Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 18: An toàn phóng xạ

Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 18: An toàn phóng xạ

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

‒ Tự chủ, tự học, tự khám phá: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS.

‒ Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của nội dung học tập.

‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế.

2. Năng lực vật lí

‒ Nhận thức vật lí: Nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo; nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ.

‒ Tìm hiểu tự nhiên: Nhận thức được tác động nguy hiểm của hiện tượng phóng xạ đối với sức khỏe và biết cách ứng phó khi xảy ra sự cố phóng xạ.

‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ.

3. Phẩm chất

‒ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí.

‒ Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

‒ Cẩn thận, chặt chẽ trong suy luận.

Quảng cáo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Video/hình ảnh về sự cố phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, Nhật Bản năm 2011.

– Tranh ảnh về các biển báo và quy tắc an toàn phóng xạ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Đặt vấn đề cho bài học

a) Mục tiêu: HS hứng thú vào bài học mới.

b) Nội dung: HS quan sát tranh ảnh/video về sự cố rò rỉ phóng xạ và thảo luận sơ lược những câu hỏi: Vì sao người ta lo lắng trước các sự cố rò rỉ phóng xạ? Làm thế nào để giữ an toàn khi làm việc trong môi trường phóng xạ?

c) Sản phẩm: HS hứng thú tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề đặt ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV trình chiếu video/hình ảnh về sự cố phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, Nhật Bản năm 2011 và nêu vấn đề: Vì sao người ta lo lắng trước các sự cố rò rỉ phóng xạ? Làm thế nào để giữ an toàn khi làm việc trong môi trường phóng xạ?

HS quan sát video/hình ảnh hoặc đọc phần Mở đầu trong SGK.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời đại diện một nhóm HS báo cáo, trình bày ý kiến.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

Đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

Kết luận:

GV tổng kết các ý kiến của HS và dẫn dắt HS tìm hiểu tác hại của các tia phóng xạ.

 
Quảng cáo

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. TÁC HẠI CỦA CÁC TIA PHÓNG XẠ

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác hại của các tia phóng xạ

a) Mục tiêu: HS nêu được tác hại của các tia phóng xạ.

b) Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận để nêu tác hại của các tia phóng xạ.

c) Sản phẩm: Tác hại của các tia phóng xạ.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Trước tiên, GV yêu cầu HS trả lời câu Thảo luận 1 (Nhắc lại tính chất của các tia phóng xạ).

– Sau đó, GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận về tác hại của mỗi loại tia phóng xạ.

– Tiếp theo, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS trả lời câu Thảo luận 2.

Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời một HS trả lời câu Thảo luận 1.

– GV mời đại diện một nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận về tác hại của mỗi loại tia phóng xạ.

– GV mời đại diện một nhóm HS trả lời câu Thảo luận 2.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

– Kết quả câu Thảo luận 1 cần đạt:

Tia α có khả năng ion hoá mạnh và đâm xuyên kém.

Tia β có khả năng ion hoá kém hơn và đâm xuyên mạnh hơn tia α.

Tia g có khả năng đâm xuyên mạnh hơn nhiều lần so với tia αβ.

– Kết quả câu Thảo luận 2 cần đạt:

Tia gamma là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. Bước sóng của tia gamma nhỏ hơn nhiều lần so với bước sóng của các bức xạ trong vùng nhìn thấy nên tia gamma mang năng lượng cao gấp nhiều lần so với các bức xạ trong vùng nhìn thấy. Do đó, khả năng đâm xuyên của tia gamma lớn hơn nhiều lần so với các bức xạ trong vùng nhìn thấy và gây tác hại sinh lí nghiêm trọng hơn.

– Một HS trả lời câu Thảo luận 1. Các HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

– Đại diện một nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận về tác hại của mỗi loại tia phóng xạ. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

– Đại diện một nhóm HS trả lời câu Thảo luận 2. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

Kết luận:

GV tổng kết ý kiến của HS và dẫn dắt HS rút ra kết luận về tác hại của các tia phóng xạ.

 

2. BIỂN CẢNH BÁO PHÓNG XẠ

Hoạt động 3: Nhận biết biển cảnh báo phóng xạ

a) Mục tiêu: HS nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo.

b) Nội dung: HS nhận biết dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo.

c) Sản phẩm: Biển báo cảnh báo vị trí có phóng xạ.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV trình chiếu Hình 18.3, Hình 18.4 và yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của biển báo (câu Thảo luận 3).

HS quan sát hình ảnh.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

HS thảo luận theo nhiệm vụ được giao.

Quảng cáo

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời một HS giải thích ý nghĩa của biển báo (câu Thảo luận 3).

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

– Kết quả câu Thảo luận 3 cần đạt:

Biển cảnh báo khu vực có chất phóng xạ theo mẫu mới 2007 bao gồm các nội dung:

+ Cảnh báo khu vực có chất phóng xạ (hình vẽ ba cánh và các tia toả ra ở góc trên).

+ Cảnh báo khu vực nguy hiểm, có thể gây chết người (hình vẽ đầu lâu gạch chéo ở góc dưới bên trái).

+ Khuyến cáo cần rời xa khu vực này ngay (hình vẽ người chạy ở góc dưới bên phải).

Một HS giải thích ý nghĩa của biển báo. Các HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

Kết luận:

GV chốt lại ý nghĩa của biển báo mới là ngoài việc cảnh báo khu vực có chứa nguồn phóng xạ, biển báo còn nhấn mạnh đến mối nguy hại có thể xảy ra
và hành động cần rời xa khu vực có chứa nguồn phóng xạ.

 

3. QUY TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ

Hoạt động 4: Tìm hiểu về quy tắc an toàn phóng xạ

a) Mục tiêu: HS nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ và tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ.

b) Nội dung: HS đọc SGK (và tìm kiếm thông tin từ internet), thảo luận để nêu các nguyên tắc an toàn phóng xạ và tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ.

c) Sản phẩm: Quy tắc an toàn phóng xạ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên