Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (lớp 7 trang 40, 41, 42) - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 40, 41, 42 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (lớp 7 trang 40, 41, 42) - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Phạm Văn Đồng (1906-2000), quê ở Quảng Ngãi. Là vị thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất. Ông là học trò, cộng sự thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cũng từng giữ nhiều cương vị lạnh đạo chủ chốt trong Đảng. Ông được đánh giá là có nhiều đóng góp trong nhiều lĩnh vực.

- Sưu tầm một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ: Đôi dép Bác Hồ, Bài học về giản dị và tiết kiệm, Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ, Câu chuyện: Chú sang xông nhà cho Bác.

- Trong cuộc sống hàng ngày, em đã gặp một người có lối sống giản dị, đó là bà nội em. Bà nội em có thể coi là người đã sống trong 2 thế kỉ, vì vậy dường như bà vẫn giữ thói quen tiết kiệm, cần mẫn từ ngày xưa đến giờ. Bà ăn mặc rất giản dị, chỉ là chiếc áo bà ba màu hồng hay chiếc áo sơ mi trắng đã nhăn với chiếc quần lụa, vậy là đủ. Bà ngày nào cũng dậy sớm, chăm sóc vường rau của mình mỗi buổi sáng. Bữa cơm bà ăn cũng đạm bạc, không thể thiếu đó là món cà muối theo kiểu ngày xưa, bà bảo trước kia người ta quý món đó lắm. Dù vậy, bà vẫn dành hết sự yêu thương, chăm sóc và sự đầy đủ dành cho con cháu mình. Em rất yêu quý bà nội của mình.

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản bàn luận về đức tính giản dị của Bác Hồ.

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Quảng cáo

 Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Phần 1 nêu vấn đề gián tiếp

- Câu chứa đựng thông tin chính: Rất lạ lùng, rất kì diệu… Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, tuyệt đẹp.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần 2: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Phần 3 nêu lí lẽ và bằng chứng nhằm chứng tỏ tuy Bác Hồ sống giản dị nhưng vẫn hòa đồng với mọi người xung quanh.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tác giả nêu lên sự giản dị trong lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phần 4.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Quảng cáo

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là sự giản dị từ tác phong cho đến lối sống của Bác Hồ trong đời sống hàng ngày.

- Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện trong đời sống và con người của Bác:

+ Đời sống giản dị của Bác

+ Đời sống tâm hồn của Bác

+ Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Trình tự triển khai nội dung từ lí lẽ đến dẫn chứng cụ thể

- Bố cục văn bản gồm 2 phần chính:

+ Phần 1: từ đầu… thanh bạch, tuyệt đẹp.

+ Phần 2: tiếp… hết

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2 là đưa ra lí sẽ, sau đó là dẫn chứng để chứng minh lí lẽ đó.

- Điều làm nên sức thuyết phục của phần này là dẫn chúng đưa ra rất rõ ràng, chi tiết, thể hiện rõ lí lẽ mà tác giả muốn nói đến. Bởi vậy người đọc có thể dễ dàng hiểu ý mà người viết muốn truyền tải.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục người đọc bằng cách lấy ra những dẫn chứng từ những câu nói, bài viết của Bác làm bằng chứng trực tiếp cho lí lẽ được nêu.

Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Theo em, tác giả muốn khẳng định sự giản dị trong lối sống của Bác là triết lí, là chuẩn mực và nó cũng thể hiện được tinh thần cách mạng của Bác qua câu kết: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng”

Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Em hiều đức tính giản dị là lối sống trong sạch, giản dị, không xa hoa, biết đặt những điều quan trọng lên trước và sống hòa nhập, hòa đồng với mọi người xung quanh. Biểu hiện cụ thể cho lối sống đó chính là Bác Hồ - một nhân chứng sống của lối sống giản dị mà chúng ta nên học tập và noi theo. Để rèn luyện được đức tính ấy, em cần phải hiểu về nó và thực hành nó trong cuộc sống thực tiễn. Học tập chăm chỉ, luôn ngay thẳng, trung thực trong mọi việc. Biết giúp đỡ, hòa nhập với mọi người xung quanh. Đặc biệt, em phải tạo cho mình một lối sống có nguyên tắc rõ ràng và thực hiện nó.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 ngắn nhất được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên