Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 6: Amino acid
Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 6: Amino acid
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid.
- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan).
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của - và -amino acid).
- Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của - và -amino acid).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
2.2.Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học:
- Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid.
- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan).
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của - và -amino acid).
- Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, tính chất hoá học đặc trưng của amino acid.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường...
- Trung thực, thật thà, ngay thẳng trong học tập...
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- PHIẾU HỌC TẬP số 1: Tìm hiểu về khái niệm, danh pháp
PHIẾU HỌC TẬP số 2: Tìm hiểu về tính chất vật lý
PHIẾU HỌC TẬP số 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học
- Hình ảnh hoặc video một số ứng dụng của amino acid.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về acid – base Bronsted, cân bằng trong dung dịch, carboxylic acid, phản ứng ester hoá, amine,…) để chuẩn bị cho học bài mới
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi.
- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.
b) Nội dung:
Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, sau đó tìm từ chìa khoá.
Câu 1: Tên hormone sinh ra ở tuyến tụy, có vai trò điều tiết lượng đường trong máu.
Câu 2: Cụm từ chỉ sự rất quan trọng và cần thiết, không thể thiếu được.
Câu 3: Cụm từ chỉ sự tồn tại với các biểu hiện sinh học như trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.
Câu 4: Tên gọi chung của những đại phân tử, gồm nhiều amino acid liên kết lại với nhau, tạo cơ sở nền tảng cho sự sống.
Câu 5: Cụm từ chỉ hệ gồm hai điện tích điểm bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu.
Câu 6: Môi trường dung dịch làm phenolphthalein chuyển sang màu hồng.
c) Sản phẩm:
Từ khóa: Lysine (là một trong các amino acid thiên nhiên thiết yếu cho sự sống, tham gia cấu tạo nên protein và các hormon như insulin. Phân tử lysine tồn tại ở dạng ion lưỡng cực và dung dịch lysine có môi trường base.)
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm bốc thăm thứ tự chọn câu hỏi chứa từ khóa hàng ngang, trả lời đúng được tặng quà, trả lời sai nhóm khác được giành cơ hội trả lời.
- Trong quá trình giải ô chữ hàng ngang, nếu nhóm nào trả lời được từ khóa hàng dọc sẽ được phần quà đặc biệt từ GV.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Khái niệm và danh pháp Mục tiêu: Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid. | |||||||
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
||||||
Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu về khái niệm, danh pháp của các amino acid Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm. Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. Kết luận, nhận định: 1. Khái niệm và danh pháp * Amino acid là hợp chất chứa đồng thời nhóm amio (-NH2) và nhóm carboxyl (-COOH). - Thực tế, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. * Danh pháp Tên thay thế: Vị trí của nhóm amino – amino + tên của carboxylic acid tương ứng. Tên bán hệ thống: Vị trí của nhóm amino aicd thay bằng các chữ cái , β, … Tên thường: Gly, Ala, Val, Glu, Lys… |
- Dự đoán tên cho mỗi sản phẩm thế: -amino acetic và α-amino propionic. - Nêu được amino acid là sản phẩm thế nguyên tử H ở gốc hydrocarbon của carboxylic acid bằng nhóm amino NH2. |
||||||
Hoạt động 2: Tính chất vật lý Mục tiêu: Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan). | |||||||
Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về tính chất vật lý của các amino acid Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm. Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. Kết luận, nhận định: - Ở điều kiện thường, các amino acid ở thể rắn. - Có nhiệt độ nóng chảy cao, thường dễ tan trong nước. |
|
||||||
Hoạt động 3: Tính chất hóa học Mục tiêu: - Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của - và -amino acid). - Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di). | |||||||
Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của amino acid Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm. Các nhóm thảo luận theo hình thức khăn trải bàn. Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. Kết luận, nhận định: Tính chất hóa học: - Tính lưỡng tính: tác dụng với cả acid và base - Tính điện di: di chuyển (về phía cực dương hoặc cực âm) dưới tác dụng của điện trường. - Phản ứng tạo ester (phản ứng của nhóm -COOH) - Phản ứng trùng ngưng (phản ứng đồng thời của cả nhóm -NH2 và nhóm -COOH) tạo polyamid. |
Câu 1. - Lysine dịch chuyển về phía cực âm nên lysine tồn tại chủ yếu ở dạng cation. - Glycine hầu như không dịch chuyển nên glycine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. - Glutamic acid dịch chuyển về phía cực âm nên glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion. Câu 2. Phương trình hóa học: Câu 3. Phương trình hóa học: |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Gọi được tên một số amino acid thông dụng, nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của amino acid.
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của - và - amino acid).
- Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
b) Nội dung: GV có thể sử dụng bộ câu hỏi luyện tập sau
Câu 1: Hợp chất nào sau đây không phải là -amino acid ?
A. H2N - CH2 – COOH.
B. CH3 – CH(NH2) – COOH.
C. H2N - CH2- CH2– COOH.
D. HOOC - CH2 - CH(NH2)- COOH.
Câu 2: Alanine không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. C2H5OH.
B. H2.
C. NaOH.
D. HCl.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng nhất?
A. Phân tử các amino acid chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH.
B. Dung dịch của các amino acid đều không làm đổi màu quì tím.
C. Dung dịch của các amino acid đều làm đổi màu quì tím.
D. Các amino acid đều chất rắn ở nhiệt độ thường.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12