Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (lớp 7 trang 37, 38, 39) - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 trang 37, 38, 39 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (lớp 7 trang 37, 38, 39) - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 37, 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân ta.

- Hồ Chí Mình (1890-1969), là nhà cách mạng và cũng là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông là người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta từng bước thoát khỏi ách nô lệ, dành lại độc lập dân tộc. Thơ văn của Người luôn mang đậm lòng yêu nước, thể hiện ý chí, khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc.

- Kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1946-1954) là một cuộc chiến đầy gian khổ và khốc liệt. Toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang ra sức đấu tranh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản nói về truyền thống quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong thực tiễn đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

 * Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Quảng cáo

Phần 1 đòng vai trò làm phần mở đầu của văn bản.

Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Việc liệt kê các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng đưa ra những dẫn chứng cụ thể về những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta từ xa xưa.

Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Lí lẽ:

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Băng chứng:

+ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…

+ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào… yêu nước, ghét giặc.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Lời kêu gọi mọi người hãy biến lòng yêu nước của mình thành hành động thực tiễn.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về lòng yêu nước.

- Câu văn ở phần 1 kháu quát được nội dung vấn đề nghị luận là: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Phần 1: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta

- Phần 2: Biểu hiện của lòng yêu nước qua các thời kì lịch sử

- Phần 3: Lời kêu gọi biến lòng yêu nước thành hành động thực tiễn của Hồ Chí Minh.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Ý kiến

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiến… yêu nước, ghét giặc.

- Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc… như con đẻ của mình.

- Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào cuộc kháng chiến… nồng nàn yêu nước.

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý giá.

- Có khi được trueng bàu trong tủ kính, bình pha lên, rõ ràng, dễ thấy.

- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Bổn phận của chúng ta làm làm cho những thứ kín đáo ấy được đưa ra trưng bày.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

a) Các dẫn chứng trong bài được sắp xếp theo trình tự thời gian từ trong lịch sử đến trong cuộc kháng chiến hiện đại.

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện sự đa dạng của biểu hiện lòng yêu nước. Không chỉ là các chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên mặt trận mới thể hiện lòng yêu nước, ngay cả những người ở nhà, họ cũng có cách khác thể hiện lòng yêu nước của mình.

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Mục đích chính của văn bản là nhằm kêu gọi mọi người biến tinh thần yêu nước thành hành động cụ thể.

- Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy từ việc chỉ ra tinh thần yêu nước có từ trong lịch sử đến trong kháng chiến hiện đại. Mọi người đều có cách thể hiện lòng yêu nước khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là độc lập dân tộc. Vì vậy, chúng ta cần phải biểu hiện lòng yêu nước của mình bằng hành động thực tế vào công việc kháng chiến.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Qua văn bản này, em học được cách viết bài văn nghị luận là

- Bố cục đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài phải khái quát và nêu rõ vấn đề cần bàn luận

- Thân bài cần đưa ra lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính

- Kết bài cần nêu cảm nhận, khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí, rõ ràng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 ngắn nhất được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên