Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất



Kiến thức trọng tâm Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 10.

A. Lý thuyết bài học

I. Enzim

- Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.

- Làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

1. Cấu trúc

- Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải prôtêin.

- Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (chất chịu sự tác động của enzim) được gọi là trung tâm hoạt động.

2. Cơ chế tác động

Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim-cơ chất.

- Liên kết enzim-cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

- Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.

- Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp.

- Nồng độ cơ chất

- Chất ức chế hoặc hoại hoá enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế sự hoạt động của enzim. Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim.

- Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.

II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất

- Giúp cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào diễn ra nhanh hơn.

- Điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất thông quá điều chỉnh hoạt tính enzim.

- Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim →phản ứng ngừng lại.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?

A. Là hợp chất cao năng

B. Là chất xúc tác sinh học

C. Được tổng hợp trong các tế bào sống

D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng

Lời giải:

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

Enzim không phải là hợp chất cao năng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :

A. Enzyme là một chất xúc tác sinh học

B. Enzyme được cấu tạo từ các đisaccrit

C. Enzyme sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng

D. Ở động vật , enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra

Lời giải:

Phát biểu đúng là A.

Ý B sai vì enzyme được cấu tạo từ protein ( 1 số enzyme có thêm phần coenzyme)

Ý C sai vì enzyme không bị biến đổi khi tham gia phản ứng

Ý D sai vì ở động vật enzyme được tiết ra từ tuyến ngoại tiết

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Hoạt động nào sau đây là của enzim?

A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất

B. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được

C. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế

D. Cả 3 hoạt động trên

Lời giải:

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Enzim được tổng hợp trong tế bào sống để?

A. Cấu tạo các đại phân tử hữu cơ

B. Làm nguyên liệu tổng hợp các chất

C. Xúc tác các phản ứng sinh hóa

D. Làm chất trung gian chuyển hóa giữa các quá trình

Lời giải:

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Thành phần cơ bản của enzim là

A. Lipit.

B. Axit nucleic.

C. Cacbon hiđrat.

D. Protein.

Lời giải:

Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim ?

A. Axit nuclêic

B. Prôtêin

C. Cacbohiđrat

D. Lipit

Lời giải:

Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Enzim có bản chất là

A. Prôtêin

B. Mônôsaccarit

C. Pôlisaccarit

D. Phôtpholipit

Lời giải:

Enzim có bản chất là prôtêin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với

A. Cofactơ.

B. Protein.

C. Coenzim.

D. Trung tâm hoạt động.

Lời giải:

Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là

A. Trung tâm điều khiển

B. Trung tâm vận động

C. Trung tâm phân tích

D. Trung tâm hoạt động

Lời giải:

- Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Vùng không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất trong cấu trúc của enzim được gọi là

A. Trung tâm hoạt động

B. Trung tâm tổng hợp

C. Trung tâm ức chế

D. Trung tâm hoạt hóa

Lời giải:

Vùng không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất trong cấu trúc của enzim được gọi là trung tâm hoạt động của enzyme.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cơ chất là

A. Chất tham gia cấu tạo enzim

B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzim xúc tác

C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác

D. Chất tạo ra do enzim liên kết với cơ chất

Lời giải:

Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là cơ chất, có liên kết tạm thời với enzim .

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là

A. Trung tâm phản ứng

B. Nguyên liệu

C. Chất cảm ứng

D. Cơ chất

Lời giải:

Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là cơ chất, có liên kết tạm thời với enzim .

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là

A. Tạo ra các sản phẩm trung gian

B. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất

C. Tạo ra sản phẩm cuối cùng

D. Giải phóng enzim khỏi cơ chất

Lời giải:

Enzim liên kết với cơ chất → enzim - cơ chất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Trong cơ chế tác động của enzim, không có hoạt động nào sau đây?

A. Tương tác với enzim

B. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất

C. Giải phóng enzim và sản phẩm

D. Phân hủy enzim sau khi giải phóng sản phẩm

Lời giải:

Enzim liên kết với cơ chất → enzim - cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau

(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian

(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất

(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim Trình tự các bước là

A. (2) → (1) → (3)

B. (2) → (3) → (1)

C. (1) → (2) → (3)

D. (1) → (3) → (2)

Lời giải:

Trình tự các bước trong cơ chế hoạt động của enzim là: - Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm.

→ (2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất → (1) Tạo ra các sản phẩm trung gian → (3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau

(1) Enzim liên kết với cơ chất tạo nên phức hợp enzim – cơ chất

(2) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim

(3) Enzim tương tác với cơ chất

Trình tự các bước là

A. (2) → (1) → (3)

B. (2) → (3) → (1)

C. (1) → (2) → (3)

D. (1) → (3) → (2)

Lời giải:

Trình tự các bước trong cơ chế hoạt động của enzim là: Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm

→ (1) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất → (3) Enzim tương tác với cơ chất → (2) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Enzim có đặc tính nào sau đây?

A. Tính đa dạng

B. Tính đặc thù

C. Tính bền vững với nhiệt độ cao

D. Hoạt tính yếu

Lời giải:

Do cấu trúc của trung tâm hoạt động của enzim mỗi loại enzim chỉ tác động lên một loại hoặc một số loại cơ chất nhất định → Tính đặc thù của enzim.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Enzyme có đặc tính nào sau đây?

A. Tính thoái hóa

B. Tính chuyên hoá

C. Tính bền với nhiệt độ cao

D. Tính phổ biến

Lời giải:

Enzyme có tính chuyên hóa có nghĩa là 1 enzyme chỉ xúc tác cho 1 phản ứng nhất định. VD: Ureaza chỉ phân hủy urê trong nước tiểu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Enzim không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Hoạt tính xúc tác mạnh

B. Tính chuyên hóa cao

C. Bị biến đổi sau phản ứng

D. Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.

Lời giải:

Enzyme có các đặc điểm:

+ Hoạt tính xúc tác mạnh

+ Tính chuyên hóa cao

+ Không bị biến đổi sau phản ứng

+ Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Trong các hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không phải là enzim:

A. Trypsin.

B. Chymotripsin.

C. Secretin.

D. Pepsin

Lời giải:

Secretin không phải là enzim.

Trypsin, Chymotripsin và Pepsin đều là enzim.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Các chất dưới đây được sinh ra trong tế bào sống?

(1) saccaraza

(2) proteaza

(3) nucleaza

(4) lipit

(5) amilaza

(6) saccarozo

(7) protein

(8) axit nuclêic

(9) lipaza

(10) pepsin

Những chất nào trong các chất trên là enzim?

A. (1), (2), (3), (4), (5)

B. (1), (6), (7), (8), (9), (10)

C. (1), (2), (3), (5), (9), (10)

D. (1), (2), (3), (5), (9)

Lời giải:

Các chất là enzim là: Saccaraza, proteaza, nucleaza, amilaza, lipaza, pepsin.

Lipit, saccarozo, protein, axit nucleic không phải là enzim.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?

A. Amilaza

B. Saccaraza

C. Pepsin

D. Mantaza

Lời giải:

Pepsin xúc tác quá trình phân giải protein.

Amilaza xúc tác phân giải tinh bột và glycogen

Saccaraza xúc tác phân giải saccarozo

Mantaza xúc tác phân giải mantôzơ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi enzyme

A. Nuclêôtiđaza

B. Nuclêaza

C. Peptidaza

D. Amilaza

Lời giải:

Axit nucleic được phân giải thành các nucleotit bởi các enzyme nucleaza.

Nuclêôtiđaza xúc tác phân giải nucleoit

Peptidaza phân giải các peptit thành các axit amin

Amilaza phân giải tinh bột thành maltose hoặc glucose

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Cho các chất sau

(1) Saccarozơ – saccaraza

(2) Prôtêin – prôtêaza

(3) Tinh bột – Amilaza

(4) Urê - Ureaza

Có bao nhiêu cặp cơ chất - enzim phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa?

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Lời giải:

Cả 4 cặp cơ chất – enzim đều phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Đom đóm đực sử dụng enzim nào để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh (không tỏa nhiệt), nhấp nháy mời chào đom đóm cái?

A. luciferaza

B. xenlulaza

C. pepsin

D. prôtêaza

Lời giải:

Đom đóm đực sử dụng enzim luciferaza để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Enzim prôtêaza xúc tác cho quá trình phân giải chất nào sau đây?

A. Phân giải đường đisaccarit thành mônôsaccarit.

B. Phân giải prôtêin.

C. Phân giải đường lactôzơ

D. Phân giải lipit thành axit béo và glixêrol.

Lời giải:

Enzim prôtêaza xúc tác cho quá trình phân giải protein.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Để phân giải xenlulôzơ, vi sinh vật tiết ra enzim

A. Prôtêaza

B. Amylaza

C. Nuclêaza

D. Xenlulaza

Lời giải:

Để phân giải xenlulôzơ, vi sinh vật tiết ra enzim xenlulaza.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là :

A. Lactaza

B. Urêaza

C. Saccaraza

D. Enterôkinaza

Lời giải:

Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là : Saccaraza.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Cho các enzyme và cơ chất dưới đây, chọn cặp enzyme cơ chất phù hợp với nhau.

Enzyme

1. Saccaraza

2. Pepsin

3. Amilaza

4. Mantaza

Cơ chất

a. Prôtêin

b. Tinh bột chín

c. Mantozơ

d. Saccarozơ

A. 1d, 2c, 3b, 4A

B. 1d, 2b, 3a, 4C.

C. 1d, 2a, 3c, 4B

D. 1d, 2a, 3b, 4c.

Lời giải:

1. Saccaraza xúc tác phân giải saccarozơ

2. Pepsin xúc tác phân giải protein

3. Amilaza xúc tác phân giải tinh bột chín

4. Mantaza xúc tác phân giải mantozo

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim ?

A. Độ pH

B. Nhiệt độ

C. Nồng độ cơ chất

D. Ánh sáng

Lời giải:

Ánh sáng không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

Đáp án cần chọn là: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên