Giáo án Vật Lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân mới nhất
Giáo án Vật Lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân mới nhất
Chỉ từ 250k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 12 theo phương pháp mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được những đặc tính của lực hạt nhân.
- Viết được hệ thức Anh-xtanh.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của độ hụt khối lượng của hạt nhân.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của năng lượng liên kết của hạt nhân.
- Sử dụng các bảng đã cho trong Sgk, tính được năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân.
- Phát biểu được định nghĩa phản ứng hạt nhân và nêu được các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.
- Phát biểu được và nêu được ví dụ về phản ứng hạt nhân.
- Viết biểu thức năng lượng của một phản ứng hạt nhân và nêu được điều kiện của phản ứng hạt nhân trong các trường hợp: toả năng lượng và thu năng lượng.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Về thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
4. Năng lực hướng tới
a, Phẩm chất năng lực chung
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
b, Năng lực chuyên biệt môn học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh, ảnh trong SGK.
- SGK, SGV, một số dụng cụ thí nghiệm
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Họat động của giáo viên |
Họat động của học sinh |
Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Lực hạt nhân có phải là lực tĩnh điện? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu… |
- HS đưa ra phán đoán |
NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT CỦA HẠT NHÂN. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Nêu được những đặc tính của lực hạt nhân,thức Anh-xtanh. - Định nghĩa và viết được biểu thức của độ hụt khối lượng của hạt nhân. năng lượng liên kết của hạt nhân. - Tính được năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân… Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- Các hạt nhân bền vững, vậy lực nào đã liên kết các nuclôn lại với nhau. - Thông báo về lực hạt nhân. - Lực hạt nhân có phải là lực tĩnh điện? - Lực hạt nhân có phải là lực hấp dẫn? → Lực hạt nhân không cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn. → Nó là một lực mới truyền tương tác giữa các nuclôn → lực tương tác mạnh. - Chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân nghĩa là gì? |
- HS ghi nhận lực hạt nhân. - Không, vì lực hạt nhân là lực hút giữa các nuclôn, hay nói cách cách nó không phụ thuộc vào điện tích. - Không, vì lực này khá nhỏ (cỡ 12,963.10-35N), không thể tạo thành liên kết bền vững. - Nếu khoảng cách giữa các nuclôn lớn hơn kích thước hạt nhân thì lực hạt nhân giảm nhanh xuống không. |
I. Lực hạt nhân - Lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh). - Kết luận: + Lực hạt nhân là một loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân, còn gọi là lực tương tác mạnh. + Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (10-15m) |
- Xét hạt nhân có khối lượng m() = 4,0015u với tổng khối lượng của các nuclôn? → Có nhận xét gì về kết quả tìm được? → Tính chất này là tổng quát đối với mọi hạt nhân. - Độ hụt khối của hạt nhân ?
- Xét hạt nhân , muốn chuyển hệ từ trạng thái 1 sang trạng thái 2, cần cung cấp cho hệ năng lượng để thắng lực liên kết giữa các nuclôn, giá trị tối thiểu của năng lượng cần cung cấp? → năng lượng liên kết. - Trong trường hợp , nếu trạng thái ban đầu gồm các nuclôn riêng lẻ → hạt nhân → toả năng lượng đúng bằng năng lượng liên kết Elk → quá trình hạt nhân toả năng lượng. - Mức độ bền vững của một hạt nhân không những phụ thuộc vào năng lượng liên kết mà còn phụ thuộc vào số nuclôn của hạt nhân → Năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn? - Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn chứng tỏ hạt nhân đó như thế nào? - Các hạt nhân bền vững nhất có lớn nhất vào cỡ 8,8MeV/nuclôn, là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa của bảng tuần hoàn (50 < A < 95) |
- Tổng khối lượng các nuclôn tạo thành hạt nhân : 2mp + 2mn = 2.1,00728 + 2.1,00866 = 4,03188u 2mp + 2mn > m() ∆m = 2mp + 2mn - m() = 4,03188 - 4,0015 = 0,03038u
(2mp + 2mn)c2 - m()c2 - Năng lượng liên kết: Elk = [2mp + 2mn - m()]c2 = ∆m.c2 - Hạt nhân có số khối A → có A nuclôn → năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn: - Càng bền vững. |
II. Năng lượng liên kết của hạt nhân 1. Độ hụt khối - Khối lượng của một hạt nhân luôn luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó. - Độ chênh lệch khối lượng đó gọi là độ hụt khối của hạt nhân, kí hiệu ∆m 2. Năng lượng liên kết - Năng lượng liên kết của một hạt nhân được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2. 3. Năng lượng liên kết riêng - Năng lượng liên kết riêng, kí hiệu , là thương số giữa năng lượng liên kết Elk và số nuclôn A. - Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân. |
- Y/c HS đọc Sgk và cho biết như thế nào là phản ứng hạt nhân? - Chia làm 2 loại. - Y/c HS tìm hiểu các đặc tính của phản ứng hạt nhân dựa vào bảng 36.1 - Y/c Hs đọc Sgk và nêu các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân. Ví dụ: Xét phản ứng hạt nhân: - Lưu ý: Không có định luật bảo toàn khối lượng nghỉ mà chỉ có bảo toàn năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân. - Muốn thực hiện một phản ứng hạt nhân thu năng lượng chúng ta cần làm gì? |
- Là quá trình các hạt nhân tương tác với nhau và biến đổi thành hạt nhân khác. - HS ghi nhận các đặc tính. - HS đọc Sgk và ghi nhận các đặc tính. - Bảo toàn điện tích: Z1 + Z2 = Z3 + Z4 (Các Z có thể âm) - Bảo toàn số khối A: A1 + A2 = A3 + A4 (Các A luôn không âm) - Phải cung cấp cho hệ một năng lượng đủ lớn. |
III. Phản ứng hạt nhân 1. Định nghĩa và đặc tính - Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi của các hạt nhân. a. Phản ứng hạt nhân tự phát - Là quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân khác. b. Phản ứng hạt nhân kích thích - Quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác. - Đặc tính: + Biến đổi các hạt nhân. + Biến đổi các nguyên tố. + Không bảo toàn khối lượng nghỉ. 2. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân a. Bảo toàn điện tích. b. Boả toàn số nuclôn (bảo toàn số A). c. Bảo toàn năng lượng toàn phần. d. Bảo toàn động lượng. 3. Năng lượng phản ứng hạt nhân - Phản ứng hạt nhân có thể toả năng lượng hoặc thu năng lượng. Q = (mtrước - msau)c2 + Nếu Q > 0→ phản ứng toả năng lượng: - Nếu Q < 0 → phản ứng thu năng lượng: |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1: Năng lượng liên kết riêng là A. năng lượng cần để giải phsong một nuclôn ra khỏi hạt nhân. B. năng lượng cần để giải phóng một êlectron ra khỏi nguyên tử. C. năng lượng liên kết tính trung bìng cho một nuclôn trong hạt nhân. D. là tỉ số giữa năng lượng liên kết và số hạt có trong nguyên tử. Câu 2: Năng lượng liên kết của một hạt nhân A. có thể có giá trị dương hoặc âm B. càng lớn thì hạt nhân càng bền vững C. có thể có giá trị bằng 0 D. tỉ lệ với khố lượng hạt nhân Câu 3: Hạt nhân bền vững hơn nếu A. có năng lượng liên kết riêng lớn hơn B. có năng luộng liên kết riêng nhỏ hơn C. có nguyên tử số (A) lớn hơn D. có độ hụt khối nhỏ hơn Câu 4: Lực hạt nhân là A. lực từ B. lực tương tác giữa các nuclôn C. lực điện D. lực điện từ Câu 5: Khi bắn phá hạt nhân nitơ 714N bằng nơtron thì tạo ra đồng vị Bo (511B) và một hạt A. nơtron B. proton C. hạt α D. nơtrinô Câu 6: Trong phản ứng hạt nhân p + 919F → X +α, X là hạt nhân của nguyên tố A. nitơ B. nêon. C. cacbon D. ôxi Câu 7: Gọi m là khối lượng, Δm là độ hụt khối, A là số nuclôn của hạt nhân nguyên tử. Độ bền vững của hạt nhân dược quyết định bởi đại lượng A. m B. Δm. C. m/A D. Δm/A Câu 8: Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật A. bảo toàn số proton B. bảo toàn số nơtron C. bảo toàn số nuclôn D. bảo toàn khối lượng Câu 9: Trong phản ứng hạt nhân 1940K→2040Ca+X, X là hạt A. nơtron B. bêta trừ. C. bêta cộng D. đơteri Câu 10: Chọn phát biểu đúng về phản ứng hạt nhân A. Phản ứng hạt nhân là sự va chạm giữa hai nguyên tử. B. Phản ứng hạt nhân không làm thay đổi nguyên tử số của hạt nhân. C. Phản ứng hạt nhân là sự biến đổi của chúng thành những hạt nhân khác. D. Phóng xạ không phải là phản ứng hạt nhân. Hướng dẫn giải và đáp án |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- Yêu cầu HS thảo luận: Nêu và giải thích các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân. 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia nhóm yêu cầu hs trả lời vào bảng phụ trong thời gian 5 phút: - GV theo dõi và hướng dẫn HS. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS sắp xếp theo nhóm, chuẩn bị bảng phụ và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận |
Lưu ý: Phóng xạ hay phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn khối lượng, năng lượng nghỉ, số proton, notron, electron, cơ năng (năng lượng cơ học). |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Vẽ sơ đồ tư duy |
Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài mới
- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 187 và SBT
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 12 Bài 35: Tính chất và cấu tạo hạt nhân
- Giáo án Vật Lí 12 Bài 37: Phóng xạ
- Giáo án Vật Lí 12 Bài 38: Phản ứng phân hạch
- Giáo án Vật Lí 12 Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch
- Giáo án Vật Lí 12 Bài 40: Các hạt sơ cấp
- Giáo án Vật Lí 12 Bài 41: Cấu tạo vũ trụ
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12