Sách bài tập Toán 7 Chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy trong tam giác

"Một lần đọc là một lần nhớ". Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập sách bài tập môn Toán lớp 7, loạt bài Giải sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2 Chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy trong tam giác hay nhất với lời giải được biên soạn công phu có kèm video giải chi tiết bám sát nội dung SBT Toán 7. Hi vọng với các bài giải bài tập trong sách bài tập Toán lớp 7 Hình học này, học sinh sẽ yêu thích và học tốt môn Toán 7 hơn.

Mục lục giải sách bài tập Toán 7 Chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy trong tam giác

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

Bài 1 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: So sánh các góc của tam giác ABC biết rằng AB = 5cm, BC = 5cm, AC = 3cm.

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Lời giải:

Ta có: AB = BC nên ΔABC cân tại B

Suy ra: ∠A = ∠C

Vì BC > AC nên ∠A > ∠B (đối diện cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)

Vậy ∠A = ∠C > ∠B .

Bài 2 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: So sánh các cạnh của tam giác ABC biết rằng ∠A = 80o, ∠C = 40o

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Lời giải:

Ta có: ∠A + ∠B + ∠C = 180o (tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra: ∠B = 180o - (∠A + ∠C )

= 180o - (80o + 40o) = 60o

Trong ΔABC, ta có: ∠A > ∠B > ∠C

Suy ra: BC > AC > AB (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn).

Bài 3 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có B > 90o, điểm D nằm giữa B và C. Chứng minh rằng AB < AD < AC

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Lời giải:

Trong ∆ABD ta có: ∠B > 90o

⇒ ∠B > ∠D1 ( trong 1 tam giác, góc tù là góc lớn nhất- chú ý tổng ba góc trong một tam giác bằng 180º) ⇒ AD > AB (đối diện góc lớn hơn là cạnh lớn hơn) (1)

Trong ΔABD ta có: ∠D2 là góc ngoài tại đỉnh D nên ∠D2 = ∠B + ∠BAD. Suy ra: ∠D2 > ∠B > 90o

Trong ΔADC ta có: ∠D2 > 90o

⇒ ∠D2 > ∠C ⇒ AC > AD (cạnh đối diện góc lớn hơn là cạnh lớn hơn) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AB < AD < AC

Bài 4 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Điền dấu “X” vào chỗ trống thích hợp.

Câu Đúng Sai
1. Trong một tam giác vuông, cạnh đối diện với góc vuông là cạnh lớn nhất …… ……
2. Trong một tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất …… ……
3. Trong một tam giác, đối diện cạnh nhỏ nhất là góc nhọn …… ……
4. Trong một tam giác, đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù …… ……

Lời giải:

Câu Đúng Sai
1. Trong một tam giác vuông, cạnh đối diện với góc vuông là cạnh lớn nhất x
2. Trong một tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất x
3. Trong một tam giác, đối diện cạnh nhỏ nhất là góc nhọn x
4. Trong một tam giác, đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù x

Bài 5 trang 36 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm K nằm giữa A và C. So sánh độ dài BK, BC.

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Lời giải:

Trong ΔABK, ta có ∠BKC là góc ngoài tại đỉnh K nên ∠BKC = ∠A + ∠ABK

Suy ra: ∠BKC > ∠A = 90o (tính chất góc ngoài)

Trong ΔBKC ta có ∠BKC là góc tù, BC là cạnh đối diện với ∠BKC

Suy ra BC là cạnh lớn nhất

Do đó BC > BK.

.............................

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu

Bài 11 trang 38 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho hình sau. So sánh các độ dài AB, AC, AD, AE.

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Lời giải:

+ Ta có BC < BD < BE.

Mà AC, AD, AE là các đường xiên tương ứng với các hình chiếu BC, BD, BE

Suy ra AC < AD < AE.

+ AB là đường vuông góc nên AB nhỏ nhất trong tất cả các đường xiên và đường vuông góc.

Do đó AB < AC < AD < AE.

Bài 12 trang 38 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho hình bên. Chứng minh rằng MN < BC.

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Nối BN.

+ Ta có: AM < AB

Mà NM, NB là các đường xiên ứng với hình chiếu AM, AB

⇒ NM < NB (1)

+ Lại có AN < AC.

Mà BN, BC là các đường xiên ứng với hình chiếu AN, AC

⇒ BN < BC (2)

Từ (1) và (2) suy ra: MN < BC

Bài 13 trang 38 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A có AB = AC = 10cm, BC = 12cm. Vẽ cung tròn tâm A có bán kính 9cm. Cung đó có cắt đường thẳng BC hay không, có cắt cạnh BC hay không? Vì sao?

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Kẻ AH ⊥ AB.

Xét hai tam giác vuông AHB và AHC, ta có:

∠AHB = ∠AHC = 90o

AB = AC (gt)

AH cạnh chung

Suy ra: ΔAHB = ΔAHC

(cạnh huyền - cạnh góc vuông)

Suy ra: HB = HC (hai cạnh tương ứng)

Ta có: HB = HC = BC/2 = 6 (cm)

Trong tam giác vuông AHB có ∠AHB = 90o

Áp dụng định lí Pi-ta-go, ta có:

AB2 = AH2 + HB2 ⇒ AH2 = AB2 – HB2 = 102 – 62 = 64

⇒ AH = 8 (cm)

Do bán kính cung tròn 9(cm) > 8(cm) nên cung tròn tâm A bán kính 9 cm cắt đường thẳng BC.

Gọi D là giao điểm của cung tròn tâm A bán kính 9 cm với BC.

Vì đường xiên AD < AC nên hình chiếu HD < HC.

Do đó D nằm giữa H và C.

Vậy cung tròn tâm A bán kính 9 cm cắt cạnh BC.

Bài 14 trang 38 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC, điểm D nằm giữa A và C (BD không vuông góc với AC). Gọi E và F là chân đường vuông góc kẻ từ A và C đến đường thẳng BD. So sánh AC với tổng AE + CF.

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

+ AE là đường vuông góc hạ từ đỉnh A xuống đường thẳng BF

⇒ AE < AD. ( quan hệ đường vuông góc và đường xiên). (1)

+ CF là đường vuông góc hạ từ đỉnh C xuống đường thẳng BF

⇒ CF < CD ( quan hệ đường vuông góc và đường xiên). (2)

Từ (1) và (2) vế cộng vế ta được: AE + CF < AD + CD = AC.

Bài 15 trang 38 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của AC. Gọi E và F là chân các đường vuông góc kẻ từ A và C đến đường thẳng BM. Chứng minh rằng AB < (BE + BF) / 2 .

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Trong ΔABM, ta có ∠(BAM) = 90o

Suy ra: AB < BM (trong tam giác vuông cạnh huyền lớn nhất)

Mà BM = BE + EM = BF - MF

Suy ra: AB < BE + EM

AB < BF - FM

Suy ra:AB + AB < BE + ME + BF - MF (1)

Xét hai tam giác vuông AEM và CFM, ta có:

∠(AEM) = ∠(CFM) = 90o

AM = CM (gt)

∠(AME) = ∠(CMF) (đối đỉnh)

Suy ra: ΔAEM = ΔCFM (cạnh huyền - góc nhọn)

Suy ra: ME = MF (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AB + AB < BE + BF

Suy ra: 2AB < BE + BF

Vậy AB < (BE + BF) / 2 .

Bài 16 trang 38 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A, điểm D nằm giữa B và C. Chứng minh rằng độ dài AD nhỏ hơn cạnh bên của tam giác ABC.

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Kẻ AH ⊥ BC.

* Trường hợp H trùng với D

Ta có AH < AC (đường vuông góc ngắn hơn đường xiên)

Suy ra: AD < AC

* Trường hợp H không trùng với D

Giả sử D nằm giữa H và C.

Ta có: HD < HC

Suy ra: AD < AC (hình chiếu nhỏ hơn thì có đường xiên nhỏ hơn)

Vậy AD nhỏ hơn cạnh bên của tam giác cân ABC.

.............................

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung SBT Toán 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên