Giáo án Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) (tiết 2)
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm những vấn đề cơ bản về công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở LX từ 1945 đến 1991, và khái quát những nét lớn về Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay.
- Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và quá trình xây dựng CNXH ở đây từ 1950 -1991.
- Mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, Đông Âu và các nước CNXH khác.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Thấy được những thành quả trong lao động sáng tạo của nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu trong xây dựng CNXH.
- Phê phán những sai lầm của một bộ phận lãnh đạo Đảng, chính phủ ở LX và ĐA, từ đó rút kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện tư duy phân tích, đánh giá cho học sinh trong nhận thức đúng về CNXH.
- Hình thành một số khái niệm mới: Cải cách, đổi mới, đa nguyên, quan liêu, bao cấp…
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Lược đồ châu Âu và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Chuẩn bị của học sinh
Tư liệu về công cuộc xây dựng CNXH ở LX và ĐA (1945-1991), LB Nga (1991-2000).
III. Phương pháp dạy học
Phân tích, đánh giá nhận thức đúng về CNXH.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Thành tựu Liên Xô đạt được trong những năm 1945 đến những năm 70?
3. Bài mới
Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô sau những năm 70 đến -1991) và Đông Âu sau những năm 70 đến 1991 như thế nào .....
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | KIẾN THỨC CƠ BẢN |
---|---|
GV: Tại sao tới sau những năm 70 của thế kỷ XX, Liên xô mới lâm vào tình trạng khủng hoảng? HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý
HS theo dõi. Nội dung và kết quả của cuộc cải cách của M.Goocbachop? The dõi SGK trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
GV: Sự khủng hoảng CNXH ở các nước Đông Âu như thế nào? Thất bại trong cuộc cải cách ở Liên Xô tác động như thế nào đến các nước Đông Âu? HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi, GV nhận xét và kết luận.
Về nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở LX và các nước ĐA, GV yêu cầu học sinh đọc SGK, kết hợp với gợi ý của GV để nắm được những nguyên nhân chủ yếu. GV nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan..
GV dùng lược đồ và khái quát tình hình LB Nga sau khi LX tan rã (diện tích gấp 1,6 châu Âu, 1,8 Hoa Kỳ…), sau đó nêu câu hỏi: GV: Em hãy nêu những nét chính về tình hình Liên Bang Nga từ 1991 đến nay?
HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý. Từ năm 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Từ năm 1996 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi: Năm 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5 %; năm 2000 lên đến 9%. - Về chính trị: Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Về đối nội, tình trạng tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Trécxnia.
|
II – LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991 (HS đọc thêm)
* Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. * Chủ quan; - Sự sai lầm, khuyết điểm trong đường lối của các nhà lãnh đạo + Tập trung, quan liêu bao cấp + Thiếu công bằng dân chủ + Chủ quan duy ý chí - Sai lầm trong đường lối cải tổ - Không bắt kịp với sự tiến bộ của KH-KT * Khách quan - Ảnh hưởng khủng hoảng năng lượng năm 1973 - Sự chống phá của các thế lực thù địch III – LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 * Từ thập kỷ 90 dưới đời tổng thống Enxin - Kinh tế khủng hoảng - Chính trị không ổn định
*Từ năm 2000, dưới thời tổng thống Putin - Kinh tế phát triển - Chính trị ổn định
* Về đối ngoại: Một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…) |
4. Củng cố
- Tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 70 đến năm 1991.
- Phân tích nhứng nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế dộ XHCN ở LX và Đ.Âu
5. Dặn dò
- Lập niên biểu những sự kiện chính của LX và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến 1991.
- Hãy kể tên công trình các nước XHCN đã giúp đỡ Việt Nam - Đọc bài tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
- Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
- Bài 6: Nước Mĩ
- Bài 7: Tây Âu
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12