Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng

Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo
s

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Giải thích được việc bố trí thời vụ trồng rừng.

- Mô tả được kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về các biện pháp kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.

- Trách nhiệm: Có ý thức áp dụng các biện pháp kĩ thuật trồng, chăm sóc rừng vào thực tiễn.

- Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Tranh ảnh, tài liệu, video liên quan đến hoạt động trồng, chăm sóc rừng ở Việt Nam và trên thế giới.

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.

Quảng cáo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về trồng và chăm sóc rừng. Bên cạnh đó kích thích HS mong muốn tìm hiểu các nội dung mới, lí thú trong bài học.

b. Nội dung: GV cho HS xem video về cách trồng và chăm sóc rừng, sau đó thực hiện các yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS nêu được một số thông tin về cách trồng và chăm sóc rừng.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS xem video (1:42-5:41) về cách trồng và chăm sóc rừng.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi truyền bút: GV bật một đoạn nhạc, ấn dừng ngẫu nhiên. Trong khi nhạc phát, HS truyền bút cho nhau. Khi nhạc dừng, bút ở trong tay HS nào thì HS ấy sẽ trả lời câu hỏi về cách trồng và chăm sóc rừng trong video.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, tham gia trò chơi và thực hiện yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Quảng cáo

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

+ Trồng cây nhỏ và dài xen với cây lớn.

+ Chia thời gian khai thác với những cây có số tuổi khác nhau; chỉ giữ lại những cây tốt nhất.

+ Sử dụng phương pháp tỉa cây thay vì khai thác hàng loạt.

+ Giáo dục cho con cháu đời sau hiểu về mục đích, ý nghĩa của trồng và khai thác rừng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngoài phương pháp trồng và chăm sóc rừng như trong video còn có phương pháp trồng và chăm sóc nào khác? Đối với rừng trồng mới, việc trồng rừng được thực hiện vào thời điểm nào trong năm? Trồng và chăm sóc rừng như thế nào cho đúng kĩ thuật? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về trồng rừng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm về sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

- Phân biệt được các nhóm cây sinh trưởng nhanh và sinh trưởng chậm.

- Nhận biết được một số biểu hiện phát triển của cây rừng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục I.1, I.2 SGKtr.23, hoàn thành phiếu học tập số 1 và trả lời các câu hỏi:

- Để đảm bảo cây rừng có tỉ lệ sống sót cao, sinh trưởng và phát triển tốt cần tiến hành trồng cây trong điều kiện nào?

- Xác định thời vụ trồng rừng phù hợp với mỗi miền Bắc, Trung, Nam.

- Giải thích tại sao thời vụ trồng rừng ở các vùng lại khác nhau?

- Cây con làm giống có thể được tạo ra bằng những phương pháp nào?

- So sánh ưu, nhược điểm của trồng rừng bằng gieo hạt thẳng và trồng rừng bằng cây con.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, một số biểu hiện sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng; phân loại cây rừng theo tốc độ sinh trưởng; mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thời vụ trồng rừng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 trong SGK tr.26, kết hợp với kiến thức đã có để trả lời câu hỏi sau:

+ Để đảm bảo cây rừng có tỉ lệ sống sót cao, sinh trưởng và phát triển tốt cần tiến hành trồng cây trong điều kiện nào?

+ Xác định thời vụ trồng rừng phù hợp với mỗi miền Bắc, Trung, Nam.

+ Giải thích tại sao thời vụ trồng rừng ở các vùng lại khác nhau?

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu thời vụ trồng rừng.

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời các câu hỏi về thời vụ trồng rừng.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về khái niệm và một số biểu hiện của cây rừng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Trồng rừng

1. Thời vụ trồng rừng

- Rừng sau khi trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Trồng rừng đúng thời vụ sẽ giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.

- Ở nước ta, thời vụ trồng rừng được xác định như sau:

+ Miền Bắc: Thời vụ trồng vào mùa xuân hoặc xuân hè (từ tháng 2 đến tháng 7) do thời tiết mát, đủ ấm.

+ Miền Trung: Thời vụ trồng vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) do thời tiết mát, đủ ấm.

+ Miền Nam: Thời vụ trồng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) do thời tiết mát, đủ ấm.

- Tuy nhiên, cần phải xem xét kĩ điều kiện cụ thể ở từng nơi trồng rừng để lựa chọn thời vụ trồng rừng hợp lí.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Công nghệ 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên