Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)

Tài liệu Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Vật Lí 12 theo chương trình sách mới.

Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Xem thử

Giáo án Vật Lí 12 Bài 1: Sự chuyển thể - Chân trời sáng tạo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

‒ Tự chủ, tự học, tự khám phá: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS.

‒ Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của nội dung học tập.

‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến chuyển động nhiệt của các phân tử khí.

2. Năng lực vật lí

‒ Nhận thức vật lí: Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí; nêu được định nghĩa nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng.

‒ Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hoá hơi.

‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một số ứng dụng của sự nóng chảy, sự sôi trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

‒ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí.

‒ Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

‒ Cẩn thận, chặt chẽ trong suy luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Video mô phỏng cấu trúc của vật chất ở các thể rắn, lỏng và khí:

https://phet.colorado.edu/sims/html/states-of-matter/latest/states-of-matter_all.html?locale=vi

– Tranh ảnh hoặc video minh hoạ sự chuyển thể của vật chất: quy trình đúc kim loại, chưng cất tinh dầu,…

– Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm (HS): ………………

Thời gian: 15 phút

Câu hỏi

Nội dung

Trả lời/Bài giải

Nhận xét, chấm điểm

1

Một thợ kim hoàn muốn nấu chảy một thỏi vàng có khối lượng 74 g để đúc một tấm thẻ bài nhỏ. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nấu chảy thỏi vàng ở nhiệt độ nóng chảy của nó. Biết nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 0,64.105 J/kg.

   

2

Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá và nhiệt hoá hơi riêng của nước lần lượt là 3,34.105 J/kg và 2,3.106 J/kg. Năng lượng cần thiết để hoá hơi hoàn toàn 1 kg nước ở nhiệt độ sôi của nó có thể làm nóng chảy bao nhiêu kilôgam nước đá?

   

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP

Câu hỏi

Trả lời/Bài giải

Biểu điểm

1

Nhiệt lượng cần cung cấp:

Q = λ.m = 0,64.105.0,074 = 4736 (J)

4,0

2

Gọi m’ là khối lượng nước đá.

Ta có: mL = m’λ

⇒ 1.2,3.106 = m’.3,34.105

m’ ≈ 6,9 kg.

4,0

Trình bày logic, khoa học, dễ hiểu.

2,0

Tổng điểm

10

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Đặt vấn đề cho bài học

a) Mục tiêu: HS hứng thú vào bài học mới.

b) Nội dung: HS quan sát video/hình ảnh mô tả quy trình đúc kim loại, chưng cất tinh dầu (hoặc quan sát Hình 1.1, 1.2 trang 5 SGK) và thảo luận vấn đề: Có những quá trình chuyển thể nào của vật chất? Các quá trình chuyển thể tuân theo những quy luật nào?

c) Sản phẩm: HS hứng thú tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề đặt ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV trình chiếu video/tranh ảnh minh hoạ sự chuyển thể của vật chất (quy trình đúc kim loại, chưng cất tinh dầu,…) và nêu vấn đề: Có những quá trình chuyển thể nào của vật chất? Các quá trình chuyển thể này tuân theo những quy luật nào?

HS xem video/tranh ảnh hoặc đọc phần Mở đầu trong SGK.

Thực hiện nhiệm vụ:

- GV có thể gợi ý thêm để HS suy nghĩ và thảo luận.

Các nhóm HS thảo luận vấn đề
GV nêu.

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

Đại diện một nhóm trình bày
kết quả thảo luận.Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có)

Kết luận:

GV tổng kết các ý kiến của HS và nhấn mạnh yêu cầu tìm hiểu các quá trình chuyển thể của vật chất. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của các quá trình chuyển thể, cần tìm hiểu mô hình động học phân tử và cấu trúc vật chất.

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VÀ CẤU TRÚC VẬT CHẤT

Hoạt động 2: Tìm hiểu mô hình động học phân tử và cấu trúc của vật chất

a) Mục tiêu: Sử dụng mô hình động học phân tử, HS nêu được sơ lược về cấu trúc
của chất rắn, chất lỏng và chất khí.

b) Nội dung: HS nhắc lại mô hình động học phân tử đã học ở môn KHTN lớp 8 và sử dụng mô hình này nêu được sơ lược về cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí.

c) Sản phẩm: Mô hình động học phân tử và sơ lược về cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Nhắc lại các nội dung của mô hình động học phân tử.

+ Nhóm 2: Trình bày cấu trúc của chất rắn theo gợi ý của câu Thảo luận 1.

+ Nhóm 3: Trình bày cấu trúc của chất lỏng theo gợi ý của câu Thảo luận 1.

+ Nhóm 4: Trình bày cấu trúc của chất khí theo gợi ý của câu Thảo luận 1.

– Sau khi các nhóm báo cáo kết quả, GV tiếp tục yêu cầu các nhóm trả lời câu Luyện tập trang 7 SGK.

Các nhóm HS nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV hướng dẫn các nhóm HS thảo luận, giải đáp các thắc mắc hoặc gợi ý (nếu có).

Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận:

– GV lần lượt mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

– GV mời đại điện một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận câu Luyện tập trang 7 SGK.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

– Kết quả thảo luận cần đạt về mô hình động học phân tử:

Như nội dung được trình bày ở phần Tóm tắt kiến thức trọng tâm trang 5 SGK.

–  Kết quả câu Thảo luận 1 cần đạt:

Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định, vì các phân tử của chúng sắp xếp có trật tự và tương tác chặt chẽ với nhau. Các phân tử của chất rắn chỉ dao động quanh vị trí cân bằng xác định.

Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định, vì các phân tử của chúng ở rất xa nhau, tương tác rất yếu với nhau và chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

Chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Thể lỏng là trạng thái trung gian của thể rắn và thể khí, lực tương tác phân tử của chúng mạnh hơn so với của chất khí nhưng yếu hơn so với chất rắn, các phân tử của chúng dao động quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi.

– Kết quả câu Luyện tập trang 7 SGK cần đạt:

Khi mở lọ nước hoa và đặt ở một góc trong phòng, các phân tử nước hoa chuyển động nhiệt từ trong lọ vào không khí trong phòng và lan ra theo mọi hướng. Vì vậy, một lúc sau, người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa.

– Đại diện các nhóm HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

– Đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận câu Luyện tập trang 7 SGK. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm giáo án 12 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên