷ XVIII?
Đáp án Phần trắc nghiệm
1. A |
2. D |
3. B |
4. D |
5. A |
6. A |
7. A |
8. D |
9. A |
10. C |
Hướng dẫn trả lời tự luận
Câu 1:
Do mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp trong Xã hội ngày càng gay gắt.
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ:
+ Nông dân không có ruộng đất để cày cấy, buộc phả nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác vè nộp địa tô.
+ địa chủ ra sức vơ vét, bóc lột nông dân tá điền.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến:
+ Nhà nước không chăm lo đến đời sống nhân dân. Vua, quan lại, quý tộc ăn chơi xa đọa, vơ vét nhân dân đến tận xương tủy.
+ nhân dân phải chịu sưu cao, thuế nặng, bên cạnh đó, thiên tai, mất mua liên tiếp xảy ra. Đời sống của họ rất cơ cực, bần hàn.
→ Những mâu thuẫn trên ngày càng gay gắt, không thể điều hòa được đã làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
Câu 2:
- Trong cục diện đấu tranh chống triều Nguyễn, các cuộc khởi nghĩa nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt mặc dù các cuộc khởi nghĩa nổ ra có sự liên kết, quy mô từ miền xuôi lên miền ngược song thực tế quy mô còn nhỏ, còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, thiếu hẳn một bộ chỉ huy tài giỏi, đặc biệt là vị tướng trẻ tài ba như Quang Trung.
- Bí quyết thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là do Quang Trung đã vận dụng một đường lối chiến lược và chiến thuật tài tình, độc đáo, phát huy cao độ tinh thần yêu nước của nhân dân, nắm vững thời cơ, triệt để lợi dụng nhân tố bất ngờ để tổ chức phản công quyết liệt và nhanh chóng.
- Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung là hành quân thần tốc, tiến quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động. Điều mà các phong trào nổi dậy của nhân dân ta nửa đầu thế kỷ XIX không có được.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 2)
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu đã nêu khẩu hiệu gì?
A. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân”.
B. “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.
C. “Xóa bỏ chế độ phong kiến”.
D. “Thực hiện quyền bình đẳng xã hội”.
Câu 2: Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?
A. Tây Sơn – Bình Định.
B. An Khê – Gia Lai.
C. An Lão – Bình Định.
D. Đèo Măng Giang – Gia Lai.
Câu 3: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?
A. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.
B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.
D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân.
Câu 4: Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích học tập?
A. Ban hành chiếu khuyến học.
B. Mở thêm trường dạy học.
C. Xóa nạn mù chữ.
D. Ban bố chiếu lập học.
Câu 5: Quang Trung đã làm gì để khiến cho hàng hóa không ngưng đọng?
A. Giảm nhẹ nhiều loại thuế.
B. Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”.
C. Mở lại các chợ.
D. Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp.
Câu 6: Những việc làm của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục đích gì?
A. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
B. Giải quyết mâu thuẫn xã hội.
C. Củng cố bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
D. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước.
Câu 7: Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?
A. Siết chặt cách thống trị đối với nhân dân, đóng kín, bảo thủ, mù quáng.
B. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh.
C. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
D. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là “Thiên Triều”.
Câu 8: Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh vấn đề gì?
A. Xã hội phong kiến bóc lột thậm tệ nhân dân lao động.
B. Xã hội đương thời, cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
C. Nạn tham quan, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
D. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước.
Câu 9: Phong trào nông dân khởi nghĩa và lan rộng ở thế kỉ X Đại Việt sử kí tiền biên VIII Đại Việt sử kí tiền biên, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn, là biểu hiện về vấn đề gì?
A. Sự nổi loạn cát cứ ở địa phương.
B. Sự lớn mạnh của nông dân.
C. Sự khủng hoảng và suy sụp của chế độ phong kiến.
D. Sự xâm lược của thế lực bên ngoài.
Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?
A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.
C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.
D. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (2 điểm) Nghệ thuật nước ta thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỷ trước đó?
Câu 2: (3 điểm) Lập bảng so sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có khác gì so với thời Quang Trung?
Đáp án Phần trắc nghiệm
1. D |
2. B |
3. A |
4. D |
5. B |
6. A |
7. A |
8. B |
9. C |
10. A |
Hướng dẫn trả lời tự luận
Câu 1:
Nghệ thuật nước ta thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX có những nét đặc sắc đó là
- Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi cho đến miền ngược đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.
- Nghệ thuật tranh dân gian – đặc biệt là tranh Đông Hồ.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt nghệ thuật tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian. Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng được dựa theo đề tài trong sự tích đạo Phật nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.
Câu 2:
Các lĩnh vực |
Thể loại, tác phẩm, tác giả, công trình |
Nghệ thuật: |
Hát quan họ, hát dặm, hát xoan, ca, hò lự, ca trù, trống quân, đặc biệt là chèo, tuồng, cải lương. |
Tranh dân gian: Công trình kiến trúc |
- Tranh “đánh vật”, “chăn trâu thổi sáo”, “Bà Triệu”… - Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). - Chùa Tây Phương (Hà Tây), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). - Các cung điện, lăng tẩm triều Nguyễn (Huế). - Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội). - Nghệ thuật tạc tượng (Chùa Tây Phương có 18 pho tượng, cung điện Huế có 9 đỉnh đồng). |
Nhận xét chung: |
- Cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, nền văn hóa nghệ thuật nước ta phát triển rực rỡ, nhất là văn học chữ Nôm, văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán cả về số lượng lẫn chất lượng. - Nghệ thuật đa dạng phong phú, đặc biệt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt đến trình độ điêu luyện chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của những nghệ nhân, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy. |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 3)
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Ai là người đứng đầu đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam?
A. Nguyễn Hữu Cầu.
B. Lê Duy Mật.
C. Nguyễn Danh Phương.
D. Hoàng Công Chất.
Câu 2: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở đâu?
A. Thanh Hóa.
B. Nghệ An.
C. Điện Biên (Lai Châu).
D. Tam Đảo.
Câu 3: Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào?
A. Từ Bình Định đến Quảng Ngãi.
B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
C. Từ Quảng Nam đến Bình Định.
D. Từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Câu 4: Thời Quang Trung chữ viết chính thức của nhà nước là gì?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Quốc ngữ.
D. Chữ Hán và chữ Nôm.
Câu 5: Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?
A. Vì nông dân bị nhà nước tịch thu ruộng đất.
B. Vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất.
C. Vì triều đình tịch thu ruộng đất để lập đồn điền.
D. Vì xuất hiện tình trạng “rào đất, cướp ruộng”.
Câu 6: Nét đặc sắc đáng chú ý của văn học đương thời (thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX) là gì?
A. Văn học dân gian phát triển.
B. Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ.
C. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.
D. Văn học chữ Hán rơi vào khủng hoảng.
Câu 7: Công trình kiến trúc nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là gì?
A. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
B. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây).
C. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).
D. Khuê văn các ở Văn Miếu Hà Nội.
Câu 8: Những bộ sử nào của Đại Việt được viết vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX?
A. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí.
B. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.
C. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam liệt truyện, Lịch triều hiến chương loại chí.
D. Vân Đài loại ngữ, Đại Nam liệt truyện, Đại Việt sử kí toàn thư.
Câu 9: Một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm của nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX là tác phẩm nào?
A. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
B. Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
C. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
D. Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Câu 10: Quang Trung đã làm gì để khiến cho hàng hóa không ngưng đọng?
A. Giảm nhẹ nhiều loại thuế.
B. Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”.
C. Mở lại các chợ.
D. Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (2 điểm) Lập bảng so sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có khác gì so với thời Quang Trung?
Câu 2: (3 điểm) Tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra?
Đáp án Phần trắc nghiệm
1. A |
2. C |
3. B |
4. D |
5. B |
6. B |
7. B |
8. B |
9. A |
10. B |
Hướng dẫn trả lời tự luận
Câu 1:
Nội dung |
Thời Quang Trung |
Thời Nguyễn |
Ngoại giao |
Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. |
- Thần phục nhà Thanh. - Đối với các nước phương Tây: khước từ mọi tiếp xúc. |
Ngoại thương |
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. - Mở cửa ải, thông chợ búa. |
- Buôn bán với các nước: Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai. - Không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định |
Câu 2:
Trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, tình hình kinh tế, xã hội nước ta hết sức khủng hoảng.
- Ở Đàng Ngoài, giữa thế kỷ XVIII, chính quyền phong kiến suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng, chúa Trịnh ăn chơi sa đọa, quan lại tham ô, đục khoét của dân. Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp sa sút.
- Ở Đàng Trong, từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại cường hào kết thành bè đảng, đàn áp bóc lột nhân dân. Trong triều, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, cuộc sống cơ cực, gây nên nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với họ Nguyễn ngành càng dâng cao.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 4)
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nổi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá cả khung cử, vì thuế cá tôm mà xé chài lưới… đó là tình hình công thương nghiệp nước ta vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVII.
B. Đầu thế kỉ XVIII.
C. Giữa thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XVIII.
Câu 2: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.
B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.
C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.
D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.
Câu 3: Sau khi Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì?
A. Vua mới còn nhỏ tuổi.
B. Vua mới không đủ năng lực và uy tín.
C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín và nội bộ triều đình mâu thuẫn.
D. Nội bộ triều đình tranh giành quyền lực lẫn nhau.
Câu 4: Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào?
A. Công thương nghiệp sa sút.
B. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
C. Nhà Nguyễn tăng cường thu thuế. Làm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp.
D. Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp.
Câu 5: Các tác phẩm nổi tiếng của Lê Quý Đôn là:
A. Đại Việt sử ký tiền biên. Đại Nam liệt truyện.
B. Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Vân Đài loại ngữ.
C. Lịch triều hiến chương loại chí. Đại Việt sử kí tiền biên.
D. Nhất thống dư địa chí. Đại Nam Liệt truyện.
Câu 6: “Gia Định tam gia” chỉ ba tác giả lớn ở Gia Định, họ là ai?
A. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức.
B. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.
C. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh.
D. Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.
Câu 7: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nước ta đã phải chống các thế lực ngoại xâm nào?
A. Quân Minh, Thanh.
B. Quân Tống, Thanh.
C. Quân Mông Nguyên.
D. Quân Xiêm, Thanh.
Câu 8: Chiến thắng lớn nhất ở Đàng Trong đánh bại quân Xiêm xâm lược vào thế kỉ XVIII là chiến thắng nào?
A. Chi Lăng – Xương Giang.
B. Tốt Động – Chúc Động.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Ngọc Hồi – Hà Hồi.
Câu 9: Công trình kiến trúc nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là gì?
A. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
B. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây).
C. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).
D. Khuê văn các ở Văn Miếu Hà Nội.
Câu 10: Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại.
C. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ.
D. Giải quyết việc làm cho nông dân.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (2 điểm) Đến thế kỷ XVI-XVII, nước ta đã có quan hệ buôn bán với thương nhân những nước nào? Mối quan hệ này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước?
Câu 2: (3 điểm) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?
Đáp án Phần trắc nghiệm
1. C |
2. A |
3. C |
4. B |
5. B |
6. C |
7. D |
8. C |
9. B |
10. A |
Hướng dẫn trả lời tự luận
Câu 1:
- Quan hệ buôn bán với:
+ Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.
+ Châu Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.
- Ý nghĩa:
+ Tạo điều kiện cho các sản phẩm thủ công truyền thống của ta như: tơ lụa, gốm sứ có điều kiện gia tăng về số lượng và chất lượng.
+ Nhân dân có điều kiện tiếp xúc với hàng thủ công của các nước.
+ Việc trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Câu 2:
Kinh tế:
Nông Nghiệp:
- Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Kết quả: Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế.
- Mở cửa ải thông chơi búa.
- Kết quả: Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
Phát triển văn hóa dân tộc:
- Ban bố Chiếu lập học.
- Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.
- Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
Xem thêm bộ đề thi Lịch Sử 7 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác:
- Top 4 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 1 có đáp án
- [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 7 có đáp án (5 đề)
- Bộ 3 đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 7 năm 2024 có ma trận (3 đề)
- Top 4 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 7 có đáp án
- Top 4 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 có đáp án
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tuyển tập Đề thi Lịch Sử 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 có đáp án được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Lịch Sử lớp 7 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)