Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 10.
A. Lý thuyết bài học
I. Vận chuyển thụ động
- Là phương thức vận chuyển các chất dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao, đến nơi có nồng độ thấp.
- Không tiêu tốn năng lượng
- Có 2 cách vận chuyển các chất qua màng:
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit
+ Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng.
- A: nồng độ chất tan bên trong tế bào
- B: nồng độ chất tan bên ngoài tế bào
+ A < B → môi trường ưu trương, chất tan di chuyển từ bên ngoài vào bên trong tế bào
+ A > B → môi trường nhược trường, chất tan di chuyển từ bên trong ra bên ngoài môi trường
+ A = B → môi trường đẳng trương. Chất không di chuyển.
- Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
- Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng.
- Nước qua màng nhờ kênh aquaporin.
II. Vận chuyển chủ động
- Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ)
- Tiêu tốn năng lượng.
- Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.
III. Nhập bào và xuất bào
1. Nhập bào
- Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
- Gồm 2 loại:
+ Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…
Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn và đưa thức ăn vào trong tế bào, sau đó lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn.
+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào
2. Xuất bào
- Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
A/ Vận chuyển các chất qua màng sinh chất – Vận chuyển thụ động
Câu 1: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng?
A. Hòa tan trong dung môi
B. Thể rắn
C. Thể nguyên tử
D. Thể khí
Lời giải:
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây ?
A. Hoà tan trong dung môi
B. Dạng tinh thể rắn
C. Dạng khí
D. Dạng tinh thể rắn và khí
Lời giải:
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Vận chuyển thụ động:
A. Cần tiêu tốn năng lượng.
B. Không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Cần có các kênh protein.
D. Cần các bơm đặc biệt trên màng.
Lời giải:
Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp không cần tiêu tốn năng lượng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển
A. Tiêu tốn năng lượng
B. Không tiêu tốn năng lượng
C. Nhờ máy bơm đặc biệt của nàng
D. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
Lời giải:
Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển không tiêu tốn năng lượng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất
A. Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
B. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
C. Có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
D. Có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, không tiêu tốn năng lượng.
Lời giải:
Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Hình thức vận chuyển thụ động các chất qua màng có đặc điểm là
A. Chỉ có ở tế bào nhân thực.
B. Không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Từ nơi có nồng độ chất tan thấp sang nơi có nồng độ chất tan cao hơn.
D. Không cần các kênh protêin xuyên màng.
Lời giải:
Vận chuyển thụ động không tiêu tốn năng lượng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào(màng sinh chất) nhờ sự khuyếch tán là
A. Những chất tan trong lipit
B. Chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực.
C. Các đại phân tử Protein có kích thước lớn
D. A và B.
Lời giải:
Các chất tan trong lipit, không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua?
A. Kênh protein đặc biệt
B. Các lỗ trên màng
C. Lớp kép photpholipit
D. Kênh protein xuyên màng
Lời giải:
Các chất tan trong lipit được vận chuyển theo cách thụ động, tức là chúng được vận chuyển nhờ sự khuếch tán qua lớp kép photpholipit.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Chất nào có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất?
A. O2, CO2
B. Ca2+
C. K+
D. H2O
Lời giải:
O2, CO2 có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Sự biến dạng của màng tế bào
B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
Lời giải:
Nước được vận chuyển qua màng nhờ kênh aquaporin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Trực tiếp qua màng tế bào mà không cần kênh và ATP
B. Kênh protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
Lời giải:
Nước được vận chuyển qua màng nhờ 1 kênh protein đặc biệt được gọi là kênh aquaporin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là
A. Sự thẩm thấu.
B. Sự ẩm bào.
C. Sự thực bào.
D. Sự khuếch tán.
Lời giải:
Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là sự khuếch tán
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển qua màng tế bào:
A. Theo khuynh hướng nồng độ.
B. Ngược với khuynh hướng nồng độ.
C. Theo khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
D. Ngược với khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
Lời giải:
Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp qua màng tế bào
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch tán là :
A. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật
D. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
Lời giải:
Khuếch tán là hình thức vận chuyển thụ động theo sự chênh lệch nồng độ (gradient nồng độ): từ nơi có nồng độ cao → nồng độ thấp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển qua kênh.
D. Sự thẩm thấu.
Lời giải:
Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng bán thấm được gọi là sự thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Hiện tượng thẩm thấu là?
A. Sự khuếch tán của các chất qua màng.
B. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Lời giải:
Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Thẩm thấu là:
A. Sự vận chuyển thụ động của nước qua màng tế bào.
B. Sự vận chuyển hoạt động của nước qua màng tế bào.
C. Sự vận chuyển hoạt động của ion qua màng tế bào
D. Sự vận chuyển thụ động của ion qua màng tế bào
Lời giải:
Sự vận chuyển thụ động của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Sự thẩm thấu là :
A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng
B. Sự khuyếch tán của các phân tửu đường qua màng
C. Sự di chuyển của các ion qua màng
D. Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng
Lời giải:
Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào:
A. Đặc điểm của chất tan.
B. Sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào.
C. Nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào
D. Nhiệt độ.
Lời giải:
Tốc độ khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào năng lượng của tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là :
A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật
D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong v à ngoài màng
Lời giải:
Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng
Đáp án cần chọn là: D
B/ Vận chuyển các chất qua màng sinh chất – vận chuyển chủ động
Câu 1: Điều kiện của vận chuyển chủ động là
A. Không tiêu tốn năng lượng
B. Tiêu tốn năng lượng.
C. Cần “máy bơm”.
D. Cả B, C
Lời giải:
Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng và cần các bơm đặc hiệu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động?
A. Cần ATP
B. Cần kênh prôtêin đặc hiệu
C. Dùng để vận chuyển nước
D. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao hơn
Lời giải:
Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) cần các kênh prôtêin đặc hiệu và tiêu tốn năng lượng (ATP).
Nước được vận chuyển thụ động qua màng tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Các bơm đặc hiệu trong phương thức vận chuyển chủ động các chất có bản chất là
A. Polisaccarit.
B. Prôtêin
C. Lipit.
D. ARN
Lời giải:
Các bơm đặc hiệu có bản chất là prôtêin xuyên màng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách
A. Có thể khuyếch tán qua kênh Prôtein (theo chiều Gradien nồng độ)
B. Có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh Prôtein ngược chiều Gradien nồng độ.
C. Có thể nhờ sự khuyếch tán theo hiện tượng vật lý.
D. A và B.
Lời giải:
Các ion có thể qua màng tế bào thụ động qua hoặc chủ động kênh Prôtein.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Một ion :
A. Có thể tự do qua màng tế bào.
B. Được vận chuyển theo cơ chế thụ động.
C. Được vận chuyển theo cơ chế hoạt động.
D. Cả B và C
Lời giải:
Các ion có thể qua màng tế bào thụ động qua hoặc chủ động kênh Prôtein.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử
A. Na+.
B. Prôtêin
C. ATP.
D. ARN
Lời giải:
Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử ATP.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là
A. Vận chuyển thụ động.
B. Vận chuyển chủ động.
C. Xuất nhập bào.
D. Khuếch tán trực tiếp .
Lời giải:
Xuất nhập bào là phương thức đưa các chất ra vào tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng tế bào là
A. Vận chuyển qua kênh.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Nhập bào và xuất bào.
D. Thẩm thấu.
Lời giải:
Nhập bào và xuất bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Xuất bào là phương thức:
A. Tế bào lấy vào các chất là dung dịch.
B. Vận chuyển các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
C. Vận chuyển các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
D. Tế bào lấy vào các chất là thức ăn hay con mồi.
Lời giải:
Xuất bào là phương thức vận chuyển các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách
A. Xuất bào, nhập bào.
B. Xuất bào, nhập bào, khuếch tán.
C. Xuất bào, nhập bào, thẩm thấu.
D. Nhấp bào, khuếch tán.
Lời giải:
Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách xuất bào, nhập bào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng
A.Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Nhập bào.
D. Xuất bào.
Lời giải:
Các phân tử có kích thước lớn như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách xuất bào, nhập bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Nhập bào bao gồm 2 loại là:
A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.
B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn
C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.
D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.
Lời giải:
Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…
Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Nhập bào bao gồm các loại là:
A. 2 loại: Ẩm bào và thực bào.
B. 2 lọai: Ẩm bào và xuất bào
C. 3 loại: Ẩm bào, thực bào và xuất bào.
D. 3 loại: Ẩm bào, thực bào và vận chuyển qua kênh prôtêin.
Lời giải:
Nhập bào bao gồm 2 loại là:
- Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…
- Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì?
A. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng
B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển
C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất
D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn
Lời giải:
Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì năng lượng cần cho kênh prôtêin hoạt động và cho màng tế bào biến dạng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Trong sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào, năng lượng ATP được cung cấp cho?
A. Chất nền
B. Kênh prôtêin
C. Sự biến dạng của màng tế bào
D. Cả B và C
Lời giải:
Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì năng lượng cần cho kênh prôtêin hoạt động và cho màng tế bào biến dạng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Vì sao tế bào cần có cơ chế vận chuyển chủ động mặc dù chúng tốn năng lượng?
A. Tế bào cần sử dụng bớt năng lượng dư thừa
B. Tế bào cần làm cho các bơm đặc hiệu được hoạt động
C. Tế bào cần lấy các chất cần thiết và thải các chất cần được vận chuyển ra khỏi tế bào.
D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn.
Lời giải:
Tế bào cần lấy các chất cần thiết và thải các chất cần được vận chuyển ra khỏi tế bào, các chất này thường phải vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Cho các hoạt động chuyển hóa sau:
(1) Hấp thụ và tiêu hóa thức ăn
(2) Dẫn truyền xung thần kinh
(3) Bài tiết chất độc hại
(4) Hô hấp
Có mấy hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Các hoạt động cần tham gia vận chuyển chủ động là (1), (2), (3).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Khi ta uống thuốc, các chất trong thuốc đi vào tế bào bằng phương thức nào?
A. Đều đi vào thụ động.
B. Đều đi vào chủ động
C. Đi vào cả bằng cách chủ động và thụ động.
D. Chỉ đi vào bằng cách nhập bào.
Lời giải:
Khi ta uống thuốc, các chất trong thuốc đi vào tế bào bằng cả cách chủ động và thụ động.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây ?
A. Vận chuyển khuyếch tán
B. Vận chuyển thụ động
C. Vận chuyển tích cực
D. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
Lời giải:
Ở ruột non lúc này, nồng độ các chất dinh dưỡng rất cao, chúng sẽ được vận chuyển vào đường máu bằng các con đường:
+ Vận chuyển thụ động theo sự khuếch tán nồng độ các chất
+ Vận chuyển chủ động qua các kênh protein màng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế?
A. Vận chuyển chủ động
B. Vận chuyển thụ động
C. Thẩm tách
D. Thẩm thấu
Lời giải:
Vận chuyển theo cơ chế từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược gradien nồng độ) được gọi là vận chuyển chủ động và tiêu tốn ATP.
Đáp án cần chọn là: A
C. Giải bài tập sgk
Bài 1 (trang 50 SGK Sinh 10): Thế nào là vận chuyển thụ động?
Bài 2 (trang 50 SGK Sinh 10): Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động
Bài 3 (trang 50 SGK Sinh 10): Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
- Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Sinh học 10 Bài 16: Hô hấp tế bào
- Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp
- Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều