Giáo án Lịch Sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (tiết 2)
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp HS nhận thức được:
- Hiểu được vì sao Pháp đánh lên VB năm 1947; diễn biến của chiến dịch; kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng.
- Hiểu được từ sau chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947, cuộc KC của nhân dân ta có thêm những thuận lợi và khó khăn như thế nào;
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp.
- Học tập tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc.
- Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh, ảnh, lược đồ lịch sử để nhận thức lịch sử.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông 1947
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học
- sử dụng tranh, ảnh, lược đồ lịch sử để nhận thức lịch sử.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược bùng nổ ? nội dung đường lối k/c đảng ta đề ra 19/12/1946?
3. Bài mới
Ta đã tìm hiểu Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. Để hiểu thêm về việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. ....
Các hoạt động của GV-HS | Kiến thức cơ bản cần nắm |
---|---|
GV: Do không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, trong khi đang gặp khó khăn về kinh tế tài chính, sự lên án của lực lượng tiến bộ nên Pháp đã thực hiện âm mưu mới. Âm mưu của Pháp lúc này là gì? vì sao? Sau khi HS trả lời GV nhận xét, đồng thời giúp các em hiểu tại sao tấn công lên VB lại nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
GV trình bày diễn biến kết hợp bản đồ giúp HS thấy được kế hoạch 2 gọng kìm của Pháp: ? Trước âm mưu kế hoạch trên của Pháp ta đối phó như thế nào?
Kết quả của chiến dịch là : - Ta diệt hơn 6.000 tên, 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô, hàng trăm xe quân sự bị phá. - Căn cứ Việt Bắc và cơ quan đầu nảo của ta vẫn an toàn, bộ đội trưởng thành uy tín của Chính phủ lên cao. - Ta đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp buộc Pháp phải đánh lâu dài với ta.
|
III – CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG NĂM 1947 VÀ VIỆC ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN 1. Chiếc dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 Âm mưu của Pháp Pháp tấn công Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Chủ trương của Đảng Đảng có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Diễn biến * Cuộc tiến công lên Việt Bắc của Pháp - Ngày 7 – 10 – 1947, Pháp huy động 12.000 quân tấn công lên Việt Bắc - Binh đoàn quân dù chiếm thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới - Bộ binh từ Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh Cao Bằng, xuống Bắc Kạn theo Đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc. - Ngày 9 – 10 – 1947, binh đoàn bộ binh và lính thủy từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên Chiêm Hóa, Tuyên Quang, đánh Đài Thị bao vây Việt Bắc ở phía tây. * Cuộc chiến đấu của ta - Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch. - Tại Bắc Kạn, Chợ Mới địch vừa nhảy dù đã bị ta tiêu diệt buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11 – 1947. - Ở mặt trận hướng đông, quân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30 – 10 – 1947). - Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô của địch. - Ngày 19 – 12 – 1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Kết quả - Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, canô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. - Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. - Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành. Ý nghĩa - Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới - Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. 2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện (Đọc thêm). |
4. Củng cố
- Những thành tích của cuộc kháng chiến: VB ? ý nghĩa
5. Dặn dò
- học bài theo câu hỏi SGK và đọc phần tiếp theo
V. Rút kinh nghiệm
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (tiết 3)
- Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
- Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (tiết 1)
- Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (tiết 2)
- Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (tiết 1)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12