Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Trình bày được thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã hình thành như thế nào khi Trái Đất mới được hình thành
- Giải thích được các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã.
- Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên.
2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: thí nghiệm của Milơ, cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- HS tăng thêm lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu khoa học thông qua tìm hiểu các giai đoạn phát sinh sự sống, đặc biệt qua các thí nghiệm chứng minh cho quá trình này, nhen nhóm trong HS ý tưởng nghiên cứu chứng minh các giả thuyết khoa học.
II. Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Thảo luận nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
- Hình vẽ : hình 32 phóng to.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Khám phá: (3p)
*Ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ:
2. Kết nối:
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiến hóa hóa học. GV: Yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi - Giả thuyết của Oparin và Haldale về sự hình thành các hợp chất hữu cơ? - Thí nghiệm của Milơ và Urây nhằm kiểm tra giả thuyết đã được tiến hành như thế nào? Kết quả đó đã chứng minh được điều gì? HS: Nghiên cứu thông tin và hình 32 SGK trang 137 để thảo luận và trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: Thí nghiệm của Fox và cộng sự chứng minh các aa có thể liên kết với nhau trong điều kiện trái đất nguyên thủy được tiến hành như thế nào? HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 137 để trả lời. GV: Trong điều kiện trái đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ các chất vô cơ nữa không? Tại sao? HS: Thảo luận nhóm trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. |
I. TIẾN HÓA HÓA HỌC 1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ - Giả thuyết của Oparin và Haldale: Các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành từ các chất vô cơ theo con đường tổng hợp hóa học nhờ nguồn năng lượng tự nhiên là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa.... - Thí nghiệm của S.Mileu và Uray: Sử lí hỗn hợp khí H2, CH4, NH3 và hơi nước bằng điện cao thế → các hợp chất hữu cơ đơn giản (có aa).
2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ - Thí nghiệm của Fox và các cộng sự: Đun nóng hỗn hợp aa khô ở 150 – 1800C → các chuỗi polipeptid ngắn (Protein nhiệt). - Sự trùng phân tạo các đại phân tử hữu cơ: + Các aa → chuỗi polipeptid → Protein. + Các Nucleotid → chuỗi polinucleotid → Acid Nucleic (ARN, ADN). - Sự hình thành cơ chế dịch mã: Các aa liên kết yếu với các N/ARN và liên kết với nhau → chuỗi polipeptid ngắn (ARN giống như khuôn mẫu cho cho aa bám). CLTN tác động, giữ lại những phân tử hữu cơ có khả năng phối hợp → cơ chế phiên mã, dịch mã. - Tóm lại: quá trình tiến hoá hoá học diễn ra như sau: tia chớp, núi lửa, tia tử ngoại CO2,NH3,H2O,N2→HCHC 2 nguyên tố (H,C) → HCHC 3 nguyên tố (H, C, O ) →HCHC 3 nguyên tố (C, H, O, N) |
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiến hóa tiền sinh học
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: - Đặc điểm về cấu tạo của phospholipid? - Hiện tượng xảy ra khi cho các đại phân tử sinh học vào nước? - Vai trò của lớp màng bán thấm? - Một số thí nghiệm chứng minh sự hình thành giọt nhỏ mang đặc tính của sự sống? - Muốn trở thành cơ thể sống độc lập thì các Coacecva, Liposome cần có thêm những đặc tính nào? HS:Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời. GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức. |
II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC - Khi các đại phân tử sinh học xuất hiện trong nước và tập trung lại, các phân tử lipit do đặc tính kị nước → lớp màng bao bọc các đại phân tử hữu cơ → giọt nhỏ ngăn cách môi trường - Những giọt nhỏ chứa các chất hữ cơ có màng bao bọc chịu sự tác động của CLTN sẽ dần tạo nên các tế bào sơ khai. - Thí nghiệm: Sự hình thành các giọt Liposome, coacecva có màng bán thấm. - Từ những tế bào sơ khai → các loài sinh vật dưới tác dụng của CLTN. - Sau khi tế bào sơ khai được hình thành, quá trình tiến hoá sinh học được tiếp diễn nhờ các nhân tố tiến hoá tạo ra các sinh vật như hiện nay. |
3. Thực hành / Luyện tập: (5p)
- HS đọc kết luận cuối bài.
- Vì sao trong cùng điều kiện, các hệ tương tác này không thể tiếp tục phát triển mà chỉ tồn tại hệ protein – axit nucleotit?
4. Vận dụng: (2p)
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 33.
V. Rút kinh nghiệm:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
- Bài 34: Sự phát sinh loài người
- Ôn tập Phần 6: Tiến hóa
- Kiểm tra 1 tiết Học kì 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2 (Đề 1) <
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12