Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân



Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 10.

A. Lý thuyết bài học

I. Chu kì tế bào

1. Khái niệm

Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào

- Chu kì tế bào bao gồm:

• Kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian)

- Pha G1: Tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng

- Pha S: Pha NST nhân đôi

- Pha G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.

• Quá trình nguyên phân

- Kỳ đầu

- Kỳ giữa

- Kỳ sau

- Kỳ cuối

2. Đặc điểm của chu kì tế bào

- Chu kì tế bào được điều khiển rất chặt chẽ nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

- Trên cùng một cơ thể, tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là khác nhau.

- Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu → nếu tín hiệu bị lỗi → tế bào tăng sinh liên tục → gây ung thư.

II. Quá trình nguyên phân

1. Khái niệm

Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào mà trong đó vật chất di truyền được chia đều cho các tế bào con.

2. Diễn biến của quá trình nguyên phân

Diễn biến
Kì đầu

- NST bắt đầu đóng xoắn

- Thoi phân bào xuất hiện

- Màng nhân và nhân con dần biến mất.

Kì giữa

- NST đóng xoắn cực đại

- NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Màng nhân và nhân con biến mất hoàn toàn.

Kì sau Từng NST tách nhau ở tâm động phân li về 2 cực của tế bào
Kì cuối

- NST đơn duỗi xoắn thành dạng sợi mảnh

- Tế bào chất phân chia, màng nhân và nhân con dần được hình thành trở lại.

Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ.

III. Ý nghĩa của nguyên phân

- Là hình thức sinh sản của tế bào

- Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, tái sinh mô, cơ quan tổn thương, là cơ sở của sinh sản vô tính.

- Ứng dụng trong nuôi cấy mô.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

A/ Chu kì tế bào

Câu 1: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là :

A. Quá trình phân bào

B. Chu kỳ tế bào

C. Phát triển tế bào

D. Phân chia tế bào

Lời giải:

Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là chu kỳ tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng:

A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp

B. Thời gian kì trung gian

C. Thời gian của quá trình nguyên phân

D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân

Lời giải:

Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là

A. Chu kì tế bào

B. Phân chia tế bào

C. Phân cắt tế bào

D. Phân đôi tế bào

Lời giải:

Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là chu kì tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào

B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào.

C. Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.

D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau

Lời giải:

Chu kì tế bào của các tế bào trong một cơ thể là khác nhau về tốc độ, thời gian chu kỳ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào

B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào

C. Trong chu kỳ tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.

D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau

Lời giải:

Phát biểu đúng B: Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian của chu kì) và quá trình nguyên phân.

A sai, Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào

C sai, Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.

D sai, Chu kì tế bào của các tế bào trong một cơ thể là khác nhau về tốc độ, thời gian chu kỳ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Chu kỳ tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất

A. Tế bào ruột

B. Tế bào gan

C. Tế bào phôi

D. Tế bào cơ

Lời giải:

Tế bào phôi có chu kỳ tế bào ngắn nhất, ở giai đoạn phôi, tế bào phôi người 20 phút phân chia 1 lần.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Tế bào nào ở người có chu kỳ ngắn nhất trong các tế bào dưới đây?

A. Tế bào thần kinh

B. Tế bào phôi

C. Tế bào sinh dục

D. Tế bào giao tử

Lời giải:

Tế bào phôi có chu kỳ tế bào ngắn nhất, ở giai đoạn phôi, tế bào phôi người 20 phút phân chia 1 lần.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự

A. G1, G2, S, nguyên phân.

B. G1, S, G2, nguyên phân .

C. S, G1, G2, nguyên phân.

D. G2, G1, S, nguyên phân.

Lời giải:

Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự G1, S, G2, nguyên phân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm :

A. 1 pha

B. 3 pha

C. 2 pha

D. 4 pha

Lời giải:

Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian của chu kì gồm: các pha theo trình tự G1, S, G2) và quá trình nguyên phân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là:

A. G1, S, G2

B. G2, G2, S

C. S, G2, G1

D. S, G1, G2

Lời giải:

Thứ tự các pha là: G1 ; S ; G2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Có 3 pha: G1, S và G2

(2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ tế bào.

(3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.

(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. (1), (2)

B. (3), (4)

C. (1), (2), (3)

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải:

Những phát biểu đúng về kì trung gian là: (1), (2), (3)

(4) sai vì NST nhân đôi trong kỳ trung gian nhưng phân chia trong pha phân bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Phân chia tế bào chất

(2) Thời gian dài nhất trong chu kỳ tế bào.

(3) Tổng hợp tế bào chất và bào quan cho tế bào ở pha G1.

(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải:

Những phát biểu đúng về kì trung gian là: (2), (3)

(1), (4) sai vì NST nhân đôi trong kỳ trung gian nhưng phân chia trong pha phân bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha

A. G1.

B. G2.

C. S.

D. Nguyên phân

Lời giải:

Pha S: Là giai đoạn các NST nhân đôi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là:

A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.

B. Nhân đôi ADN và NST.

C. NST tự nhân đôi.

D. ADN tự nhân đôi.

Lời giải:

Trong pha S tế bào nhân đôi ADN và NST

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Trong chu kỳ tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là:

A. Pha S

B. Pha G1

C. Pha M

D. Pha G2

Lời giải:

Trong chu kỳ tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là pha S, khi ADN tháo xoắn cực đại để nhân đôi bị các tác nhân gây đột biến tác động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là:

A. Kì trung gian.

B. Kì đầu.

C. Kì giữa.

D. Kì cuối.

Lời giải:

Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là kỳ trung gian ( bao gồm G1 , S, G2)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là:

A. Phân chia NST và phân chia tế bào chất

B. Nhân đôi và phân chia NST

C. Nguyên phân và giảm phân

D. Nhân đôi NST và tổng hợp các chất

Lời giải:

Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là phân chia NST và phân chia tế bào chất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Trong chu kỳ tế bào, pha M còn được gọi là pha:

A. Tổng hợp các chất

B. Nhân đôi

C. Phân chia NST.

D. Phân bào

Lời giải:

Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là phân chia NST và phân chia tế bào chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi:

A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất.

B. NST hoàn thành nhân đôi.

C. Có tín hiệu phân bào.

D. Kích thước tế bào đủ lớn

Lời giải:

Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Tín hiệu phân bào khiến cho tế bào trong cơ thể đa bào…

A. Sinh tổng hợp các chất.

B. Nhân đôi NST.

C. Ngừng hoạt động.

D. Phân chia tế bào

Lời giải:

Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.

Đáp án cần chọn là: D

B/ Nguyên phân

Câu 1: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây ?

A. Tế bào hợp tử

B. Tế bào sinh dưỡng

C. Tế bào sinh dục sơ khai

D. Tất cả các phương án đưa ra

Lời giải:

Nguyên phân xảy ra ở cả tế bào hợp tử, sinh dưỡng và sinh dục sơ khai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào:

A. Vi khuẩn và vi rút.

B. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng.

C. Giao tử.

D. Tế bào sinh dưỡng.

Lời giải:

Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở tế bào sinh dưỡng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Loại tế bào nào KHÔNG xảy ra quá trình nguyên phân?

A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.

B. Tế bào sinh dưỡng.

C. Tế bào sinh giao tử

D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Lời giải:

Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử có xảy ra quá trình nguyên phân còn tế bào sinh giao tử tham gia giảm phân hình thành giao tử.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào vi khuẩn

B. Tế bào thực vật

C. Tế bào động vật

D. Tế bào nấm

Lời giải:

Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở tế bào vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy giai đoạn (kì) ?

A. 3 giai đoạn

B. 4 giai đoạn

C. 2 giai đoạn

D. 5 giai đoạn

Lời giải:

Nguyên phân gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Quá trình phân chia nhân trong một chu kỳ nguyên phân bao gồm

A. Một kỳ

B. Ba kỳ

C. Hai kỳ

D. Bốn kỳ

Lời giải:

Nguyên phân gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?

A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa.

B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối.

C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.

D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.

Lời giải:

Trật tự các kỳ trong nguyên phân là: Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây ?

A. Kì trung gian

B. Kì giữa

C. Kì đầu

D. Kì cuối

Lời giải:

Quá trình nguyên phân không bao gồm kì trung gian.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Kì trung gian không thuộc quá trình nguyên phân có hoạt động nào xảy ra?

A. Sinh tổng hợp các chất

B. Nhân đôi NST

C. Hình thành thoi vô sắc

D. Cả A và B

Lời giải:

Quá trình nguyên phân không bao gồm kì trung gian (sinh tổng hợp các chất, nhân đôi NST).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây ?

A. Màng nhân dần tiêu biến

B. NST dần co xoắn

C. Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào

D. Thoi phân bào dần xuất hiện

Lời giải:

Ở kì đầu của nguyên phân các nhiễm sắc tử không tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?

A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép

B. Bắt đầu co xoắn lại

C. Co xoắn tối đa

D. Bắt đầu dãn xoắn

Lời giải:

Ở kì đầu của nguyên phân các nhiễm sắc tử bắt đầu co xoắn lại

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở

A. Kì giữa

B. Kì sau

C. Kì đầu

D. Kì cuối

Lời giải:

Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở kì đầu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Nhiễm sắc tử (crômatit) là:

A. Các nhiễm sắc thể đơn.

B. Bộ NST kép.

C. Các nhiễm sắc thể kép.

D. NST chị em trong một NST kép.

Lời giải:

Nhiễm sắc tử (crômatit) là hai NST chị em trong một NST kép, gắn với nhau ở tâm động.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Nhiễm sắc tử (crômatit) chỉ có trong:

A. Các nhiễm sắc thể đơn.

B. Một NST đơn.

C. Cặp NST tương đồng.

D. Một NST kép.

Lời giải:

Nhiễm sắc tử (crômatit) là hai NST chị em trong một NST kép, gắn với nhau ở tâm động.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất ở kỳ

A. Đầu.

B. Giữa .

C. Sau.

D. Cuối.

Lời giải:

Ở kỳ giữa các NST co xoắn cực đại có kích thước lớn nên có thể quan sát dễ dàng hình thái đặc trưng của NST.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ

A. Đầu.

B. Giữa .

C. Sau.

D. Cuối.

Lời giải:

Ở kỳ giữa các NST co xoắn cực đại có kích thước lớn nên có thể quan sát dễ dàng hình thái đặc trưng của NST.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân?

A. Kì đầu

B. Kì sau

C. Kì cuối

D. Kì giữa

Lời giải:

Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân vì các NST đóng xoắn cực đại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng

A. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.

B. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

C. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển về một cực của tế bào.

D. Mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành hai nhiễm sắc tử, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của tế bào và trở thành nhiễm sắc thể đơn.

Lời giải:

Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo

B: kỳ giữa GP I

C: Kỳ sau I

D: Kỳ sau NP hoặc kỳ sau II.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo ?

A. 4 hàng

B. 3 hàng

C. 2 hàng

D. 1 hàng

Lời giải:

Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Ở kì giữa nguyên phân,các NST:

A. Tiếp hợp với các NST tương đồng của chúng

B. Di chuyển về các trung thể

C. Xếp thẳng hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào

D. Tháo mở xoắn và trở nên ìt kết đặc hơn

Lời giải:

Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Đáp án cần chọn là: C

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên