Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 10.
A. Lý thuyết bài học
I. Chất hoá học
1. Chất dinh dưỡng
- Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit … là các chất dinh dưỡng.
- Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo, … có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.
- Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu cơ như axít amin, vitamin, … với hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng không có khả năng tự tổng hợp.
- vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.
II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá bên trong tế bào do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của VSV làm cho vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm.
- Nhiệt độ cao làm biến tính các loại protein, axit nucleic
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm VSV: ưa lạnh (< 150C), ưa ấm (20 - 400C), ưa nhiệt (55 - 650C), ưa siêu nhiệt (85 - 1100C).
2. Độ ẩm
- Nước cần thiết cho sinh trưởng và chuyển hoá vật chất của VSV.
- Nước là dung môi hòa tan các enzyme, các chất dinh dưỡng và tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.
- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
3. Độ pH
- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP.
- Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axít (pH = 4 - 6), nhóm ưa trung tính (pH = 6 - 8), nhóm ưa kiềm (pH > 9).
- Trong quá trình sống, vi sinh vật thường tiết các chất ra ngoài môi trường làm thay đổi độ pH của môi trường.
4. Ánh sáng
- Mức năng lượng trong ánh sáng tuỳ thuộc vào độ dài bước sóng của tia sáng.
- Ánh sáng có tác dụng chuyển hoá vật chất trong tế bào và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh trưởng của VSV.
- Các bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: tia tử ngoại, tia gamma, tia X.
5. Áp suất thẩm thấu
- Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên áp suất thẩm thấu. Vì vậy khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường có nồng độ cao thì vi sinh vật sẽ bị mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh làm chúng không phân chia được.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò
A. Là nhân tố sinh trưởng.
B. Kiến tạo nên thành phần tế bào.
C. Cân bằng hoá thẩm thấu.
D. Hoạt hoá enzim.
Lời giải:
Các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò cấu tạo nên các thành phần tế bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố : C,H,O
A. Là những nguyên tố vi lượng
B. Cần cho cơ thể sinh vật với một lượng rất ít
C. Có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
D. Cả a, b, c đều đúng
Lời giải:
Các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò cấu tạo nên các thành phần tế bào, trong đó C, H, O có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Dựa vào nhu cầu oxi cần cho sinh trưởng, người ta xếp nấm men rượu thuộc nhóm vi sinh vật?
A. Hiếu khí bắt buộc
B. Kị khí bắt buộc
C. Kị khí không bắt buộc
D. Vi hiếu khí
Lời giải:
Nấm men rượu là loại sinh vật có thể sử dụng oxi để hô hấp hiếu khí, nhưng khi không có không khí chúng vẫn có thể tiến hành lên men.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Dựa vào nhu cầu oxi, vi sinh vật được chia thành những dạng nào?
A. Hiếu khí bắt buộc
B. Kị khí bắt buộc
C. Kị khí tuỳ tiện và vi hiếu khí
D. Cả a, b, c đều đúng
Lời giải:
Dựa vào nhu cầu oxy, người ta chia VSV thành:
- Hiếu khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng trong môi trường có oxy (nấm, động vật nguyên sinh)
- Vi hiếu khí: có thể sống trong môi trường có nồng độ oxy thấp hơn trong khí quyển (VK giang mai)
- Kị khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng trong môi trường không có oxi (VK uốn ván)
- Kị khí không bắt buộc: sống trong môi trường có thể có oxi hoặc không (nấm men rượu)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
D. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà một số chúng không tự tổng hợp được
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng một số chúng không tự tổng hợp được.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được
B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật nhưng chúng vẫn tự tổng hợp
C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
D. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật và chúng không tự tổng hợp được
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ.
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.
B. Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố ấy.
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng còn được gọi là vi sinh vật:
A. Khuyết hợp
B. Nguyên dưỡng
C. Vô dưỡng
D. Khuyết dưỡng
Lời giải:
Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng được gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, còn vi sinh vật tổng tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được
A. Tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.
B. Tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.
C. Tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
D. Một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.
Lời giải:
Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
C. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.
D. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.
Lời giải:
Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nitơ, lưu huỳnh, phốtpho.
B. Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
C. Phenol, lipit, protein.
D. Iot, cacbonic, oxi.
Lời giải:
Các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các phenol và rượu (alcohol); các kim loại nặng (kẽm, thủy ngân...); các anđêhit; các chất kháng sinh; iot, rượu iot….
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ?
A. Prôtêin
B. Pôlisaccarit
C. Mônôsaccarit
D. Phênol
Lời giải:
Phênol có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng
B. Nhân tố sinh trưởng.
C. Chất dinh dưỡng
D. Chất hoạt hóa enzim
Lời giải:
Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein, đối với vi sinh vật là chất ức chế sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Những hợp chất nào sau đây là chất ức chế sinh trưởng :
A. Protein, lipit, cacbohydrat
B. Nước muối, nước đường.
C. Các vitamin, axit amin, bazơ nitơ
D. Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh
Lời giải:
Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh là các chất ức chế sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Chất hóa học làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng?
A. Iot, rượu iot
B. Etanol, izôprôpanol (70-80%)
C. Các andehit (phoocmandehit 2%)
D. Các chất kháng sinh
Lời giải:
Etanol, izôprôpanol (70-80%) … là các chất cồn gây ức chế sinh trưởng vi sinh vật bằng cơ chế làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là
A. Ôxi hoá các thành phần tế bào.
B. BBất hoạt protein.
C. Diệt khuẩn có tính chọn lọc.
D. Biến tính các protein.
Lời giải:
Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là biến tính prôtêin, màng tế bào
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Chất nào không phải chất diệt khuẩn?
A. Xà phòng
B. Cồn y tế
C. Các chất kháng sinh
D. Muối Iot
Lời giải:
Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn
Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Vì sao xà phòng không phải là chất diệt khuẩn?
A. Xà phòng gồm các chất kháng sinh
B. Xà phòng không có các chất kháng sinh
C. Xà phòng chỉ rửa trôi vi khuẩn
D. Xà phòng không có cồn y tế.
Lời giải:
Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn
Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Khi nói về tác động ức chế sinh trưởng của xà phòng đối với vi sinh vật, số lượng nhận định đúng là Cho các nhận định sau:
I. Gây biến tính prôtêin.
II. Phá vỡ axit nuclêic.
III. Làm giảm sức căng bề mặt.
IV. Tác động có tính chọn lọc.
V. Do vi sinh vật tạo ra.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Nhận định đúng là III
Xà phòng không có khả năng diệt khuẩn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi ?
A. Etanol
B. Izôprôpanol
C. Iot
D. Cloramin
Lời giải:
- Etanol, Izôprôpanol là chất thanh trùng trong phòng y tế, thí nghiệm
- Iôt là chất dùng để tẩy trùng trong bệnh viện
- Cloramin là chất dùng để thanh trùng máy móc, nước bể bơi…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực
A. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại
B. Tẩy trùng trong bệnh viện
C. Khử trùng phòng thí nghiệm
D. Thanh trùng nước máy
Lời giải:
Cloramin sinh oxi nguyên tử có tác động oxi hóa mạnh => là chất dùng để thanh trùng máy móc, nước bể bơi…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Sử dụng chất hoá học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích
A. Sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp.
B. Sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp
C. Kích thích sinh trưởng của vi sinh vật.
D. Kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật
Lời giải:
Người ta sử dụng các chất hóa học ức chế nhằm kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24: Có bao nhiêu các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B. 4 yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
D. 4 yếu tố: gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
Lời giải:
Có 5 yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B. Ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C. Gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
Lời giải:
Có 5 yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhiệt độ càng cao, vi sinh vật càng phát triển mạnh
B. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của vi sinh vật
C. Vi sinh vật không thể sống ở nhiệt độ ≤ 5°C
D. Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hình dạng bên ngoài của vi sinh vật
Lời giải:
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào, do đó làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm. Nhiệt độ cao sẽ làm biến đổi các loại protein, axit nucleic.. Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở vùng Nam cực và Bắc cực, các đại dương thường có nhiệt độ ≤ 5°C
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Nhiệt độ ảnh hưởng đến
A. Tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn.
B. Hoạt tính enzin trong tế bào vi khuẩn.
C. Sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
D. Tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Lời giải:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Độ pH ảnh hưởng đến tính dễ thấm qua màng tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
D. 5 nhóm: vi sinh vật siêu ưa lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Lời giải:
Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây ?
A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt
B. Nhóm ưa lạnh , nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt, nhóm ưa siêu nhiệt
C. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng
D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm, nhóm ưa siêu nhiệt
Lời giải:
Căn cứ vào nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm
A. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
B. Vi sinh vật ưa lạnh.
C. Vi sinh vật ưa nhiệt.
D. Vi sinh vật ưa ấm.
Lời giải:
Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm vi sinh vật ưa ấm.
Đáp án cần chọn là: D
C. Giải bài tập sgk
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107: - Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107: - Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn
Bài 3 (trang 109 SGK Sinh 10): Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn ...
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 10 Bài 29: Cấu trúc của các loại virut
- Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- Sinh học 10 Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều