Giáo án Vật Lí 12 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều mới nhất

Giáo án Vật Lí 12 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều mới nhất

Xem thử

Chỉ từ 250k mua trọn bộ Giáo án Vật Lí 12 theo phương pháp mới bản word có lời giải chi tiết:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Kiến thức

- Nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha và máy phát điện 3 pha.

- Nắm được nguyên tắc hoạt động của 2 máy hoạt động dựa trên HT C- Ư- Đ-T

- Biết được ưu việt của dòng 3 pha, và vai trò của các máy trong thực tiễn

b) Kỹ năng:

- Vận dụng được kiến thức cũ về từ thông và C- Ư- Đ-T ở lớp 11 vào bài học này để nắm rõ nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha và máy phát điện 3 pha

-  Tính được tần số của dòng điện

c) Thái độ :

- Quan tâm đến quy trình sản xuất và vai trò của MPĐXC ngoài thực tế

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau .

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về để giải thích các tình huống thực tiễn và giải được các bài tập liên quan đến kiến thức bài học.

- Năng lực họp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả .

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các câu hỏi và bài tập GV đặt ra.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Các video

- Các học liệu khác

- Thí nghiệm biểu diễn về máy phát điện xoay chiều ba pha gồm: 3 cuộn dây lệch 1 góc 1200 trong không gian, một nam châm có thể quay quanh trục, hệ 4 đèn LED được măc thành mạch hình sao và hình tam giác( Nếu có khả năng)

2.Học Sinh:

- Vở, SGK, giấy nháp ....

- Ôn dòng điện xoay chiều, từ thông C- Ư- Đ-T ở lớp 11 (kiến thức cũ)

- Các nhiệm vụ do GV phân công...

III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh

1.Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập(h/đ khởi động)

a) Mục tiêu hoạt động:

- Kiểm tra kiến thức cũ GV đã giao về nhà

- Thông qua kiến thức đã học và nhu cầu thực tế đời sống GV đặt câu hỏi để nảy sinh kiến thức mới.

b) Nội dung:

- Nêu nguyên tắc chung tạo ra dòng điện xoay chiều?

- Nêu vd về  C- Ư- Đ-T ở lớp 11?

- Lấy vd về nguồn điện dự phòng?

c) Gợi ý tổ chức hoạt động:

- GV phát phiếu học tập gồm các câu hỏi trên

* Yêu cầu đối với HS: ghi vào vở các kết quả, ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến khác của các bạn vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm và thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm.

* Yêu cầu đối với GV : trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

d) Sản phẩm hoạt động:

Học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi.

MPĐ:

+ Hoạt động dựa trên HT C- Ư- Đ-T

+ Biến cơ năng thành điện năng

e) Đánh giá:

+ GV theo dõi cá nhân và các nhóm HS

+ GV có thể cho HS đánh giá và nhận xét qua lại

+ Căn cứ vào sp và thái độ học tập, GV đánh giá khả năng vận dụng và khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn

2/Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (theo đề mục SGK)

** MPĐXC 1 pha:

A. Mục tiêu hoạt động:

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha

B. Nội dung:

- Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha.

- Làm thế nào để tăng tần số của MPĐ xoay chiều 1 pha.

- Cách tính tần số dòng điện do máy phát ra

c. Gợi ý tổ chức hoạt động:

+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ

+ GV h/d và theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh  trao đổi với bạn trong nhóm để thống nhất cách thực hiện nhiệm vụ.

+Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm trình bày và thảo luận. Quá trình thảo luận làm rõ: Các vấn đề nêu trên

d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh

e. Đánh giá:

+ GV theo dõi cá nhân và các nhóm HS

+ GV có thể cho HS đánh giá và nhận xét qua lại

+ Căn cứ vào sp và thái độ học tập, GV đánh giá khả năng vận dụng và khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn

** MPĐXC 3 pha:

a. Mục tiêu hoạt động:

Nắm được:

- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 3 pha

- Sự cần thiết của 3 dòng điện do MPĐXC 3 pha phát ra

b. Nội dung:

- Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 3 pha.

- Mối quan hệ về pha của hệ 3 dòng điện do MPĐXC 3 pha phát ra

- Những ưu việt của dòng 3 pha

c. Gợi ý tổ chức hoạt động:

+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ

+ GV h/d và theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh  trao đổi với bạn trong nhóm để thống nhất cách thực hiện nhiệm vụ.

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm trình bày và thảo luận. Quá trình thảo luận làm rõ: Các vấn đề nêu trên

d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh

e. Đánh giá:

+GV theo dõi cá nhân và các nhóm HS

+ GV có thể cho HS đánh giá và nhận xét qua lại

+ Căn cứ vào sp và thái độ học tập, GV đánh giá khả năng vận dụng và khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn

3/ Hoạt động 3 : Hệ thống hoá kiến thức và luyện tập

a) Mục tiêu hoạt động:

Thảo luận nhóm để chuẩn hoá kiến thức và luyện tập.

b) Nội dung:

- HS hệ thống lại KT vừa học bằng cách: làm nhanh hai bt 1 và 2 trang 94 SGK

- Vận dụng để giải bt số 3 trang 94 SGK

c) Gợi ý tổ chức hoạt động:

+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ

+ GV h/d và theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh  trao đổi với bạn trong nhóm để thống nhất cách thực hiện nhiệm vụ.

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm trình bày và thảo luận. Quá trình thảo luận làm rõ: Các vấn đề nêu trên

d. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh

e) Đánh giá:

+ GV theo dõi cá nhân và các nhóm HS

+ GV có thể cho HS đánh giá và nhận xét qua lại

+ Căn cứ vào sp và thái độ học tập, GV đánh giá khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức của HS

4/ Vận dụng, tìm tòi mở rộng:

a) Mục tiêu hoạt động:

Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực

Nội dung: Chọn hệ thống bài tập để học sinh tự tìm hiểu ngoài lớp học.

1. Tìm hiểu sự quá trình hoạt động của MPĐ xoay chiều 1 pha và 3 pha.

2. Tìm hiểu các ứng dụng trong thực tế liên quan đến MPĐ xoay chiều 1 pha và 3 pha.

3. Giải được một số bài tập về MPĐ xoay chiều 1 pha và 3 pha

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.

Giáo viên: hướng dẫn các thực hiện và yêu cầu nộp sản phẩm học tập. Gợi ý việc chọn các từ khóa để tìm kiếm thông tin trên Website.

c) Sản phẩm hoạt động: bài làm của học sinh.

IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề

Câu 1. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào

A. hiện tượng tự cảm.                                   

B. hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. khung dây quay trong điện trường.   

D. khung dây chuyển động trong từ trường.

Câu  2. Đối với máy phát điện xoay chiều một pha

A. dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.

B. tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.

C. biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp cực từ của phần cảm.

D. cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi tuần hoàn thành điện năng.

Câu 3. Máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực, số vòng quay của rôto là n (vòng/phút) thì tần số dòng điện xác định là:

A. f = np

B. f = 60np

C. f = np/60              

D. f = 60n/p

Câu 4. Cho máy phát điện có 4 cặp cực, tần số là f = 50 Hz, tìm số vòng quay của roto ?

A. 25 vòng/s.

B. 50 vòng/s.

C. 12,5 vòng/s.

D. 75 vòng/s.

Câu 5. Khi n = 360 vòng/phút, máy có 10 cặp cực thì tần số của dòng điện mà máy phát ra

A. 60 Hz.

B. 30 Hz.

C. 90 Hz.

D. 120 Hz.

Câu 6. Một máy phát điện có hai cặp cực rôto quay với tốc độ 3000 vòng/phút, máy phát điện thứ hai có 6 cặp cực.Hỏi máy phát điện thứ haii phải có tốc độ là bao nhiêu thì hai dòng điện do các máy phát ra hòa vào cùng một mạng điện

A. 150 vòng/phút.

B. 300 vòng/phút.

C. 600 vòng/phút.

D. 1000 vòng/phút.

Câu 7: Cấu tạo của mạch phát điện xoay chiều một pha gồm hai phần chính là:

A. Phần cảm và stato

B. Phần cảm và phần ứng

C. Phần cảm vào rôto

D. Phần ứng và stato

Câu 8. Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 6 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50 Hz vào động cơ. Từ trường tại tâm của stato quay với tốc độ bằng bao nhiêu?

A. 3000 vòng/phút.

B. 1500 vòng/phút.

C. 1 000 vòng/phút.

D. 500 vòng/phút.

Câu 9. Máy phát điện xoay chiều tạo nên suất điện động Giáo án Vật Lí 12 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều mới nhất . Tốc độ quay của rôto là 600 vòng/phút. Số cặp cực của rôto là

A. 4.

B.  5.

C.  8.

D.  10.

Câu 10. Một máy phát điện mà phần cảm gồm 2 cặp cực và phần ứng gồm hai cặp cuộn dây mắc nối tiếp có suất điện động hiệu dụng 200V, tần số 50Hz. Biết từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5mWb. Lấy π = 3,14, số vòng dây của mỗi cuộn dây trong phần ứng là

A. 127 vòng.

B. 45 vòng.

C. 180 vòng.

D. 32 vòng.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên