Đáp án Đề minh họa năm 2019 môn Địa lí (có giải chi tiết)

Đáp án Đề minh họa năm 2019 môn Địa lí

Xem thử Đề thi thử Toán 2024 Xem thử Đề thi thử Văn 2024 Xem thử Đề thi thử Anh 2024 Xem thử Đề thi thử Vật Lí 2024 Xem thử Đề thi thử Hóa 2024 Xem thử Đề thi thử Sinh 2024 Xem thử Đề thi thử Sử 2024 Xem thử Đề thi thử Địa 2024 Xem thử Đề thi thử GDCD 2024

Chỉ từ 300k mua trọn bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2024 của các Trường/Sở trên cả nước (mỗi môn học) hoặc đề ôn thi ĐGNL - ĐGTD (mỗi trường) bản word có lời giải chi tiết:

Xem: Đề minh họa năm 2019 môn Địa lí

Đáp án:

41. A. 42. B 43. D 44. A 45. A 46. B
47. D 48. D 49. C 50. A 51. A 52. B
53. D 54. A 55. C 56. A 57. C 58. C
59. C 60. A 61. B 62. B 63. D 64. A
65. A 66. A 67. A 68. D 69. B 70. C
71. B 72. D 73. C 74. C 75. B 76. A
77. A 78. C 79. C 80. A

Hướng dẫn giải chi tiết:

Câu 41:

Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo (Sgk Địa Lí 12 trang 13)

⇒ CHỌN A.

Câu 42:

Biện pháp được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta là thâm canh, nâng cao hiêu quả sử dựng đất, canh tác hợp lí, chống bạc màu, glay, nhiễm mặn, nhiễm phèn, chống ô nhiễm đất….

⇒ CHỌN B.

Chú ý: các đáp án còn lại là biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi

Câu 43:

Ở nước ta Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn Nam Bộ biểu hiện động đất rất yếu. (Sgk Địa Lí 12 trang 64)

⇒ CHỌN D.

Câu 44:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 tỉnh Cà Mau giáp biển

⇒ CHỌN A.

Câu 45:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Trị An thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

⇒ CHỌN A.

Câu 46:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, Đồng Hới có đỉnh mưa vào tháng 10

⇒ CHỌN B.

Câu 47:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là dãy Đông Triều

⇒ CHỌN D.

Câu 48:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị

⇒ CHỌN D.

Câu 49:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trâu được nuôi nhiều nhất ở tỉnh Nghệ An (cột màu xanh lá cao nhất trong các tỉnh đã cho)

⇒ CHỌN C.

Câu 50:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp Hải Phòng không có ngành chế biến chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều

⇒ CHỌN A.

Câu 51:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, đường số 19 nối Pleiku với Quy nhơn

⇒ Chọn A.

Câu 52:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Hạ Long, quy mô từ 9 đến 40 ngàn tỉ đồng.

⇒ CHỌN B.

Câu 53:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, nhà máy thủy điện Yaly thuộc tỉnh Tây Nguyên

⇒ CHỌN D.

Câu 54:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, trung tâm công nghiệp Rạch Giá có cả ngành cơ khí và ngành đóng tàu

⇒ CHỌN A.

Câu 55:

Dải đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 26 nghìn km2. Biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành dải đồng bằng này nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhở (do các dãy núi ăn ra sát biển chia cắt đồng bằng) (sgk Địa lý 12 trang 33)

⇒ “Ở giữa có nhiều vùng trũng rộng lớn” không phải đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.

⇒ CHỌN C.

Câu 56:

Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc chủ yếu do địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho cư dân sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó người dân ở vùng đồng bằng nước ta có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời, đây là ngành cần nhiều lao động

⇒ CHỌN A.

Câu 57:

Đặc điểm đúng với đô thị hóa nước ta hiện nay là dân số đô thị (dân thành thị) nhỏ hơn số dân nông thôn. Năm 2007, số dân thành thị là 23,37 triệu người còn số dân nông thôn đạt 61,8 triệu người

⇒ CHỌN C.

Câu 58:

Đối với ngành thủy sản nước ta hiện nay, do nguồn lợi thủy sản ven bờ đang ngày càng chú trọng đánh bắt thủy sản xa bờ để vừa giúp khai thác tốt nguồn lợi thủy sản, vừa giúp bảo vệ vùng đất, vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.

⇒ CHỌN C.

Câu 59:

Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển ở nước ta là đường bờ biển dài 3260km, nhiều vũng, vịnh kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, rất thích hợp xây dựng cảng nước sâu và khai thác các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế.

⇒ CHỌN C.

Câu 60:

Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là hệ thống căn cứ để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

⇒ CHỌN A.

Chú ý: các đáp án còn lại là ý nghĩa với bảo về an ninh, chủ quyền vùng biển

Câu 61:

Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là khai thác tổng hợp biển, rừng, khoáng sản (trang 201 SGK Địa lý 12)

⇒ CHỌN B.

Câu 62:

Quan sát biểu đồ ta thấy:

- Tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm mạnh từ 31,8% xuống 15%.

- Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng từ 60,3% lên 73,8%.

- Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 7,9% lên 11,2%

⇒ Nhận xét B: kinh tế nhà nước giảm, kinh tế ngoài nhà nước tăng là nhận xét đúng với biểu đồ đã cho

⇒ CHỌN B.

Câu 63:

Đông Nam Á lục địa có khí hậu chủ yếu là nhiệt đới ẩm gió mùa (SGK Địa lý 11 – tự nhiên Đông Nam Á)

⇒ CHỌN D.

Câu 64:

Áp dụng công thức tính tỉ trọng: Tỉ trọng thành phần = (Giá trị thành phần/ Tổng giá trị) x 100 (%)

⇒ Ta có bảng sau: Tỉ lệ dân thành thị của các nước (%)

Quốc gia In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Phi-lip-pin Thái Lan
Tỉ lệ dân thành thị 54,5 75,3 44,3 51,4

⇒ Như vậy Ma-lai-xi-a có tỉ lệ dân thành thị cao hơn In-đô-nê-xi-a (75,3% > 54,5%)

⇒ CHỌN A.

Câu 65:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm (sgk Địa 12 trang 40)

⇒ CHỌN A.

Câu 66:

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là: tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới (sgk Địa 12 trang 83)

⇒ CHỌN A.

Câu 67:

Chuyên môn hóa sản xuất cây trồng công nghiệp lâu năm ở vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào đất badan màu mỡ ở vùng đồi trước núi (sgk Địa 12 trang 107)

⇒ CHỌN A.

Câu 68:

Chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu do có thế mạnh lâu dài (sản phẩm từ ngành trồng trọt, chăn nuôi), hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

⇒ CHỌN D.

Câu 69:

Giải pháp chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Duyên hải Nam Trung Bộ là thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (sgk Địa 12 trangg 163)

⇒ CHỌN B.

Câu 70:

Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên (sgk Địa 12 trang 170)

⇒ CHỌN C.

Câu 71:

Công nghiệp là ngành tiêu thụ nhiều điện năng cho sản xuất. Công nghiệp Đông Nam Á chưa phát triển mạnh nên sản lượng điện tiêu thụ chưa cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho mức độ tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Đông Nam Á thấp.

⇒ CHỌN B.

Câu 72:

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ. Biểu đồ đường thường dùng để thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của các đối tượng trong nhiều năm ( 4 năm trở lên)

⇒ Biểu đồ đã cho thể hiện: tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam giai đoan 2010 – 2016.

⇒ CHỌN D.

Câu 73:

Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên tai bão lũ hạn hán và giá rét, sương muối xảy ra hằng năm. Đây là khó khăn chủ yếu làm tăng thêm tính bấp bênh cho sản xuất nông nghiệp nước ta.

⇒ CHỌN C.

Câu 74:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển là nhờ chính sách phát triển, nhu cầu về du lịch tăng, (sgk Địa 12 trang 142)

⇒ CHỌN C.

Câu 75:

Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò sữa ở vùng. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng (do đời sống người dân cao, vùng gần ĐBSH có nhu cầu lớn về sữa cũng thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa TDMNBB.

Ví dụ: vùng nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La.

⇒ CHỌN B.

Câu 76:

Việc tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu là tăng trưởng kinh tế nhanh, giải quyết tốt các vấn đề về xã hội và môi trường (sgk Địa 12 trang 153)

Câu 77:

Ở Bắc Trung Bộ, do những hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn, nên cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập kỉ tới (sgk Địa 12 trang 159)

Câu 78:

Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là xây dựng công trình thủy lợi và thay đổi cơ cấu cây trồng.

Ví dụ: Xây dựng các hồ thủy điện Dầu Tiếng, dự án thủy lợi Phước Hòa

⇒ CHỌN C.

Câu 79:

Hạn chế chủ yếu trong sử dựng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn (sgk Địa 12 trang 187).

⇒ CHỌN C.

Câu 80:

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu nhiều năm ( > 3) là biểu đồ miền

⇒ Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 – 2017 là biểu đồ miền

⇒ CHỌN A.

Xem thử Đề thi thử Toán 2024 Xem thử Đề thi thử Văn 2024 Xem thử Đề thi thử Anh 2024 Xem thử Đề thi thử Vật Lí 2024 Xem thử Đề thi thử Hóa 2024 Xem thử Đề thi thử Sinh 2024 Xem thử Đề thi thử Sử 2024 Xem thử Đề thi thử Địa 2024 Xem thử Đề thi thử GDCD 2024

Xem thêm đề thi minh họa năm 2019 các môn học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên