Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật



Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 10.

A. Lý thuyết bài học

I. Khái niệm sinh trưởng

1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:

- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ (g)

- Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- Công thức tính thời gian thế hệ: g = t/n

với: t: thời gian

n: số lần phân chia trong thời gian t

II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT

1. Nuôi cấy không liên tục

Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

- Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

+ Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

+ Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

+ Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

+ Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.

2. Nuôi cấy liên tục

- Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

- Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là nói đến sự sinh trưởng của

A. Từng vi sinh vật cụ thể

B. Quần thể vi sinh vật

C. Tùy từng trường hợp, có thể là nói đến sự sinh trưởng của từng vi sinh vật cụ thể hoặc cả quần thể vi sinh vật

D. Tất cả các quần thể vi sinh vật trong một môi trường nào đó

Đáp án: B

Câu 2: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua

A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể

B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể

C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể

D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Đáp án: A

Câu 3: Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ

A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi hoặc tế bào đó phân chia

B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi

C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào

D. Cả A và C

Đáp án: A

Giải thích: thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

Câu 4: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là

A. 1024    B. 1240    C. 1420    D. 200

Đáp án: A

Giải thích: số tế bào tạo ra sau n lần phân chia từ 1 tế bào ban đầu là 2n tế bào.

Câu 5: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

Đáp án: C

Câu 6: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Đáp án: B

Câu 7: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là

A.Pha tiềm phát

B.Pha lũy thừa

C.Pha cân bằng

D.Pha suy vong

Đáp án: C

Câu 8: Với trường hợp nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối vi sinh vật tối đa nên tiến hành thu hoạch vào cuối của

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Đáp án: B

Câu 9: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì

A. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt

B. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều

C. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 10: Điều nào sau đây là đúng với trường hợp nuôi cấy liên tục?

A. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do luôn được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

B. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do quần thể vi sinh vật sinh trưởng liên tục

C. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do mật độ vi sinh vật tương đối ổn định

D. Cả B và C

Đáp án: A

Câu 11: Hình thức nuôi cấy không liên tục không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn gồm có 4 pha

B. Quần thể vi khuẩn không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới

C. Quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn chỉ trải qua 2 pha đó là pha cân bằng và pha suy vong

D. Trong nuôi cấy không liên tục không có sự đổi mới môi trường nuôi cấy

Đáp án: C

Câu 12: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát

A. Chưa tăng

B. Đạt mức cực đại

C. Đang giảm

D. Tăng lên rất nhanh

Đáp án: A

Giải thích: do đây là giai đoạn thích nghi của vi sinh vật với môi trường.

Câu 13: Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu

A. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật

C. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật

D. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp

Đáp án: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên