Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 9 Chương 1 có đáp án (Đề 4)



Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 9 Chương 1 có đáp án (Đề 4)

Câu 1: (2 điểm) Cho 0,8 g CuO tác dụng với 30 ml dung dịch H2SO4 1M.

Xác định các chất có mặt trong dung dịch thu được sau phản ứng, kèm theo số mol của chúng (Cu=64, O=16).

Quảng cáo

Câu 2: (2 điểm) Chọn 4 loại oxit được điều chế trực tiếp mà không xuất phát từ khí oxi. Cho ví dụ cụ thể.

Câu 3: (2 điểm) Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần để hòa tan hết 24 g hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 có số mol bằng nhau (H=1, Cu=64, Fe=56, O=16, Cl=35,5).

Câu 4: (3 điểm) Có 3 bình: bình 1 đựng CuO và Cu, bình 2 đựng Fe và FeO, bình 3 đựng MgO và FeO. Chỉ dùng dung dịch H2SO4, hãy nhận biết mỗi bình bằng phương pháp hóa học.

Câu 5: (1 điểm) Hỗn hợp X chưa 2 khí CO và H2, hỗn hợp Y chưa 2 khí N2 và CO2 ở cùng điều kiện. Hãy so sánh tỉ khối của hỗn hợp X với tỉ khối của hỗn hợp Y.

Quảng cáo

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

nCuO = 0,8:80 = 0,01 mol

nH2SO4 = 0,03.1 = 0,03 mol

Theo phương trình hóa học: Số mol CuO phản ứng = số mol H2SO4 phản ứng → H2SO4 dư.

Số mol H2SO4 dư = 0,03 – 0,01 = 0,02 mol.

Dung dịch thu được sau phản ứng có 0,02 mol H2SO4 và 0,01 mol CuSO4.

Câu 2:

Oxit bazơ. Ví dụ CuO từ phản ứng:

    Cu(OH)2 to→ CuO + H2O

Oxit axit. Ví dụ CO2 từ phản ứng:

    CaCO3 to→ CaO + CO2

Oxit lưỡng tính. Ví dụ Al2O3 từ phản ứng:

    2Al(OH)3 to→ Al2O3 + 3H2O

Oxit trung tính. Ví dụ CO từ phản ứng:

    C + CO2 to cao→ 2CO

Quảng cáo

Câu 3:

Gọi x là số mol của CuO hay của Fe2O3, ta có: 80x + 160x = 24

Suy ra x = 0,1 mol

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Số mol HCl cần = 8x = 0,8 mol. Khối lượng HCl = 0,8 x 36,5 = 29,2 gam.

Khối lượng dung dịch HCl 7,3% = (29,2 x 100)/7,3 = 400 gam.

Câu 4:

- Hỗn hợp chỉ tan một phần trong dung dịch H2SO4 dư là hỗn hợp (1).

Phương trình hóa học:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Cu không tan trong H2SO4 loãng.

- Hỗn hợp tan hết trong dung dịch H2SO4 dư, và có hiện tượng sủi bọt là hỗn hợp (2)

Phương trình hóa học:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

- Hỗn hợp tan hết trong dung dịch H2SO4 dư và không có hiện tượng sủi bọt là hỗn hợp (3).

Phương trình hóa học:

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Câu 5:

Do khối lượng phân tử của CO bằng khối lượng phân tử của N2. Hỗn hợp X có chứa H2 nhẹ hơn hỗn hợp Y có CO2

Vậy tỉ khối của hỗn hợp X bé hơn tỉ khối hỗn hợp Y.

Xem thêm các bài thi Hóa học 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài Đề thi Hóa lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi Hóa học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chuong-1.jsp


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên